Tìm về làng Thủ Sỹ - Nơi lưu giữ nghề đan đó hơn 2 thế kỷ

27/06/2024

Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60 km, xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên mang vẻ đẹp bình dị của một làng quê Bắc Bộ thanh bình, yên ả với những mái ngói thâm nâu cùng nếp nhà ba gian xưa cũ. Đặc biệt hơn, nơi đây còn lưu giữ truyền thống nghề đan đó hơn 200 năm tuổi, góp phần tô điểm thêm cho bức tranh văn hóa của quê hương.

Đan đó Thủ Sỹ vẫn còn đó

Là một nhiếp ảnh gia hiện đang làm việc tại Hà Nội, Nguyễn Hồng Sơn đã ấp ủ dự án ghi lại hình ảnh những làng nghề truyền thống của Việt Nam từ lâu. Mới đây, anh có cơ hội đặt chân đến làng nghề đan đó Thủ Sỹ để tìm hiểu về nghề truyền thống tại gia đình cụ ông Lương Sơn Bạc - người đã dành cả cuộc đời gắn bó với nghề.

Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60 km, xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên mang vẻ đẹp bình dị của một làng quê Bắc Bộ thanh bình, yên ả.

Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60 km, xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên mang vẻ đẹp bình dị của một làng quê Bắc Bộ thanh bình, yên ả.

Làng nghề truyền thống nghề đan đó hơn 200 năm tuổi

Làng nghề truyền thống nghề đan đó hơn 200 năm tuổi

Ngôi nhà cổ của gia đình cụ ông Lương Sơn Bạc - người đã dành cả cuộc đời gắn bó với nghề đan đó.

Ngôi nhà cổ của gia đình cụ ông Lương Sơn Bạc - người đã dành cả cuộc đời gắn bó với nghề đan đó.

“Gần đây, mình muốn chụp ảnh những làng nghề xưa của Việt Nam vì chúng mang đến cho mình cảm giác hoài niệm về tuổi thơ. Mình mong muốn lưu giữ lại những hình ảnh này để góp phần quảng bá làng nghề Việt Nam đến với du khách trong và ngoài nước. Từ đó, các làng nghề có thể phát triển thêm về mảng du lịch, giúp bà con nơi đây có thêm thu nhập và gìn giữ được nghề truyền thống”, Hồng Sơn tâm sự.

Ghé thăm ngôi nhà cổ của gia đình cụ ông Lương Sơn Bạc, chàng nhiếp ảnh gia bắt gặp hình ảnh cụ ông, cụ bà ngồi trước hiên nhà với đôi bàn tay thoăn thoắt đan đó. Tiếng nói chuyện rôm rả, tiếng cười đùa vang vọng hòa quyện cùng tiếng chẻ tre, chẻ nứa tạo nên một bầu không khí ấm áp và thân thương.

Một góc nhìn đan đó từ trên cao

Một góc nhìn đan đó từ trên cao

Người nghệ nhân tỉ mỉ đan đó

Người nghệ nhân tỉ mỉ đan đó

Khoảng sân rộng trước nhà rộn ràng tiếng đan đó, san sát những thân đó, nan tre và những chiếc đó thành phẩm được xếp gọn gàng. Hình ảnh ấy tô điểm cho bức tranh làng quê thêm sức sống và níu giữ những ai đã từng một lần đặt chân đến đây.

Chứng kiến những đôi bàn tay thoăn thoắt, điệu nghệ của các nghệ nhân khi đan đó, Nguyễn Hồng Sơn không khỏi thán phục: “Mình thực sự ấn tượng với hình ảnh các nghệ nhân miệt mài đan đó một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Giữa những câu chuyện tâm tình về đời sống, họ vẫn giữ được niềm vui ban đầu dành cho nghề đan truyền thống này”.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Khung cảnh làng quê bình yên

Khung cảnh làng quê bình yên

Những đôi bàn tay thoăn thoắt, điệu nghệ của các nghệ nhân

Những đôi bàn tay thoăn thoắt, điệu nghệ của các nghệ nhân

Bài liên quan

Từ đôi bàn tay khéo léo đến sản phẩm tinh xảo

Qua chia sẻ của các nghệ nhân, chàng nhiếp ảnh gia được khám phá hành trình đầy tỉ mỉ và kỳ công của nghề đan đó. Để tạo nên những sản phẩm bền đẹp, người nghệ nhân phải lựa chọn nguyên liệu cẩn thận từ tre và nứa già. Ngoài ra, kỹ thuật đan đó cũng đòi hỏi sự khéo léo và phối hợp nhịp nhàng nhiều công đoạn.

Tại gia đình cụ Lương Sơn Bạc, mỗi người đều có vai trò riêng trong việc tạo nên những chiếc đó. Người thì tỉ mẩn chẻ tre, người thì cẩn thận vót nứa, chuẩn bị nguyên liệu cho công đoạn đan. Kỹ thuật đan đó không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ mà để tạo ra sản phẩm tinh tế, bền chặt còn cần cả sự kiên nhẫn, chăm chỉ và tình yêu nghề của người thợ. Mỗi chiếc đó, chiếc rọ hoàn thiện là sự kết tinh những giá trị văn hóa làng nghề và công sức lao động của người dân địa phương.

Empty
Empty
Những sản phẩm làm từ tre, nứa rất được ưa chuộng.

Những sản phẩm làm từ tre, nứa rất được ưa chuộng.

Sản phẩm xuất khẩu đi nước ngoài.

Sản phẩm xuất khẩu đi nước ngoài.

Sau khi chuẩn bị nguyên liệu, các nan tre, nứa được đan bắt đầu từ phần hom miệng đó, tiếp theo là đan cạp, vành miệng và cuối cùng là đan kết thúc đuôi đó. Mỗi công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Sau khi hoàn thiện, những chiếc đó được hong trên gác bếp để tăng thêm độ bền.

Chiếc đó có hình dạng khá đặc trưng: hình bầu dục, đuôi nhọn, miệng nhỏ tròn và nắp miệng là chiếc hom. Để đan loại đó này, người thợ phải sử dụng nan nhỏ để đảm bảo cá không bị lọt và độ bền cho sản phẩm. So với các loại đó nằm, nơm, đăng, đáy, quy trình đan đó này phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn.

Kỹ thuật đan đó đòi hỏi sự khéo léo.

Kỹ thuật đan đó đòi hỏi sự khéo léo.

Người thợ phải sử dụng nan nhỏ để đảm bảo cá không bị lọt và độ bền cho sản phẩm.

Người thợ phải sử dụng nan nhỏ để đảm bảo cá không bị lọt và độ bền cho sản phẩm.

Nói về bộ ảnh làng nghề đan đó ở Hưng Yên, nhiếp ảnh gia Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ: “Mình đã dồn hết tâm huyết vào những bức ảnh này bởi vì từ sâu thẳm bên trong, mình mong muốn những làng nghề truyền thống như thế này sẽ được lưu giữ và phát triển mãi mãi. Vẻ đẹp của những người nghệ nhân miệt mài làm việc, vẻ đẹp của những sản phẩm thủ công tinh xảo là điều rất khó tìm thấy trong cuộc sống hiện đại”.

Empty
Empty
Chiếc đó chứa đựng tình yêu nghề của người thợ.

Chiếc đó chứa đựng tình yêu nghề của người thợ.

Đó “thời đại mới”

Dòng chảy thời gian không ngừng trôi, xã hội ngày càng phát triển, con người cũng dần thay đổi cách thức sinh hoạt và sản xuất. Nhiều ngư cụ truyền thống như đó không còn được sử dụng rộng rãi và bị thay thế bởi những phương pháp đánh bắt hiện đại. Tuy nhiên, tại làng nghề đan đó Thủ Sỹ, những người dân nơi đây đã thổi hồn vào những chiếc đó, biến chúng thành sản phẩm nghệ thuật độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa làng quê.

Từ những chiếc đó bình dị và quen thuộc, người dân Thủ Sỹ đã sáng tạo nên những sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của thị trường. Những chiếc đó được đan tỉ mỉ, tinh tế với nhiều kích thước và kiểu dáng khác nhau trở thành vật trang trí độc đáo cho không gian nội thất nhà hàng, quán cà phê, mang đến một bầu không khí mộc mạc gần gũi với thiên nhiên.

Chiếc xe đạp chở đầy đó.

Chiếc xe đạp chở đầy đó.

Sản phẩm nghệ thuật độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa làng quê.

Sản phẩm nghệ thuật độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa làng quê.

Phương Mai - Nguồn: Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES