Tương lai của ngành du lịch không gian

08/06/2022

Du lịch không gian là một loại hình sở hữu nhiều tiềm năng trong tương lai khi con người bắt đầu hướng đến những vì sao. Tuy nhiên, du khách có thể phải bỏ ra cả một gia sản để hoàn thành điều ước của mình.

Từ khi còn là một đứa trẻ, Ilida Alvarez từng nhiều lần ước mơ bay lên vũ trụ. Tuy nhiên, có hai tác nhân khiến ước mơ của cô khó thành hiện thực: Alvarez sợ độ cao và cô chẳng phải là tỷ phú. Alvarez nghĩ rằng cô sẽ không bao giờ chạm tới những vì sao.

Sau đó, Rafael Landestoy, người chồng luật sư 46 tuổi của cô đã đặt một chuyến du lịch đặc biệt. Họ sẽ ngồi trong một khoang điều áp gắn quả bóng chứa khí heli khổng lồ với sức chứa 10 người. Khoang chứa này sẽ bay lơ lửng ở độ cao 100.000 feet (khoảng 30.000 m). Du khách ngả mình trên chiếc ghế công thái học nhâm nhi rượu sâm panh trong khi ngắm nhìn bầu trời. Để đặt trước chuyến đi, du khách phải cọc trước 500 USD (khoảng 11 triệu VND). Chi phí cho 6-12h bay rơi vào khoảng 50.000 USD (hơn 11 tỷ VND).

"Đây chính là chuyến đi được thiết kế dành riêng cho những người sợ độ cao như tôi", Alvarez nói. Chuyến bay của cô do World View tổ chức, sẽ khởi hành từ Grand Canyon trong năm 2024.

Thế nào là du lịch không gian?

Đầu tiên, độ cao sẽ là yếu tố quan trọng nhất. 60 dặm (khoảng 96 km) trên đầu chúng ta là đường Kármán, ranh giới hàng không được công nhận là bầu khí quyển Trái Đất. Đây là ranh giới được chứng nhận bởi Féderátion Aéronautique Internationale, nơi lưu trữ và cấp phép cho các chuyến du hành vũ trụ toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều tổ chức F.A.A (Cục Hàng không Mỹ) và NASA lại cho rằng khoảng không 50 dặm đã là vũ trụ.

Du lịch vũ trụ là xu hướng của ngành du lịch tương lai.

Du lịch vũ trụ là xu hướng của ngành du lịch tương lai.

Hiện tại, 3 tập đoàn vũ trụ tư nhân do 3 tỷ phú nổi tiếng đã bắt đầu vận hành các chuyến bay dân sự vào vũ trụ. Hãng Virgin Galactic của Branson đưa William Shatner và những vị khách hạng sang vào vũ trụ trên một tên lửa bay cao 53 dặm (khoảng 84 km). Trong khi đó, Jeff Bezos và Elon Musk tổ chức nhiều chuyến bay dân sự lên tới 120 dặm (gần 190 km) ngoài tầng khí quyển.

Ngoài ra, các loại khoang điều áp gắn bóng bay tuy không thể đạt độ cao cần thiết nhưng cung cấp trải nghiệm giống như du lịch vũ trụ. Những thiết bị World View cung cấp chỉ có thể đạt 18-19 dặm (28-30 km). Du khách ngồi trong khoang có thể ngắm nhìn toàn cảnh bề mặt Trái Đất. Đây là trải nghiệm của các phi hành gia chuyên nghiệp khi họ bắt đầu tiến vào quỹ đạo.

Bùng nổ du lịch không gian

Blue Origin và Virgin Galactic đã bắt đầu bán vé cho các chuyến du lịch vũ trụ từ nhiều năm trước. Hai hãng này đã được Cục Hàng không Mỹ (F.A.A) cấp phép. Danh sách khách hàng của họ đạt con số hàng trăm đến hàng nghìn người, mọi người đều kiên nhẫn chờ đến lượt chiêm ngưỡng Trái Đất từ vũ trụ. Trong khi đó, SpaceX rao bán các gói du lịch không gian lên đến 10 triệu USD. Công ty này đang xây dựng thêm nhiều cơ sở mới do chính F.A.A giám sát.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Du khách sẽ sớm chiêm ngưỡng Trái Đất ngoài vũ trụ.

Du khách sẽ sớm chiêm ngưỡng Trái Đất ngoài vũ trụ.

Craig Curran, chủ sở hữu hãng du lịch Deprez Travel ở Rochester, New York là một người có niềm đam mê cuồng nhiệt với ngành du lịch mới mẻ này. Từ năm 2011, anh đã bỏ ra hàng triệu USD để đặt trước một ghế trên chuyến du hành không gian của Virgin Galactic. Hãng du lịch của Craig còn sở hữu một chương trình du lịch không gian mang tên Galactic Experiences by Deprez.Craig Curran bán mọi thứ liên quan đến hàng không vũ trụ như vé xem các buổi phóng tên lửa, những chương trình huấn luyện phi hành gia tự do.

Ông Curran thừa nhận doanh số bán hàng trong lĩnh vực du lịch vũ trụ là “cực kì khó kiếm” và chủ yếu đến từ mạng lưới đồng cấp.

"Những người chịu bỏ ra 450.000 USD (gần 10 tỷ VND) để du hành vũ trụ thì họ không thuộc tầng lớp và môi trường giống như chúng ta", Curran nói.

Tại Deprez Travel, du khách có thể trải nghiệm cảm giác đi du lịch không trọng lực như ngoài vũ trụ. Công ty sử dụng những chiếc máy bay Boeing 727 chuyên dụng rồi bay liên tục theo những vòng cung parabol.

Bên trong khoang điều áp của Blue Origin.

Bên trong khoang điều áp của Blue Origin.

Đối với những du khách sợ độ cao và không chịu được cường độ hoạt động mạnh, các buồng điều áp là phương thức phù hợp nhất. Jane Ponynter, đồng sáng lập Space Perspective cho rằng dịch vụ của họ đảm sự thoải mái cho du khách.

"Các khoang điều áp của chúng tôi di chuyển với tốc độ 12 dặm/h (khoảng 19 km/h), nên du khách có thể thoải mái ngắm nhìn Trái Đất từ trên cao mà không cần trải qua những buổi tập luyện khó chịu", Jane chia sẻ.

Space Perspective sẽ đưa các khoang điều áp lên tàu Spaceship Neptune. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, các chuyến đi dự kiến khởi hành từ Florida vào năm 2024, với chi phí 125.000 USD/người. Con số này thấp hơn giá vé du hành vũ trụ của Blue Origin và Virgin Galactic.

Những vấn đề phát sinh

Các công ty bảo hiểm đón đầu xu thế một cách rất nhanh chóng. Cuối năm 2021, hàng loạt những gói bảo hiểm dành cho khách du lịch di chuyển bằng tàu không gian hoặc khoang điều áp liên tục xuất hiện. Các gói này cung cấp phúc lợi cho những trường hợp tử vong do tai nạn và thương tật vĩnh viễn trong không gian và có giá trị đối với các chuyến bay vũ trụ của các nhà khai thác như SpaceX, Blue Origin và Virgin Galactic, cũng như khi đi khinh khí cầu trên tầng bình lưu.

"Tương lai của du lịch vũ trụ buộc chúng tôi phản ứng ngay lập tức. Tuy nhiên, khách hàng đòi hỏi nhiều quyền lợi cho các gói này mà vẫn chưa ai thực sự muốn mua", Sasha Gainullin đại diện một hãng bảo hiểm chia sẻ. "Hiện tại, tầng lớp tinh hoa mới chọn du lịch vũ trụ và họ đã có sẵn những loại bảo hiểm khác. Nhưng, khi phân khúc khách hàng trở nên phổ biến hơn, đó là lúc chúng tôi vào việc".

Những khách hàng đầu tiên của SpaceX.

Những khách hàng đầu tiên của SpaceX.

Khi ngành công nghiệp du hành vũ trụ phát triển, môi trường sẽ là nạn nhân đầu tiên. Các vụ phóng tên lửa thải ra lượng khí carbon khổng lồ, những chuyến bay bằng khinh khí cầu ở tầng bình lưu cũng tiềm ẩn nguy cơ đáng kể. Chúng gây lãng phí nhiên liệu vì một tàu bay của World View được vận hành bởi hàng nghìn mét khối khí heli.

"Du lịch vũ trụ không thể gây tác động quá lớn đến môi trường bằng du lịch hàng không. Loại hình này vẫn còn một khoảng thời gian dài để thành hình và chi phí vận hành quá lớn, nên lượng khách sẽ trở nên hạn chế", Ted Parson, giáo sư luật môi trường tại Đại học California cho biết.

Anh Thi
RELATED ARTICLES