Tượng “Nàng tiên cá” nổi tiếng ở Đan Mạch lại bị phá hoại

08/07/2020

Tượng “Nàng tiên cá” biểu tượng của Đan Mạch bất ngờ bị vẽ bậy dòng chữ “racist fish” gây sốc cho nhà chức trách lẫn công chúng. Cảnh sát của thành phố Copenhagen, Đan Mạch cho biết đến nay họ vẫn chưa điều tra được thủ phạm

Ngày 3/7 vừa qua, tượng “Nàng tiên cá” - biểu tượng của Đan Mạch bất ngờ lại bị vẽ bậy một lần nữa và bị dán nhiều bức hình kỳ dị lên thân tượng. Cảnh sát của thành phố Copenhagen, Đan Mạch cho biết đến nay, họ chưa xác nhận được ai là thủ phạm nhưng vụ việc đang được điều tra. "Chúng tôi mới chỉ có thể nhận định bức tượng "Nàng tiên cá" đã bị phá hoại thời điểm trước 9 giờ sáng" – phía cảnh sát cho biết.

1

Phía cảnh sát cũng cho biết, các bức tượng khác xung quanh thành phố Copenhagen cũng bị phá hoại bằng hành vi vẽ bậy tương tự với nhiều cụm từ khác nhau. Cư dân thành phố này đã đưa ra rất nhiều chỉ trích về các hành vi phá hoại này và nỗ lực cùng thành phố điều tra vụ việc.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Bức tượng Nàng tiên cá và nhiều bức tượng khác tại Copenhagen đều bị vẽ bậy

Bức tượng Nàng tiên cá và nhiều bức tượng khác tại Copenhagen đều bị vẽ bậy

Tượng "Nàng tiên cá" là món quà Carl Jacobsen - con trai người sáng lập ra hãng bia Carlsberg, dành tặng cho thành phố Copenhagen. Bức tượng do nghệ nhân Edvard Eriksen thực hiện lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích về "Nàng tiên cá" của Hans Christian Andersen. Tính đến nay, bức tượng này đã có tuổi đời 107 năm và là biểu tượng của thành phố Copenhagen cũng như đất nước Đan Mạch yên bình.

Hiện trạng nguyên vẹn của bức tượng

Hiện trạng nguyên vẹn của bức tượng

Dòng chữ “racist fish” có thể hiểu là "cá phân biệt chủng tộc" được viết trên bệ đá của tượng "Nàng tiên cá" trứ danh. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên bức tượng bị phá hoại. Vào năm 1964 và 1998, phần đầu của bức tượng đã từng bị đánh cắp. Bức tượng này xũng nhiều lần bị đổ sơn bởi những người biểu tình quá khích. Gần đây, dòng chữ “tự do cho Hong Kong” cũng được vẽ lên phiến đá ở dưới bức tượng đồng. Sau mỗi lần bị phá hoại, bức tượng đều được thành phố Copenhagen cho sửa chữa, phục hồi nhanh chóng.

3
Empty
Empty
My Tống - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES