Về đây với thu trần gian

14/09/2022

Mùa thu có hai phẩm tính đẹp và buồn. Hai phẩm tính đó bao trùm lên những sáng tác về mùa thu, từ văn chương thơ ca, đến âm nhạc hội hoạ.

Giai đoạn của tân nhạc Việt Nam, những người nghệ sĩ lựa chọn mùa thu với những ái ân làm chủ đề chính nhiều đến nỗi, người ta gọi rằng đó là mùa viết “nhật ký tình yêu bằng âm nhạc".

Mùa thu có hai phẩm tính đẹp và buồn.

Mùa thu có hai phẩm tính đẹp và buồn.

“Tình đầu trong gió mùa người yêu ơi"

Khi nhắc đến âm nhạc, chúng ta thường nói nhiều về những lời ca. Không giống như những loại hình nghệ thuật khác cần một kiến thức nền để có thể hình dung về nó, âm nhạc là thứ dễ cảm nhận và mang tính chủ quan hơn cả. Ngôn từ trong âm nhạc cho thấy những ký ức riêng của người nghệ sĩ, đồng thời cũng chứng minh rằng, một bài hát có thể tồn tại dai dẳng bất chấp những biến thiên lớn của thời cuộc.

Có lẽ, khó có một đô thị nào được những người nhạc sĩ ưu ái nhiều đến thế như Hà Nội, nhất là Hà Nội trong tiết trời thu. Đó là một Hà Nội sang trọng và u uẩn, lịch lãm và phóng khoáng trong lối sống lẫn cả trong cách yêu. Rất nhiều thế hệ nhạc sĩ đã mượn mùa thu Hà Nội để tạo hình cho những câu chuyện tình yêu, từ vu vơ sầu muộn đến tha thiết phong tình.

Nói đến âm nhạc về mùa thu Hà Nội, không thể không nhắc đến Đoàn Chuẩn - nhạc sĩ đã chọn mùa thu làm bối cảnh cho hầu hết ca khúc của mình. Thậm chí, huyền thoại về Đoàn Chuẩn một thời gian dài đã được đồng nhất với huyền thoại Hà Nội hào hoa xưa cũ. Với Đoàn Chuẩn, mùa thu đã là cái cớ để ông trải lòng mình về những mối tình trong cuộc đời, mà nhiều cuộc tình chỉ là tình nghệ sĩ thoảng hương, như rất nhiều mối tình nghệ sĩ của tuổi trẻ thời bấy giờ.

Thu Hà Nội luôn đem đến dư vị về tình yêu khó phai.

Thu Hà Nội luôn đem đến dư vị về tình yêu khó phai.

Thế nhưng mùa thu của Đoàn Chuẩn không chỉ là những cảm xúc lãng đãng mơ hồ, mà đó còn là bối cảnh của những cuộc tình chóng phai nhưng để lại vết thương lòng khó hàn gắn. Nhạc phẩm Gửi gió cho mây ngàn bay được ông viết năm 1952 là một tuyệt tác về mùa thu, về tình yêu, về một không gian Hà Nội xa xưa, những tà áo xanh đi qua cuộc đời người nghệ sĩ, một nỗi buồn mênh mang về cõi đời bất định.

“Gửi gió cho mây ngàn bay/ Gửi phím tơ đồng tìm duyên/ Gửi thêm lá thư màu xanh ái ân/ Về đôi mắt như hồ thu”

Chúng ta dễ dàng bắt bắt gặp trong âm nhạc của Đoàn Chuẩn những hình ảnh, ca từ đẹp mà buồn mang mác lại đầy tính ước lệ về tình yêu tượng trưng như trong thơ Đường. Để khi thả hồn mình vào những ca khúc ấy, tâm tư con người như một tấm mành tơ nhện, khẽ rung lên xao xuyến, bồi hồi trong hơi thở mùa thu dịu ngọt.

Tâm tư bồi hồi trong hơi thở mùa thu dịu ngọt.

Tâm tư bồi hồi trong hơi thở mùa thu dịu ngọt.

Tâm tư bồi hồi trong hơi thở mùa thu dịu ngọt.

Tâm tư bồi hồi trong hơi thở mùa thu dịu ngọt.

“Trời đất kia ngả màu xanh lơ/ Đàn bướm kia đùa vui bên muôn hoa/ Bên những bông hồng đẹp xinh” (Thu quyến rũ). Hay là “Anh gửi mấy cánh hoa về người yêu/ Hoa lan hương màu trắng như duyên em thầm kín/ Trong hương thu màu tím buồn” (Cánh hoa duyên tiền kiếp).

Có một điều đặc biệt nữa, đó là trong những ca khúc rất thu ấy của Đoàn Chuẩn, không có bất cứ một từ nào nhắc đến Hà Nội, nhưng người nghe đều cảm nhận. Dường như, chỉ có mùa thu Hà Nội mới đủ để gợi nên trong ông những cảm hứng tuyệt vời để sáng tác những bài hát đầy chất thu quyến rũ, dạt dào tình yêu như thế.

Với Đoàn Chuẩn, mùa thu có khi là để mong chờ, màu áo xanh mùa thu là màu ông trót yêu, cũng có thể là lúc tình đầu đến trong những cơn gió mùa đầu tiên.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
“Em có nghe, nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé

“Em có nghe, nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé".

“Em có nghe, nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé"

Bên cạnh cái tên Đoàn Chuẩn, thế hệ nhạc sĩ trong nền tân nhạc Việt Nam cũng có rất nhiều người tha thiết và khắc khoải với mùa thu, tình yêu trong mùa thu. Thập niên 60, nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên ra mắt công chúng yêu nhạc ở miền Nam ca khúc Mùa thu cho em khi ông chỉ vừa tròn 20 tuổi. Hơn 60 năm sau, tình khúc ấy vẫn luôn có mặt trong danh sách những ca khúc trữ tình hay nhất về mùa Thu. Cái tinh tế trong nhạc cảm của Ngô Thuỵ Miên là đã nghe được cả tiếng nai vàng hát trong “mưa giăng lá đổ”.

“Em có nghe mùa thu cho ai nức nở/ Em có mơ mơ mùa mắt ướt hoen mi/ Và em có mơ khi mùa thu tới/ Hai chúng ta sẽ cùng chung lối/ Em với anh mơ mùa thu ấy tình ta ngát hương”.

Trong tiếng mưa rả rích của mùa thu, tiếng gió thổi, tiếng lá bay lạo xạo, tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ còn nghe được cả tiếng nai vàng hát, là khúc hát của yêu đương. Đó là khả năng của người nghệ sĩ dễ dàng rung cảm trước thiên nhiên, hay là chính chàng nhạc sĩ kia đang hát khúc yêu đương tỏ tình rồi “đẩy tội” cho con nai vàng ngơ ngác?

Mùa thu gió heo may, nai vàng, mưa bay.

Mùa thu gió heo may, nai vàng, mưa bay.

Bằng những hình ảnh đặc trưng của mùa thu như gió heo may, nai vàng, mưa bay, Ngô Thuỵ Miên đã vẽ nên một chuyện tình mùa thu đặc sắc trong giai điệu dìu dặt, ca từ sâu sắc. Để rồi, Mùa thu cho em đến nay vẫn là một lời tỏ tình, một lời yêu ngầm ý trong thế giới lãng mạn chỉ có hai người. Cái đẹp của tình yêu cũng là lý do chính để tồn tại trên cõi đời này.

Cũng thời gian đó, khoảng năm 1953, nhạc sĩ Cung Tiến mới 18 tuổi khi vào Sài Gòn đã nhớ về Hà Nội mà viết nên bài hát Thu vàng đầy lãng mạn. Khác với xúc cảm gọi dậy mối tình e ấp và tỏ lòng mình với người yêu. Nhạc phẩm của Cung Tiến lại tràn đầy chất tinh khôi, trẻ trung, thanh thoát ở tuổi măng tơ.

“Chiều hôm qua lang thang trên đường/ Hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn hương/ Chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng/ Có mùa Thu về, tơ vàng vương vương”

Mùa thu, mùa rong chơi.

Mùa thu, mùa rong chơi.

Mùa thu, mùa rong chơi.

Mùa thu, mùa rong chơi.

Không chỉ là những câu hát, đây hẳn là một cuộc dạo chơi giữa mùa thu của ngôn từ trong âm nhạc. Cậu học trò mà tâm hồn vừa chớm nở, bắt đầu biết quan sát, biết cảm nhận sâu sắc hơn những vẻ đẹp của đất trời, thiên nhiên, lần đầu tiên đón nhận những cảm xúc tinh khôi, nồng nhiệt, chộn rộn khó tả. Có lẽ, với những người nhạc sĩ, tình yêu đẹp là thứ tình yêu luôn để lại dư âm trong sáng tác nghệ thuật của mình.

Không chỉ có những nghệ sĩ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, hay những nghệ sĩ rời Hà Nội đi mưu sinh ở xứ khác, mà cả những người chưa từng đặt chân đến Hà Nội bao giờ cũng dành cho mùa thu Hà Nội một tình cảm ấm áp rất riêng.

Có phải em mùa thu Hà Nội được nhạc sĩ Trần Quang Lộc sáng tác vào năm 1972, dựa trên lời thơ của tác giả Tô Như Châu, hai người có mối quan hệ thân thiết. Điều đặc biệt là ở thời điểm đó, cả thi sĩ lẫn nhạc sĩ đều chưa một lần đến Hà Nội. Nhưng trong cảm quan của họ, Hà Nội hiện lên với vẻ đẹp lộng lẫy mà lãng mạn.

Hà Nội hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn.

Hà Nội hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn.

Hà Nội hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn.

Hà Nội hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn.

“Có bóng mùa thu thức ta lòng son muộn/ Một ngày về xuôi chân ghé Thăng Long buồn/ Có phải em là mùa thu Hà Nội/ Ngày sang thu anh lót lá em nằm”

Bao thế hệ người nghe đều đồng ý nét tài hoa của Trần Quang Lộc ở ca khúc là sự khéo léo lồng ghép mọi sắc cảnh của thiên nhiên, của trời thu với người con gái, như “trời xa sương tóc bay”, “sương khói môi mềm”, “mưa và mi xanh”. Và hơn cả, là hình ảnh của cô gái đã gắn với cả mùa thu Hà Nội, hoặc ngược lại, trong một câu hát xuyên suốt, cũng là tựa đề: Có phải em là mùa thu Hà Nội? Em ở đây có thể là mùa thu, hoặc cũng có thể là một chủ thể trữ tình nào đó. Nhưng có một điều chúng ta đều nhất trí với nhau rằng, Có phải em là mùa thu Hà Nội khiến chúng ta tha thiết và biết yêu nhau nồng nàn hơn.

“Anh làm mùa thu cho em mơ màng”

Cùng với những cảm thức mùa thu của lứa nhạc sĩ nền tân nhạc và nhạc tiền chiến, âm nhạc Việt Nam đương đại cũng có nhiều cái tên sở hữu các tình khúc về mùa thu Hà Nội với cảm hứng trữ tình mới. Một trong số đó là nhạc sĩ Việt Anh. Mùa thu trong âm nhạc của Việt Anh dường như luôn ám ảnh bởi sự chia ly và tịch liêu của tình yêu.

“Không còn mùa thu, trăng rơi bên thềm/ Không còn lời ru, mơ trên môi mềm/ Em thơ, như mùa xuân đầu, nối dài đêm thâu”

(Không còn mùa thu)

Không còn lời ru, mơ trên môi mềm.

Không còn lời ru, mơ trên môi mềm.

Không còn lời ru, mơ trên môi mềm.

Không còn lời ru, mơ trên môi mềm.

Chúng ta dễ dàng nhận ra một anh dịu dàng và lãng mạn như thu, nên em cứ thả mình mộng mị, phiêu lưu cùng giấc mơ tình yêu say đắm. Anh như lời ru vang vọng và quấn chặt lấy em không rời, từ đó khát vọng được thăng hoa. Tình cảm của anh dành cho em mới hay chân thành và tha thiết biết mấy. Nhưng mấy ai có thể nói trước được rằng tình yêu của mình và người ấy sẽ luôn vững bền, trường cửu. Vì vậy mà câu hát sau đó, “em đi, tiếc gì thu vàng, tiếc gì xuân sang” bỗng chốc mang đến cho người nghe chút ngậm ngùi, xót xa.

Có lẽ, người Việt Nam luôn tìm thấy sự ngọt ngào trong nỗi cay đắng của những mối tình không thành. Đó là những ý niệm trong tình yêu dù đổ vỡ, trắc trở nhưng vẫn đầy nét lãng mạn giữa những “lớp người đổi mới khác xưa”. Mỗi khi đau khổ, say mê hoặc chỉ là vấn vương một nỗi buồn trong tình yêu, dường như chúng ta vẫn cầu xin âm nhạc đem lại cho mình sự yên tĩnh, hài hoà, lắng dịu một cách đầy bản năng. Như biết bao thế hệ người nhạc sĩ đã tìm đến âm nhạc để nói hộ lòng mình.

Sự ngọt ngào trong nỗi cay đắng của những mối tình không thành.

Sự ngọt ngào trong nỗi cay đắng của những mối tình không thành.

Sự ngọt ngào trong nỗi cay đắng của những mối tình không thành.

Sự ngọt ngào trong nỗi cay đắng của những mối tình không thành.

Xin mượn những câu trong bài Đoản khúc thu Hà Nội của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thay cho lời kết: “Bởi vì mùa thu tôi ở lại/ Hà Nội mùa thu, Hà Nội thu/ Hà Nội mùa thu tràn nỗi nhớ/ Không bởi vì em, hay vì em”.

Đôi khi chúng ta chọn ở lại hay yêu một thành phố, chỉ vì một khoảng thời gian nào đó trong năm, hay một mùa khiến chúng ta nhung nhớ và đợi chờ như miếng bánh ngon cất trong tủ bà. Hoặc có đôi khi, chỉ là vì một người tình ta lỡ phải lòng trong cuộc đời này, giống như cách chúng ta vẫn luôn phải lòng mùa thu.

Thư Vũ
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES