Vẻ đẹp nguyên sơ của 3 công viên địa chất toàn cầu ở Việt Nam

20/08/2020

Các công viên địa chất toàn cầu ở Việt Nam đã được UNESCO vinh danh đều hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất địa mạo, văn hóa và đa dạng sinh học của khu vực.

CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG

Năm 2010, Cao nguyên đá Đồng Văn đã được Hội đồng Tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu. Theo đánh giá của GGN, Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ Trái đất, những hiện tượng tự nhiên, cảnh quan đặc sắc, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa.

Cao nguyên đá Đồng Văn nhìn từ trên cao

Cao nguyên đá Đồng Văn nhìn từ trên cao

Nằm ở độ cao trung bình từ 1.000 - 1.600 m so với mực nước biển, Cao nguyên đá Đồng Văn trải rộng qua 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn của tỉnh Hà Giang. Do sự đa dạng địa chất cùng với thay đổi của khí hậu nên quá trình tiến hóa karst đã tạo ra các “vườn đá”, “rừng đá” rất phong phú như: vườn đá Khâu Vai (Mèo Vạc) có các chóp đá hình bông hoa, nụ hoa, nhành hoa muôn hình muôn vẻ; vườn đá Lũng Pù (Mèo Vạc) có các chóp đá, tảng đá, tháp đá hình rồng cuộn, hổ ngồi…; vườn đá Vần Chải (Đồng Văn) có các phiến đá tròn nhẵn xếp gối lên nhau. Tuy nhiên, những dãy núi có dạng kim tự tháp đỉnh nhọn, sườn dốc nối tiếp nhau cao ngất trời mới là phổ biến nhất, tạo cho Cao nguyên đá Đồng Văn một sự uy nghi hùng vĩ.

Empty

Bên cạnh những giá trị về địa chất, địa mạo, cảnh quan…, Cao nguyên đá Đồng Văn còn chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng 17 dân tộc thiểu số như: Mông, Dao, Lô Lô, Tày, Nùng… Người dân vùng cao Đồng Văn sống quyện cùng với đá: dọn đá để dựng nhà, để có đất trồng trọt; khoét đá để tìm dòng nước ngọt… Đá dựng thành tường rào bao quanh làng xóm, đá giữ nước, giữ đất để có ruộng bậc thang, đá dựng thành rừng, thành lũy để bảo vệ biên cương Tổ quốc.

2020-03-03-063334-1-1583287475814215371688

CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU NON NƯỚC CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG

Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng chính thức được USNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào tháng 4/2018 và trở thành Công viên Địa chất Toàn cầu thứ hai tại Việt Nam. Nơi đây là vùng đất hiếm có ở Việt Nam để du khách có thể tìm hiểu lịch sử của Trái đất qua các dấu tích. Các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản…, đặc biệt là các cảnh quan đá vôi là những minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi của Trái đất.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Non nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng

Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện, đánh giá và đề xuất xếp hạng trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo với các dạng địa hình, cảnh quan đá vôi phong phú, đa dạng như các tháp đá, nón, thung lũng, hang động, hệ thống sông hồ, hang ngầm… phản ánh một chu kỳ tiến hóa karst hoàn chỉnh ở vùng nhiệt đới Bắc Việt Nam. Thêm vào đó rất nhiều kiểu loại di sản địa chất khác như hóa thạch cổ sinh, ranh giới giữa các phân vị địa chất, đứt gãy, các loại hình khoáng sản đã hình thành ở vùng đất này.

Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc

Empty

Vùng đất này còn có bề dày văn hóa, lịch sử với hơn 215 di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng, trong đó có 3 khu di tích quốc gia đặc biệt, đó là: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó -nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước năm 1941 lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài; Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo - nơi năm 1944 Đại tướng Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay; Khu di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950. Cùng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước và quốc tế như: hang Pác Bó, suối Lê Nin, thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen, vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén…

Empty
Empty
Empty

CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU ĐẮK NÔNG, tỉnh Đắk Nông

Ngày 7/7 vừa qua, UNESCO đã thông qua quyết định công nhận Công viên Địa chất Đắk Nông là Công viên Địa chất Toàn cầu. Là một phần của cao nguyên M'Nông nên thơ, hùng vĩ, Công viên Địa chất Đắk Nông là nơi hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực.

Trải dài trên diện tích 4.760 km2, bao gồm các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’long và thị xã Gia Nghĩa, Công viên Địa chất Đắk Nông có khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000 m, các miệng núi lửa, thác nước.

Vườn Quốc gia Tà Nùng thuộc Công viên Địa chất Đắk Nông

Vườn Quốc gia Tà Nùng thuộc Công viên Địa chất Đắk Nông

Lịch sử của vùng đất này bắt nguồn từ 140 triệu năm trước, khi nơi đây còn là một phần của đại dương rộng lớn với các dấu tích được tìm thấy như đá trầm tích, hóa thạch cúc đá và các loại hóa thạch khác. Vận động kiến tạo của lớp vỏ trái đất đã khiến khu vực này được nâng lên và xuất hiện núi lửa. Chính hoạt động phun trào núi lửa đã che phủ đến một nửa diện tích khu vực này bởi các lớp dung nham bazan và tạo nên hệ thống hang động, núi lửa độc đáo, đồ sộ nhất khu vực Đông Nam Á. Trong đó đặc biệt đã phát hiện được dấu tích cư trú của người tiền sử từ khoảng 10.000 năm cách ngày nay.

Thác Liêng Nung

Thác Liêng Nung

Empty
Empty

Điều làm tăng giá trị cho Công viên Địa chất Đắk Nông là nó nằm giữa vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa với những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể như: Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Sử thi Ót N'drong, Khu bảo tồn Thiên nhiên Nam Nung, Vườn Quốc gia Tà Đùng, cụm thác Đ’ray Sáp,Trinh Nữ, Gia Long và Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk).

Empty
Empty
Empty
Minh Chi - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES