Vẻ đẹp gothic bí ẩn của nhà thờ cổ Mằng Lăng

24/07/2020

Hai hàng cau rợp bóng dẫn lối đi, những bức tượng nho nhỏ, góc tường sơn màu xám lấm tấm vệt đen màu thời gian… tất cả tạo nên không gian huyền bí và thánh thiện cho Mằng Lăng, một trong những nhà thờ cổ với lối kiến trúc độc đáo ở Phú Yên.

Nằm cách thành phố Tuy Hòa 35 km về phía bắc, nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng năm 1892, do một người Pháp tên Joseph de La Cassagne mà người dân xứ đạo còn gọi bằng tên tiếng Việt là Cổ Xuân, vị linh mục đầu tiên của giáo xứ Mằng Lăng.

Nhà thờ Mằng Lăng tạo ấn tượng bởi phong cách kiến trúc gothic thế kỷ XIX

Nhà thờ Mằng Lăng tạo ấn tượng bởi phong cách kiến trúc gothic thế kỷ XIX

Nhà thờ nằm trong khuôn viên rộng 5.000m² với điểm nhấn mặt tiền được xây dựng theo phong cách kiến trúc gothic, mang đậm chất mỹ thuật Pháp. Hai bên là hai lầu chuông, chính giữa là thập tự giá đã lấm tấm phủ rêu. Hai mặt bên hành lang nhà thờ được thiết kế theo hình búp măng cách điệu đẹp mắt.

Họa tiết mỹ thuật Pháp trang trí trên mặt tiền nhà thờ

Họa tiết mỹ thuật Pháp trang trí trên mặt tiền nhà thờ

Hai mặt bên hành lang nhà thờ được thiết kế theo hình búp măng cách điệu

Hai mặt bên hành lang nhà thờ được thiết kế theo hình búp măng cách điệu

Mặt sau nhà thờ thiết kế hình lăng trụ

Mặt sau nhà thờ thiết kế hình lăng trụ

Toàn bộ nhà thờ được đặt trong không gian thoáng mát, rợp bóng cây xanh và những hàng cây sakê toát lên sự mạnh mẽ. Nhưng khu thánh đường bên trong nhà thờ mới thật sự khiến bạn choáng ngợp với những khung cửa sổ sặc sỡ sắc màu, những bức tường phủ sơn màu nâu vàng và mái trần gỗ bóng mượt treo những chiếc đèn cổ…

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Thánh đường nhà thờ nhìn qua cửa sổ

Thánh đường nhà thờ nhìn qua cửa sổ

Mái vòm ở hành lang trông như những búp măng

Mái vòm ở hành lang trông như những búp măng

Empty
Thánh đường với gam màu mật ong toát lên sự trang trọng

Thánh đường với gam màu mật ong toát lên sự trang trọng

Không gian nhà thờ luôn tĩnh lặng với ba cánh cửa rộng mở để mọi người có thể cầu nguyện. Ngoài ra, du khách có thể tham quan căn hầm độc đáo và phòng truyền thống mang tên Anrê Phú Yên, nơi lưu trữ và triển lãm trang trọng tất cả những tư liệu liên quan đến chân phước Anrê Phú Yên.

Tượng đặt Anrê Phú Yên đặt trong hành lang nhà thờ

Tượng đặt Anrê Phú Yên đặt trong hành lang nhà thờ

Bia đá ghi toàn bộ lịch sử của nhà thờ bằng tiếng Pháp

Bia đá ghi toàn bộ lịch sử của nhà thờ bằng tiếng Pháp

Theo các bậc cao niên ở An Thạch, cách đây hơn 100 năm, khu vực An Thạch rất ít dân cư, phủ kín cây rừng, trong đó có một loại cây mọc rất nhiều, tán phủ rộng, lá cây hình bầu dục, hoa mọc chùm nở ra màu tím hồng gọi là mằng lăng. Hiện dấu vết khu rừng mằng lăng ấy không còn, nhưng ngôi nhà thờ vào thời điểm ấy đã được đặt tên theo loại cây quý này. Thực tế, trong nhà thờ ngày nay còn giữ một bàn gỗ mặt tròn làm bằng gỗ mằng lăng từ thuở vừa xây dựng, có đường kính đến 1,5 m.

Bức tượng Joseph de La Cassagne đặt trước nhà thờ

Bức tượng Joseph de La Cassagne đặt trước nhà thờ

Bình hoa độc đáo được trang trí trên những góc tường

Bình hoa độc đáo được trang trí trên những góc tường

Nhà thờ nhỏ nhưng có khuôn viên thoáng mát rợp cây xanh. Bên ngoài khuôn viên còn có một khu hầm xây dựng rất công phu, phía trên hầm là đồi cỏ xanh mơn mởn làm nổi bật lên những bức tượng điêu khắc tinh xảo.

Lối vào Hang thánh đường

Lối vào Hang thánh đường

Bên trong hầm hay còn gọi “Hang thánh đường” là công trình tái hiện câu chuyện về thánh Anrê, cũng là nơi lưu giữ một số hiện vật quý như: cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên "Phép giảng tám ngày" của linh mục Alexandre de Rhode (còn gọi là cha Đắc Lộ) in năm 1651 tại Rome, Ý; hay bộ bàn ghế mặt tròn làm từ gỗ Mằng Lăng từ thuở vừa xây dựng có đường kính lên đến 1,5 m...

Bên trong hang là những công trình điêu khắc tinh xảo

Bên trong hang là những công trình điêu khắc tinh xảo

Bìa và một trang của quyển giáo lý “Phép giảng 8 ngày” của cha Đắc Lộ

Bìa và một trang của quyển giáo lý “Phép giảng 8 ngày” của cha Đắc Lộ

Đây là cuốn sách in chữ Quốc ngữ đầu tiên của nước ta

Đây là cuốn sách in chữ Quốc ngữ đầu tiên của nước ta

Cuốn sách được in song ngữ bằng tiếng Latin và chữ quốc ngữ sơ khai

Cuốn sách được in song ngữ bằng tiếng Latin và chữ quốc ngữ sơ khai

Du khách tham quan Hang thánh đường

Du khách tham quan Hang thánh đường

Mỗi cuối tuần, Mằng Lăng lại được tiếp thêm sức sống từ các giáo dân tham gia thánh lễ, không gian như được khuấy động bởi tiếng chuông giáo đường, những bài kinh thánh vang vọng khắp bốn bề làm toát nên vẻ đẹp tín ngưỡng có chút bí ẩn của ngôi nhà thờ cổ. Những ngày trong tuần, Mằng Lăng lại ở đó, sừng sững, tôn nghiêm dang tay chào đón từng đợt khách du lịch tìm đến, từng hồi chuông vẫn lan tỏa như lời nguyện cầu phước lành đến với vạn vật. Nếu không theo đạo Công Giáo, du khách vẫn có thể được tham quan, chụp ảnh và cảm nhận vẻ đẹp uy nghiêm, cổ kính của nhà thờ. Đây là một trong những diểm đến không thể bỏ qua ở Phú Yên, bên cạnh Gành Đá Đĩa và Hòn Yến.

Hương Thảo - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES