Vì sao Indonesia dời thủ đô đến khu rừng cách xa hơn 1.000 km?

22/08/2024

Indonesia, cường quốc kinh tế hàng đầu Đông Nam Á, đang thực hiện một quyết định táo bạo: di dời thủ đô từ Jakarta đông đúc, ngập lụt đến Nusantara, một khu rừng nhiệt đới nguyên sơ trên đảo Borneo. Quyết định này không chỉ nhằm giảm tải áp lực lên Jakarta mà còn thể hiện tầm nhìn xây dựng một thủ đô xanh, hiện đại và bền vững.

Khu rừng nguyên sinh trên hòn đảo Borneo, cách thủ đô Jakarta (Indonesia) khoảng 1.200 km, vốn là môi trường quen thuộc với các loài động vật hơn là con người. Tuy nhiên, cảnh quan hoang sơ ở khu vực này đang được chính phủ Indonesia xem là lựa chọn hấp dẫn để thay thế thủ đô Jakarta hiện tại - nơi được dự đoán là siêu đô thị chìm nhanh nhất thế giới, theo Washington Post. Kế hoạch dời đô khỏi Jakarta đã được thảo luận trong nhiều năm ở quốc đảo lớn nhất thế giới Indonesia.

Bài liên quan

Jakarta, thủ đô của Indonesia, từ lâu đã là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của đất nước. Thành phố này đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng kể từ khi Indonesia giành được độc lập vào năm 1945. Tuy nhiên, sự phát triển chóng mặt cũng kéo theo những hệ quả nghiêm trọng. Jakarta đang đối mặt với tình trạng sụt lún đất nghiêm trọng, khiến nhiều khu vực chìm sâu dưới mực nước biển. Các chuyên gia cảnh báo rằng nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, một phần đáng kể của thành phố sẽ biến mất dưới nước trong vài thập kỷ tới.

Indonesia, cường quốc kinh tế hàng đầu Đông Nam Á, đang thực hiện một quyết định táo bạo: di dời thủ đô

Indonesia, cường quốc kinh tế hàng đầu Đông Nam Á, đang thực hiện một quyết định táo bạo: di dời thủ đô

Nghiên cứu của Cơ quan Đánh giá và Ứng dụng Công nghệ Indonesia vào năm 2021 chỉ ra, Jakarta chìm trung bình khoảng 6cm mỗi năm, trở thành một trong những thành phố đang chìm nhanh nhất trên trái đất.

Heri Andreas - nhà khoa học Trái đất tại Viện Công nghệ Bandung - chia sẻ với AFP: “Việc xây dựng đê biển là không thể tránh khỏi vì lũ lụt đã xảy ra nhưng theo thời gian đê biển sẽ chìm xuống và lũ lụt sẽ lại xảy ra. Giải pháp tốt nhất để kiểm soát sụt lún đất là kiểm soát khai thác nước ngầm".

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Năm 2022, Indonesia đã thông qua đạo luật tài trợ và tiến hành kế hoạch di dời thủ đô. Ủy ban phụ trách quy hoạch thủ đô mới cho biết kế hoạch dời đô rất cấp bách do áp lực đáng kể từ “những yếu tố như tình trạng kẹt xe, ô nhiễm môi trường và dân số đông đúc” tại Jakarta và đảo Java.

Jakarta, thủ đô của Indonesia, từ lâu đã là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của đất nước

Jakarta, thủ đô của Indonesia, từ lâu đã là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của đất nước

Theo kế hoạch của ban quản lý, trong vòng 2 thập kỷ tới, Nusantara sẽ trở thành một siêu đô thị mới với dự kiến khoảng 1,9 triệu người sinh sống. Để chuẩn bị cho tương lai đó, khoảng 47 toà chung cư đang được cho xây dựng, 12 toà trong số đó đã sẵn sàng và khánh thành vào tháng trước. Bên cạnh đó, Chính phủ Indonesia cũng dự định chuyển 20.000 công chức từ Jakarta đến Nusantara. Nhóm đầu tiên gồm 12.000 nhân viên đến từ 38 bộ sẽ thực hiện việc chuyển dời vào cuối tháng 12 năm nay.

Trong “Báo cáo Thành tích năm 2023” của Ban quản lý thủ đô Nusantara, Tổng thống Jokowi nhấn mạnh thủ đô mới là một phần “chiến lược lớn của Indonesia” tầm nhìn vàng 2045 nhằm biến Indonesia thành một quốc gia phát triển vào năm 2045, nhân kỷ niệm 100 năm quốc khánh.

"Nusantara, thủ đô tương lai của Indonesia, được kỳ vọng sẽ là một thành phố xanh, hiện đại và bền vững. Kế hoạch phát triển của thành phố đặt mục tiêu xây dựng một môi trường sống lý tưởng, với hệ thống giao thông công cộng phát triển, không gian xanh rộng lớn và các tòa nhà thông minh. Tuy nhiên, việc xây dựng một thành phố mới trên diện tích lớn đòi hỏi phải khai thác rừng nguyên sinh, gây ra nhiều tranh cãi về tác động đến môi trường. Các nhà bảo vệ môi trường lo ngại rằng Nusantara sẽ lặp lại sai lầm của Jakarta và trở thành một “con quái vật bê tông” mới.

Thủ đô mới cách thủ đô Jakarta (Indonesia) khoảng 1.200 km, vốn là môi trường quen thuộc với các loài động vật hơn là con người

Thủ đô mới cách thủ đô Jakarta (Indonesia) khoảng 1.200 km, vốn là môi trường quen thuộc với các loài động vật hơn là con người

Indonesia cũng có những mục tiêu đầy tham vọng khác. Đến năm 2035, Nusantara đặt mục tiêu đạt tỷ lệ nghèo đói 0%. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), vào năm 2022, gần 1/10 người Indonesia sống trong cảnh nghèo đói. Đến năm 2045, thành phố này cũng nhắm mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng không.

Ngoài Indonesia, một vài quốc gia cũng đã xây dựng thủ đô mới trong thế kỷ qua. Vào năm 1960, Brazil đã khánh thành thủ đô Brasília - thành phố có kiến trúc hiện đại - được xây dựng trên một cao nguyên hoang dã.

Gần đây hơn, Ai Cập bắt đầu xây dựng thủ đô mới để thay thế Cairo. Đối mặt với các vấn đề về mật độ đô thị, ô nhiễm và ùn tắc giao thông, quốc gia này sẽ xây dựng thủ đô mới - hiện được gọi là Thủ đô Hành chính mới - về phía đông Cairo.

Khánh Linh - Nguồn: CNN News
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES