Nghiên cứu Xu hướng Du lịch Toàn cầu (GTI) 2023 của Visa cung cấp thông tin mới nhất về hành vi du lịch của khách du lịch, giúp các công ty và tổ chức trong ngành du lịch, lữ hành, và cả du khách nắm bắt những xu hướng thay đổi trong du lịch Việt Nam.
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào, đã nhấn mạnh vai trò của nghiên cứu này trong việc hỗ trợ đối tác tại Việt Nam và toàn cầu xây dựng các chiến lược phù hợp với các thay đổi trong thói quen du lịch nhưng vẫn thể hiện sự độc đáo của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy mục tiêu của Visa về một xã hội không tiền mặt.
Theo Nghiên cứu GTI 2023, Thế hệ Z và các gia đình có trẻ em là các nhóm đối tượng chính góp phần làm nên sự bùng nổ du lịch trong nước tại Việt Nam. Các gia đình có con nhỏ và thế hệ Silver (tức trên 60 tuổi) là nhóm đi du lịch giải trí nhiều nhất, trung bình 2,4 chuyến trong 12 tháng qua.
Không chỉ tham quan các điểm đến đã được lên kế hoạch, du khách đang chú trọng nhiều đến các chuyến du lịch mang tính trải nghiệm và giải trí. Các động lực du lịch chính gồm thư giãn (68%), mua sắm tiêu dùng (43%) và khám phá hoặc thử một điều mới mẻ (43%). Du lịch đến một đất nước là cách để khám phá văn hóa và trải nghiệm phiêu lưu, do đó du khách có xu hướng lựa chọn những trải nghiệm du lịch được cá nhân hóa, hòa mình vào phong tục, truyền thống và ẩm thực địa phương.
Đặc biệt, du khách ngày càng quan tâm đến môi trường và bền vững, với một phần lớn ủng hộ các lựa chọn du lịch bền vững. Cụ thể, 73% người được khảo sát cho biết họ quan tâm hoặc rất quan tâm đến các lựa chọn du lịch bền vững, trong khi 50% ứng viên trả lời đã tích cực tìm kiếm các lựa chọn này khi lên kế hoạch cho chuyến đi của mình. Với số lượng khách du lịch tìm kiếm các lựa chọn thân thiện với môi trường ngày càng tăng, ngành du lịch đang chứng kiến sự thay đổi theo hướng thực hành du lịch xanh hơn, hỗ trợ cộng đồng địa phương và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Với tầng lớp trung lưu và thu nhập tăng, người tiêu dùng Việt đang có nhiều chuyến đi trong nước và quốc tế hơn để tìm kiếm trải nghiệm và kết nối. Người tiêu dùng Việt Nam ưa thích thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, để tạo trải nghiệm du lịch thuận tiện.
Nghiên cứu cũng cho thấy khách du lịch mong đợi giao dịch liền mạch và các biện pháp bảo mật tối ưu, chứng minh tầm quan trọng của niềm tin vào các giao dịch tài chính khi khám phá những chân trời mới. Khách du lịch cũng sử dụng ví điện tử để thực hiện thanh toán, điều này cho thấy sự chuyển đổi đang diễn ra trong cách mọi người thanh toán trong du lịch.
Phần lớn những người được khảo sát (97%) trong Nghiên cứu GTI 2023 cho biết họ ưu tiên các tùy chọn thanh toán không dùng tiền mặt (92% chọn thẻ tín dụng và 87% chọn thẻ ghi nợ) trong các chuyến đi, tinh giản hóa các giao dịch và nâng cao trải nghiệm du lịch nói chung. 64% cho biết họ đã dùng ví điện tử, cho thấy việc dễ sử dụng, tính bảo mật và độ phủ chấp nhận rộng rãi đang thu hút khách du lịch sử dụng phương thức thanh toán này. Sự phổ biến của ví điện tử báo hiệu sự chuyển dịch hướng tới một hệ sinh thái thanh toán được thúc đẩy bởi công nghệ và có tính kết nối cao.
Tương lai của ngành du lịch Việt Nam hứa hẹn bền vững và đầy triển vọng, với sự hỗ trợ của thanh toán không tiền mặt, giúp mang lại trải nghiệm thuận lợi và an toàn cho khách du lịch và phát triển ngành du lịch tổng thể.
Các gia đình có con nhỏ và thế hệ Silver đi du lịch trung bình 2,4 chuyến trong 12 tháng qua.
73% người được khảo sát cho biết họ quan tâm hoặc rất quan tâm đến các lựa chọn du lịch bền vững.
1/5 người được khảo sát cho biết gặp gỡ, kết nối với bạn bè và gia đình là động lực du lịch trong 12 tháng tới.
Khách du lịch ưa chuộng các giao dịch thanh toán liền mạch và các biện pháp bảo mật tối ưu…