Vũ điệu khắc trên kính nhà ga New York

28/09/2021

Vào một buổi chiều nắng gắt cuối tháng Tám, một đội công nhân xây dựng xuất hiện tại dãy hành lang nối liền Quảng trường Thời đại và nhà ga Trung tâm Grand - hai trạm dừng duy nhất của tàu con thoi Đường 42 trứ danh. Tại đó, ngay bên dưới đường phố nhộn nhịp của New York, họ để lại hơn hai mươi bức tranh khảm bằng thuỷ tinh nhảy múa dọc theo bức tường của ga tàu điện ngầm.

Thứ Sáu ngày 10/9, chương trình MTA Arts & Design của Cơ quan Giao thông Vận tải Metropolitan đã chính thức ra mắt tác phẩm "Every One" - một trong ba bộ tác phẩm trong dự án nghệ thuật tranh khảm của nghệ sĩ Nick Cave. Hai tác phẩm còn lại - "Each One" ở lối vào tàu con thoi và "Equal All" trên bức tường trung tâm nhà ga - sẽ được tiến hành lắp đặt vào năm tới. Ngân sách 1,8 triệu USD cho dự án này được chi trả bởi M.T.A. Arts & Design, đây cũng là một phần của dự án tái kiến thiết và cấu hình lại tuyến đường của tàu con thoi Đường 42 có với tổng chi phí hơn 250 triệu USD.

Một công nhân của M.T.A. chụp ảnh các bức tranh khảm trên tường của nghệ sĩ Nick Cave - Ảnh: Sinna Nasseri/NYT

Một công nhân của M.T.A. chụp ảnh các bức tranh khảm trên tường của nghệ sĩ Nick Cave - Ảnh: Sinna Nasseri/NYT

Nghệ sĩ điêu khắc, vũ công và nghệ sĩ trình diễn người Mỹ Nick Cave - tác giả của bộ tranh khảm Every One - đã từng được công chúng biết đến qua các buổi trình diễn Soundsuits hồi tháng 9 năm 2010. Soundsuits có nghĩa là những bộ trang phục âm thanh, chúng có tên như thế vì âm thanh phát ra khi người mặc di chuyển. Đó là những bộ quần áo thường dùng trong nghi lễ tôn giáo truyền thống ở châu Phi, Caribe và Haiti, nhưng đã được Cave biến tấu khác lạ bằng các vật liệu như cành cây, dây kim loại, vải thô, và thậm chí cả tóc người. Nick Cave cũng không phải một cái tên xa lạ khi nhắc tới sản phẩm nghệ thuật được biểu diễn tại các trạm ga tàu của Hoa Kỳ. Vào đầu tháng 4 năm 2013, anh từng tổ chức một buổi trình diễn gồm 30 vũ công mặc những bộ Soundsuits được thiết kế giống ngựa tại sảnh Vanderbilt của Nhà ga Trung tâm Grand.

Cave đứng trước với một trong những bức tranh khảm trên kính - Ảnh: Cheryl Hageman/ M.T.A. Art & Design

Cave đứng trước với một trong những bức tranh khảm trên kính - Ảnh: Cheryl Hageman/ M.T.A. Art & Design

Nhìn vào các tác phẩm của anh là hiểu ngay Cave có một nền tảng văn hóa và giáo dục nghệ thuật hết sức đa dạng. Những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, nghi lễ, văn hóa, thời trang là một phần quan trọng luôn luôn hiện diện trong tác phẩm anh. Với Soundsuits, anh nghĩ chúng giúp người ta thành vô danh, vô diện, vượt thoát khỏi sự ràng buộc của chính trị, tôn giáo, chủng tộc hay giới tính, bước vào lãnh địa của giấc mơ và những điều kỳ lạ. Còn với Every One, Cave không dùng người thật để biểu diễn Soundsuits nữa, mà anh biến chúng thành những vũ điệu khắc trên kính, với những hình ảnh các vũ công khoác áo nhảy múa dọc bức tường.

Dọc theo dãy hành lang mới xây, các bức vẽ trông như đang nhảy múa và xoay tròn theo điệu nhạc trong bộ Soundsuits khảm trên tường (Ảnh: M.T.A. Art & Design/Trent Reeves)

Dọc theo dãy hành lang mới xây, các bức vẽ trông như đang nhảy múa và xoay tròn theo điệu nhạc trong bộ Soundsuits khảm trên tường (Ảnh: M.T.A. Art & Design/Trent Reeves)

Ảnh: Scott Lynch/Gothamist

Ảnh: Scott Lynch/Gothamist

Ảnh: Scott Lynch/Gothamist

Ảnh: Scott Lynch/Gothamist

Ảnh: Scott Lynch/Gothamist

Ảnh: Scott Lynch/Gothamist

Ảnh: Sinna Nasseri/NYT

Ảnh: Sinna Nasseri/NYT

Trong một cuộc phỏng vấn ở studio tại Chicago, Cave chia sẻ, "Nó gần giống như ta đang xem một đoạn phim. Khi di chuyển từng bước, từ trái sang phải, bạn sẽ thấy chúng đang chuyển động".

Kể từ khi được chọn làm nghệ sĩ trình diễn cho dự án ở ga tàu điện ngầm vào tháng 2 năm 2018, Nick Cave đã luôn băn khoăn tự hỏi: Làm thế nào mà một bộ Soundsuit cần được di chuyển liên tục có thể trở thành một bức tranh khảm tĩnh mịch trên tường? Và anh thở phào khi tìm ra câu trả lời: sự liền mạch.

Khi Cave đến New York để xem dự án Every One vào đầu tháng 8, anh đã nói, "Tôi cảm thấy mình như đang đứng giữa buổi biểu diễn, được ngắm nhìn cận cảnh và thấy như nó dành riêng cho chính mình. Một thứ cảm giác vừa vội vàng vừa khác biệt, khi từng bước chuyển động của tranh vẽ và sự liền mạch của mặt kính cộng hưởng với nhau".

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Anh nói thêm, "Quan trọng là mình có thể dùng nghệ thuật để gợi nhớ đến những điều khác, để kết nối với một thứ gì đó. Ví dụ, ở một bức tranh khảm trên dãy hành lang này, có một đôi giày thể thao. Và chi tiết đó mang tác phẩm đến với thành thị này, nó hiện diện ở đây, ngay bây giờ".

Ảnh: Sinna Nasseri/NYT

Ảnh: Sinna Nasseri/NYT

Từ bên dưới chiếc áo choàng màu hồng bằng sợi cọ raffia được khảm thủ công một cách tỉ mỉ từ các mảnh thuỷ tinh, lộ ra một đôi giày thể thao hiện đại với màu đỏ cá hồi, màu trắng và màu nâu hạt dẻ. Cave thích nghệ thuật thị giác được biểu diễn ở đây: Hình ảnh đôi khi tượng hình, đôi khi lại trừu tượng. "Có lúc ta nhận dạng được nó, có lúc không" - anh nói, "Nhưng đó mới chính là vẻ đẹp của tác phẩm này".

Cave đã tạo ra các bức tranh dựa trên bức ảnh chụp Soundsuits khi đang được trình diễn của nhiếp ảnh gia James Prinz, và khảm chúng lên kính. Sau khi hoàn thành bản thiết kế cho Everyone vào đầu năm 2020, anh đã chọn Công ty Thiết kế và Sản xuất Kính màu Franz Mayer of Munich từ danh sách được M.T.A. Arts & Design cung cấp, và cùng nhau, họ đã biến một bản vẽ trên giấy thành những bức tranh khảm đầy sắc màu.

Giám đốc Điều hành của Franz Mayer of Munich, Michael Mayer, cảm thán rằng, "Các nghệ sĩ ấy à, họ là những người có phép thuật".

Empty
Hai bức ảnh được nhiếp ảnh gia Sinna Nasseri ghép lại từ các bức ảnh nhỏ để lấy được toàn cảnh bức tranh khảm - Ảnh: Sinna Nasseri/NYT

Hai bức ảnh được nhiếp ảnh gia Sinna Nasseri ghép lại từ các bức ảnh nhỏ để lấy được toàn cảnh bức tranh khảm - Ảnh: Sinna Nasseri/NYT

Và những nhà chế tạo đã in bản thiết kế theo tỷ lệ tương ứng, đặt chúng lên bàn và bắt tay vào làm việc. Tác phẩm tranh khảm của Cave được thực hiện theo phương pháp ghép ảnh thực, có nghĩa là các mảnh thuỷ tinh sẽ được nạm trực tiếp lên tấm nền lưới, thay vì tạo ra các thiết kế phản chiếu ngược như những hình ảnh trong gương. "Viên đá nào sẽ được khảm tiếp theo, để tạo ra một vũ điệu độc nhất vô nhị?" - Michael nói khi nhắc về quá trình thực hiện. Nhóm của ông đã cắt nhỏ các mảnh thuỷ tinh, gắn chúng vào các mắt lưới lót bên dưới, sau đó khảm dần dần lên tường. Tác phẩm hoàn thiện có kích thước khoảng 43,5 m ở một mặt tường và 54,5 m ở mặt bên kia, ở giữa là 11 chiếc màn hình kỹ thuật số. Cứ mỗi 15 phút, những màn hình này lại phát video về các vũ công biểu diễn trong trang phục Soundsuits.

Mặc dù đây là lần đầu tiên Nick Cave thực hiện một sản phẩm tranh khảm, nhưng anh rất muốn có cơ hội được sử dụng phong cách này lại lần nữa. Cave nói, "Tôi đang nghĩ đến chuyện tạo ra một tác phẩm điêu khắc bằng tranh khảm, không chỉ là gắn trên tường, mà nó tồn tại lập thể trong không gian, và bạn có thể đi xung quanh để ngắm nghía nó. Đúng vậy, tôi đã suy nghĩ về điều này ngay từ giây phút bước chân vào dãy hành lang đó".

Ảnh: Scott Lynch/Gothamist

Ảnh: Scott Lynch/Gothamist

Ảnh: Sinna Nasseri/NYT

Ảnh: Sinna Nasseri/NYT

Sandra Bloodworth, Giám đốc lâu năm của M.T.A. Arts & Design, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn tại Công viên Bryant Park, "Cave là một nghệ sĩ rất kết nối với cộng đồng và cũng kết nối với cảm xúc của mọi người. Và khi trở lại với nhịp sống bình thường, mọi thứ bắt đầu quay về với quỹ đạo và thành phố hồi sinh, chúng tôi được chiêm ngưỡng tác phẩm của một nghệ sĩ như vậy, đây là thời điểm hoàn hảo".

Cave nói rằng Everyone là tác phẩm về sự chuyển động. Các vũ công thuỷ tinh trong trang phục Soundsuits bằng sợi cọ raffia và lông thú phản ảnh cuộc sống hối hả, nhộp nhịp của hơn 100.000 con người mỗi ngày bắt chuyến tàu con thoi Đường 42 trước khi đại dịch diễn ra - như vậy là mỗi giờ, từng có đến 10.00 người xuất hiện để đi tàu.

Một công nhân của M.T.A. đang chụp ảnh bức tranh khảm - Ảnh: Sinna Nasseri/NYT

Một công nhân của M.T.A. đang chụp ảnh bức tranh khảm - Ảnh: Sinna Nasseri/NYT

Một công nhân đang mài nhẵn các cạnh của bức tranh khảm - Ảnh: Sinna Nasseri/NYT

Một công nhân đang mài nhẵn các cạnh của bức tranh khảm - Ảnh: Sinna Nasseri/NYT

Ảnh: Sinna Nasseri/NYT

Ảnh: Sinna Nasseri/NYT

Vào ngày cuối tháng Tám đó, sự chuyển động khảm trên bức tường dường như ăn khớp với chuyển động đang thật sự diễn ra ở dãy hành lang: một người đàn ông đội mũ bảo hộ đang cầm máy cắt bằng tia nước, cắt qua phiến đá; một người khác cẩn thận đánh bóng bức tranh khảm mới hoàn thành bằng nước rửa kính và miếng bùi nhùi kim loại. Mồ hôi chảy ròng và những người công nhân bận rộn lao động xung quanh, tiếp tục khảm lên tường những bức tranh mới.

"Chúng ta không chỉ là khán giả" - Cave nói, "Mà chúng ta cũng là một phần của màn trình diễn".

An - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES