Núi lửa Hawaii
Quần đảo Hawaii nổi tiếng chắc chắn nằm trong danh sách điểm đến mơ ước của nhiều người. Hàng cọ xanh ngát, nước biển trong vắt, ngắm hoàng hôn hùng vĩ và nhâm nhi trái cây nhiệt đới có lẽ là một viễn cảnh thiên đường nhưng ít ai biết rằng đi bộ trên một ngọn núi lửa Hawaii – một hoạt động phổ biến của du khách, lại không hề an toàn.
Rất nhiều người đã chết trên những tuyến đường này do hơi nóng và khói dung nham hoặc những tình huống tương tự. Ngoài ra, núi lửa phun trào, động đất, sóng thần và bão cũng sẽ biến thiên đường nhiệt đới này thành địa ngục trong nháy mắt nếu du khách không cẩn thận.
Đèo Tử Thần, Bolivia
Chỉ cần nhìn những bức ảnh của con đèo này cũng có thể hiểu vì sao mỗi năm có đến 300 du khách chết tại đây. Trên thế giới có lẽ không còn con đường nào nguy hiểm hơn con đèo dài 69 km này. Hiện tại, tuyến đường này chỉ dành cho xe đạp và người đi bộ bởi độ hẹp và những khúc cua hiểm hóc không dành cho phương tiện lớn có tốc độ cao như ô tô và và xe máy.
Đường đi xuống của đèo Tử Thần thường có sương mù, mua lớn, lở đất và nguy hiểm nhất là 600 m dốc rơi tự do. Trước năm 2006, đây là con đường duy nhất từ La Paz đến Coroico, nhưng ngày nay đã có một đường khác an toàn hơn dành cho cả ô tô và xe máy nên đèo Tử Thần giờ đây chỉ dành cho những du khách đam mê du lịch mạo hiểm.
Đỉnh Everest, Nepal
Được coi như nóc nhà thế giới, Everest là mục tiêu chinh phục của vô vàn những người đam mê leo núi. Tuy nhiên, vì cao hơn 8.800m, khí hậu trên vùng núi vô cùng khắc nghiệt và khó lường.
Hơn 300 người đã chết trên đường chinh phục Everest và vô số những cảnh báo về thất bại nhưng hàng trăm người vẫn tin rằng mình có thể chiến thắng mẹ thiên nhiên.
Rio de Jainero, Brazil
Nhiều thành phố của Brazil nằm trong danh sách những nơi nguy hiểm nhất thế giới nhưng điều đó không làm chùn bước những du khách thích khám phá. Tỉ lệ tội phạm từ bạo lực, cướp giật cho đến bắt cóc, giết người đều cao ở nhiều khu vực của Rio de Jainero hay những bờ biển du lịch khác.
Tại đây, cả cảnh sát lẫn trùm ma túy đều có thể bị bắn trên đường giữa thanh thiên bạch nhật. Đáng tiếc là cảnh đẹp nơi đây không bù đắp được khả năng cao trúng tên bay đạn lạc nên ngành du lịch Brazil vẫn phát triển khó khăn.
Miệng hố gAs Darvaza, Turkmenistan
Điểm đến độc đáo này còn được gọi là Cửa Địa Ngục vì thực ra đấy là một mỏ khí gas dưới lòng đất. Vào năm 1971, các nhà khoa học đã cố tình phóng hỏa tiêu hủy chỗ này để chặn khí methane tràn ra và phát nổ. Từ đó đến nay, hố gas này vẫn liên tục cháy âm ỉ và khách du lịch đến tham quan hàng năm để được chụp những bức ảnh có một không hai với ngọn lửa địa ngục này.