7 sắc cầu vồng ở làng bè An Giang

17/01/2024

Xuôi về ngã ba sông Châu Đốc, du khách được phóng tầm mắt vào 7 sắc cầu vồng của làng bè An Giang - cung đường thủy rực rỡ, độc đáo nhất miền Tây. Biểu tượng minh chứng một thời kỳ “vàng son” của ngành chăn nuôi cá tra, cá ba sa ở ngã ba sông Châu Đốc.

Làng bè Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang với hơn 161 lồng bè nuôi cá trải dài gần 1 km được sơn đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím, tạo ra cung đường thủy rực rỡ màu sắc độc đáo nhất miền Tây. Công trình nằm ở khu vực ngã ba sông Châu Đốc, thuộc thị trấn Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Mỗi nhà bè, vèo nuôi cá được sơn một màu, lần lượt theo thứ tự.

Đây là dự án sắc màu hóa làng cá bè ở khu vực ngã ba sông Châu Đốc do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang thực hiện, tạo điểm nhấn mới cho sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngay ngã ba sông Châu Đốc, làng bè cá sơn màu rực rỡ là một trong những điểm nhấn của du lịch An Giang, nơi du khách hòa vào cuộc sống miền sông nước đặc trưng miền Tây Nam Bộ

Ngay ngã ba sông Châu Đốc, làng bè cá sơn màu rực rỡ là một trong những điểm nhấn của du lịch An Giang, nơi du khách hòa vào cuộc sống miền sông nước đặc trưng miền Tây Nam Bộ

Những căn nhà nổi trên mặt nước được xem là nét đặc trưng của miền Tây sông nước

Những căn nhà nổi trên mặt nước được xem là nét đặc trưng của miền Tây sông nước

Nằm giữa dòng sông hiền hòa, thơ mộng, làng bè Châu Đốc từ lâu đã trở thành nét đặc trưng của miền biên giới An Giang. Biểu tượng minh chứng một thời kỳ “vàng son” của ngành chăn nuôi cá tra, cá ba sa ở ngã ba sông Châu Đốc.

Ông Lê Trung Hiếu - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang chia sẻ: "Làng bè đã bắt đầu hoàn thiện khoảng hơn 70% số lượng bè đặt ra ban đầu, mục tiêu thiết kế làng bè sắc màu để thu hút thêm không gian với khách du lịch. Sau khi sắc màu thay áo cho làng bè, lượng khách tham quan tương đối nhiều. Chủ các làng bè từ việc chăn nuôi bắt đầu chuyển sang làm dịch vụ du lịch trên làng bè đó. Ví dụ, tổ chức nhà hàng ăn uống, cà phê trên làng bè để du khách vừa trải nghiệm, vừa thưởng thức đặc sản của người chăn nuôi tại làng bè đó. Đồng thời, mua sắm quà lưu niệm của đồng bào dân tộc Chăm mang về. Sắp tới khi hoàn thiện xong, dự kiến lượng khách du lịch đến An Giang và vào thăm làng bè sẽ đông hơn".

Cung đường thủy này có chiều dài hơn 1km, được sơn phủ đủ màu sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím... trên toàn bộ 161 bè, vèo nuôi các loại cá nước ngọt nổi tiếng ở An Giang

Cung đường thủy này có chiều dài hơn 1km, được sơn phủ đủ màu sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím... trên toàn bộ 161 bè, vèo nuôi các loại cá nước ngọt nổi tiếng ở An Giang

Vị trí của làng cá bè nằm trên tuyến tham quan tìm hiểu, trải nghiệm đời sống sông nước và văn hóa cộng đồng người Chăm An Giang

Vị trí của làng cá bè nằm trên tuyến tham quan tìm hiểu, trải nghiệm đời sống sông nước và văn hóa cộng đồng người Chăm An Giang

Thời gian trước đó, một số hộ nuôi cá ở làng bè Châu Đốc đã làm dịch vụ du lịch, tuy nhiên số lượng còn hạn chế. Sau khi đi vào thực hiện khoác áo mới, địa phương vận động người dân đón khách tham quan, bổ sung dịch vụ ăn uống, cho mọi người trải nghiệm nuôi cá trên sông. Đồng thời tìm hiểu cuộc sống trên bè của người dân miền sông nước, thưởng thức món ăn đặc trưng của tỉnh An Giang... Ngoài ra, du khách có thể kết hợp tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Chăm, xem dệt thổ cẩm, tham quan các thánh đường Hồi giáo, thưởng thức những món bánh dân gian, mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ...

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Ở trong mỗi căn nhà sẽ có bè nuôi cá được làm bằng gỗ sao với phần đáy sâu 5 m. Xung quanh được bọc lại bằng lưới sắt. Phương tiện di chuyển chính của người dân làng bè là ghe và thuyền. Những ngôi nhà xếp liền kề nhau với nét kiến trúc tương đồng. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội được người dân giới thiệu về quy trình nuôi cá trên sông, trải nghiệm cho cá ăn tại bè. Khi mồi được thả xuống, hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn chú cá sẽ ngoi lên và đớp mồi khiến nước văng tung tóe. Quả thực là cảnh tượng thú vị.

Sau khi đi vào thực hiện khoác áo mới, địa phương vận động người dân đón khách tham quan, bổ sung dịch vụ ăn uống, cho mọi người trải nghiệm nuôi cá trên sông

Sau khi đi vào thực hiện khoác áo mới, địa phương vận động người dân đón khách tham quan, bổ sung dịch vụ ăn uống, cho mọi người trải nghiệm nuôi cá trên sông

Anh Nguyễn Hữu Nghĩa - chủ trại bè cá đời thứ ba ở làng bè Châu Đốc

Anh Nguyễn Hữu Nghĩa - chủ trại bè cá đời thứ ba ở làng bè Châu Đốc

Ở trong mỗi căn nhà sẽ có bè nuôi cá được làm bằng gỗ sao với phần đáy sâu 5 m. Xung quanh được bọc lại bằng lưới sắt. Trong ảnh là lúc nhiều chú cá ngoi lên đớp mồi

Ở trong mỗi căn nhà sẽ có bè nuôi cá được làm bằng gỗ sao với phần đáy sâu 5 m. Xung quanh được bọc lại bằng lưới sắt. Trong ảnh là lúc nhiều chú cá ngoi lên đớp mồi

Anh Nguyễn Hữu Nghĩa (42 tuổi), chủ trại bè cá đời thứ ba ở làng bè cho biết: "Thời gian gần đây, khi cá ba sa, cá tra không còn được ưa chuộng, mọi người dần chuyển sang nuôi các loại cá thịt như cá bông, cá he, cá mè dinh, cá mú, cá chim… Giá cả các loại cá thịt ngày càng tăng lên nên những người nuôi cá bè ở Châu Đốc ăn nên làm ra".

Theo Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh An Giang, làng bè Châu Đốc đã có từ lâu, là nơi nuôi cá nước ngọt nổi tiếng của tỉnh với đủ loại như: cá tra, mè vinh, điêu hồng, cá lóc, cá he... Khoảng 20 năm trở lại đây, số lượng bè ngày càng tăng.

Để đến làng bè, du khách có thể đi bằng ghe từ Châu Đốc hoặc đi xe đến xã Đa Phước sau đó xuống ghe để tham quan làng bè, trải nghiệm cuộc sống làng bè của người dân, cách bà con nuôi trồng thuỷ sản trong lồng bè. Sắc màu của làng bè tô điểm cho phong cảnh vốn bình yên, lặng lẽ ở nơi đây, cuộc sống của những hộ dân ở làng bè cũng bắt đầu đổi khác. Bên cạnh công việc hàng ngày, họ sẽ trở thành người làm du lịch, phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm miền Tây sông nước An Giang.

Theo Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh An Giang, làng bè Châu Đốc đã có từ lâu, là nơi nuôi cá nước ngọt nổi tiếng của tỉnh với đủ loại như: cá tra, mè vinh, điêu hồng, cá lóc, cá he... Khoảng 20 năm trở lại đây, số lượng bè ngày càng tăng

Theo Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh An Giang, làng bè Châu Đốc đã có từ lâu, là nơi nuôi cá nước ngọt nổi tiếng của tỉnh với đủ loại như: cá tra, mè vinh, điêu hồng, cá lóc, cá he... Khoảng 20 năm trở lại đây, số lượng bè ngày càng tăng

Ông Hiếu cũng cho biết thêm, dự án tô màu cho làng bè cá Châu Đốc được kỳ vọng biến làng nổi cá bè trở thành cung đường thủy đa sắc màu đầu tiên ở miền Tây, thu hút khách Việt cũng như khách quốc tế đến trải nghiệm. Dự kiến, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang sẽ hướng dẫn người dân làng bè phát triển các hình thức kinh tế, cũng như trang trí đèn màu lung linh về đêm, tạo dấu ấn mới cho điểm du lịch này. Đồng thời, kết hợp với nét du lịch văn hóa Chăm tại Đa Phước mang đến trải nghiệm phong phú cho du khách.

Với những du khách đang có dự định đến du lịch tại An Giang, di chuyển dễ dàng và tiện lợi nhất từ TP.HCM là đi xe khách. Bạn cũng có thể tự thiết kế lịch trình tham quan An Giang bằng cách đến các điểm du lịch nổi tiếng như: cáp treo Núi Sam, rừng tràm Trà Sư, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, Làng Dệt Tân Châu, các nhà thờ Hồi giáo... Ngoài ra, cũng có nhiều khách sạn An Giang nổi tiếng cho bạn tha hồ lựa chọn trải nghiệm nghỉ dưỡng để khám phá vẻ đẹp miền Tây sông nước.

Hiện tại, làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc đã được giới thiệu tại các sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch, nhằm kết nối với các đối tác ngoài tỉnh để thiết kế các tour, tuyến đưa du khách đến trải nghiệm, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp đến.

Dự án tô màu cho làng bè cá Châu Đốc được kỳ vọng biến làng nổi cá bè trở thành cung đường thủy đa sắc màu đầu tiên ở miền Tây

Dự án tô màu cho làng bè cá Châu Đốc được kỳ vọng biến làng nổi cá bè trở thành cung đường thủy đa sắc màu đầu tiên ở miền Tây

Traveloka đang có chương trình ưu đãi đến 50% cho vé máy bay tết, khách sạn, vé tham quan, tour du lịch tết khi đặt từ ngày 28/11/2023 - 25/02/2024. Xem thông tin chi tiết tại đây.

Bài và ảnh: Phương Thảo
RELATED ARTICLES