Ấn tượng kiến trúc nhà thờ vùng Đông Bắc

03/10/2019

5 Nhà thờ lớn ở miền Đông Bắc Việt Nam với kiến trúc độc đáo, ấn tượng mang trong mình giá trị lịch sử văn hóa quý giá của cả một thời đại.

1. Nhà thờ đá Phát Diệm

Từ năm 1875, Nhà thờ Phát Diệm được Cha Sáu (Cha Phêrô Trần Lục) thiết kế cùng các giáo dân xây dựng trong hơn 30 năm. Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm (Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể rộng 22 ha tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Quần thể kiến trúc Nhà thờ đá Phát Diệm được Bộ VH-TT&DL xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa từ năm 1988. Quần thể di tích này gồm có: nhà thờ lớn, 5 nhà thờ nhỏ, Phương Đình, ao hồ và các hang đá nhân tạo. Ngày nay, xung quanh khu nhà thờ còn được xây dựng thêm trung tâm hành hương, nhà truyền thống, nhà xứ chính tòa, nhà chung giáo phận…

Phat Diem 2

Nhà thờ được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 khi giao thông và các phương tiện kỹ thuật chưa có và hiện đại như ngày nay. Dù vậy trong quá trình xây dựng, hàng trăm tảng đá tự nhiên, những cây gỗ lim to lớn dài hàng chục mét… vẫn được vận chuyển về xây dựng một cách công phu và rất chắc chắn.

Empty

Hệ khung chịu lực chính của nhà thờ này là kết cấu gỗ, vì kèo giá chiêng rất phổ biến với kiến trúc nhà ở Bắc Bộ. Đá xây dựng nhà thờ là đá xanh được đưa về từ nhiều nơi ở Thanh Hóa và Ninh Bình, gỗ đưa từ Nghệ An và các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Tất cả đều cách xa nơi xây dựng nhà thờ hơn 100 km.

kiến trúc bên trong của nhà thờ Phát Diệm

kiến trúc bên trong của nhà thờ Phát Diệm

Một công trình khác trong khuôn viên nhà thờ Phát Diệm

Một công trình khác trong khuôn viên nhà thờ Phát Diệm

Là công trình Công giáo nhưng Nhà thờ đá Phát Diệm lại mang đậm kiến trúc đình chùa truyền thống Việt Nam. Các mái của nhà thờ cong vút, nhiều tầng khác nhau; tháp chuông và tháp nhà thờ xây dựng theo hình thức cổng tam quan (lối xây dựng chủ yếu của các ngôi chùa); cột kèo, các gian nhà hay nhiều hạng mục đều được thiết kế mang đậm tính dân tộc. Bên trong gian Cung thánh của nhà thờ lớn được sơn son thếp vàng như một cung điện vua. Nhiều họa tiết hoa văn cũng thể hiện rõ văn hóa phương Đông như: cây cỏ, thú chim, công phượng, tùng trúc cúc mai…

Toàn thể di tích Nhà thờ đá Phát Diệm là một công trình kiến trúc độc đáo, là ngôi nhà thờ đá có kiến trúc “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam hơn 100 năm qua.

2. Nhà thờ Trà Cổ

Lịch sử nhà thờ bắt đầu vào khoảng năm 1857 khi nhiều gia đình tín hữu Công giáo vì muốn lánh nạn binh đao khói lửa nên tìm đường ra bán đảo Trà Cổ, vì vậy số lượng giáo dân tại đây tăng lên đáng kể, và Nhà thờ Trà Cổ được xây để các con chiên có nơi tụ họp. Ban đầu nhà thờ làm bằng gỗ, gồm tất cả 7 gian.

Trải qua nhiều lần sửa sang, đến năm 1930, nhà thờ bắt đầu xuống cấp. Cha xứ cho trùng tu khu Thánh đường, tô lại vôi áo hai bên hiên nhà thờ, lát lại gạch bông toàn bộ nền, mở rộng thêm cung Thánh, sửa lại bàn thờ, lát đá đường đi, rải sỏi trắng lên sân cát…

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
nha-tho-tra-co

Về tổng thể, Nhà thờ Trà Cổ dài 130 m, rộng 30 m, gồm 10 gian, có mái lợp bằng ngói Tàu, tường đắp bằng đá vôi trộn với vỏ sò, hến đập nhuyễn, nằm trong một khuôn viên rộng lớn. Điểm nhấn của Nhà thờ là một tháp chuông cao 30 m, mất 2 năm để xây dựng. Trên tháp chuông có quả chuông được đúc khoảng năm 1927. Trên các bức tường của nhà thờ được bài trí hàng trăm bức phù điêu chạm khắc tinh xảo, mang lại vẻ đẹp cổ kính, nguy nga. Thánh đường được chống đỡ bằng những hàng cột gỗ lim. Bàn thờ chính sơn son thếp vàng, chạm trổ hoa văn tinh xảo.

Năm 1979, trong chiến tranh biên giới phía Bắc, Nhà thờ Trà Cổ bị tàn phá nặng nề. Đến năm 1995, công trình được trùng tu, khôi phục lại như thời điểm trước chiến tranh.

3. Vương cung thánh đường Phú Nhai

Nằm trên địa phận xã Xuân Phương, Nam Định, tiểu Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Phú Nhai (hay còn gọi là Nhà thờ Phú Nhai, Đền Thánh Phú Nhai) là một trong những công trình tôn giáo nổi tiếng nhất của Giáo phận Bùi Chu, được xây dựng từ năm 1881 trên một diện tích khá rộng lớn. Đây được coi là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam với lối kiến trúc kiểu Gothic hùng vĩ.

Vương cung Thánh đường Phú Nhai với kiến trúc Gothic hùng vĩ

Vương cung Thánh đường Phú Nhai với kiến trúc Gothic hùng vĩ

Nhà thờ Phú Nhai nguyên thủy được tạo dựng bằng gỗ, lợp bồi do linh mục Chính xứ Emmanuel Rianô Hòa cho xây dựng vào năm 1866, ngay sau khi vua Tự Đức ký sắc lệnh tha đạo, chấm dứt gần 3 thế kỷ Kito giáo bị bách đạo tại Việt Nam.

Sau thời gian chiến tranh bị hư hại, Nhà thờ được trùng tu tôn tạo bởi Giám mục Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, khởi công từ năm 2003 cho đến năm 2004 thì hoàn thành như diện mạo hiện nay.

Nhà thờ gốc có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha, sau được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic nước Pháp.

Nhà thờ gốc có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha, sau được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic nước Pháp.

Công trình Nhà thờ Phú Nhai dài 80 m, rộng 35 m, chiều cao tới nóc nhà thờ là 30 m, là nhà thờ lớn nhất ở Việt Nam và Đông Dương. Hai gác chuông đằng trước cao 44 m, đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang. Xung quanh Nhà thờ Phú Nhai có chặng đường Thánh giá của Chúa. Mặt chính diện ngôi nhà thờ được tạo thành 3 tầng. Tầng trên cùng là hai tháp chuông, mỗi tháp chuông lại có nhiều cột trụ tạo thành những cây nến khổng lồ vươn lên trời xanh. Cả ba lớp cửa ở các tầng đều theo phong cách Gothic, cửa nhọn đầu tạo nên cảm giác được đẩy mãi lên cao.

Mặt bên Vương cung thánh đường Phú Nhai

Mặt bên Vương cung thánh đường Phú Nhai

Bước vào bên trong nhà thờ, ta có thể cảm nhận được sự đồ sộ của phong cách kiến trúc Gothic Tây Ban Nha. Phía sau hai cánh cửa chính bằng gỗ uy nghi là lòng nhà thờ với những mái vòm cao vút. Hai hàng ghế ngay ngắn, thẳng tắp một bên cho nam, một bên cho nữ trong những dịp hành lễ.

Kiến trúc rộng lớn bên trong Vương cung thánh đường Phú Nhai

Kiến trúc rộng lớn bên trong Vương cung thánh đường Phú Nhai

Vương Cung Thánh đường Phú Nhai luôn là một công trình tín ngưỡng, điểm tham quan du lịch của du khách gần xa. Đứng từ những điểm cao nhìn bao quát, du khách có thể thấy tháp chuông nhà thờ cao vút nổi bật trên cánh đồng xanh và những ngôi nhà mái ngói đỏ.

4. Nhà thờ chính tòa Thái Bình

Nhà thờ Chính tòa Thái Bình với tước hiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu trở thành Nhà thờ Chính toà của giáo phận Thái Bình vào năm 1936. Lúc này Giám mục Casadio Thuận mới truyền cho linh mục Tây Ban Nha Rengel Lễ đốc công xây thêm phần nhà thờ từ cánh thánh giá trở lên, đồng thời lập bàn thờ sơn son thếp vàng làm cho ngôi Thánh đường trở nên đồ sộ, rộng lớn, bề thế hơn nhiều, xứng với tầm vóc của một Thánh đường chính tòa.

Qua thời gian, nhà thờ đã có dấu hiệu của việc xuống cấp. Năm 2005, Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang đã cho khởi công xây dựng nhà thờ chính tòa mới và chính thức khánh thành vào ngày 13 tháng 10 năm 2007.

Chinh toa 4

Nhà thờ chính tòa mới tọa lạc trên khuôn viên rộng trên 6.000 m² mang đậm những dấu ấn trong Kinh Thánh. Ngôi Thánh đường được thiết kế hai tầng, khoác trên mình chiếc áo màu kem sáng, màu của phù sa, gợi nhớ miền quê lúa của lưu vực sông Hồng và sông Trà Lý.

Diện mạo mới của nhà thờ đáp ứng được xu hướng mô hình kiến trúc đồ họa đang thịnh hành ở Việt Nam và được địa phương ưa chuộng từ kiểu dáng cho tới đường nét.

Chinh toa 2

5. Nhà thờ Hưng Nghĩa

Nhà thờ Hưng Nghĩa (hay còn gọi là Đền Thánh Hưng Nghĩa) nằm ở xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu, Nam Định. Nhà thờ được xây từ năm 1927, nhưng do mưa bão nên nhanh chóng bị xuống cấp, sau đó các giáo dân và Cha xứ đã quyết định tu sửa lại. Nhà thờ được khởi công lại vào năm 2000 và khánh thành vào năm 2007.

Nhà thờ Hưng Nghĩa trông như một tòa lâu đài cổ tích

Nhà thờ Hưng Nghĩa trông như một tòa lâu đài cổ tích

Nơi được giới trẻ mệnh danh là “lâu đài băng giá”

Nơi được giới trẻ mệnh danh là “lâu đài băng giá”

Empty

Sau khi được “khoác” trên mình chiếc áo mới với kiến trúc y như một toà lâu đài tráng lệ, nhà thờ luôn khiến du khách phải trầm trồ kinh ngạc mỗi khi đến tham quan. Những chi tiết được xây dựng rất tinh xảo và cầu kỳ khiến ta lầm tưởng mình đang ở khung trời Âu nào đó chứ không phải Việt Nam nữa.

Khung cảnh bên trong Đền Thánh Hưng Nghĩa

Khung cảnh bên trong Đền Thánh Hưng Nghĩa

Nếu đến đây vào một buổi chiều sương mù lạnh giá, chắc chắn bạn sẽ tưởng mình đang lạc vào một lâu đài trong truyện cổ tích đấy!

Phương Anh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES