Cánh cổng "xuyên không" đầu tiên kết nối hai quốc gia

09/06/2021

Hai cánh cổng điện tử hình tròn được đặt tại Vilnius (Lithuania) và Lublin (Ba Lan) giúp kết nối người dân hai quốc gia với nhau trong thời gian dịch bệnh Covid-19. Đây là những cánh cổng "xuyên không" đầu tiên trên thế giới.

Dịch Covid-19 đã khiến việc đi lại và du lịch giữa các quốc gia bị hạn chế và khó khăn hơn rất nhiều. Trong bối cảnh đó, thủ đô Vilnius của Lithuania đã đưa ra một sáng kiến thú vị về một cổng thông tin điện tử thời gian thực đến một thành phố khác. Hai cánh cổng hình tròn được đặt ở Vilnius (Lithuania) và Lublin (Ba Lan) để kết nối người dân của hai thành phố này trong thời gian dịch bệnh.

Cánh cổng có hình tròn tượng trưng cho bánh xe thời gian. Trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, cánh cổng "xuyên không" được định hình là có thể cho phép con người dịch chuyển xuyên thời gian và không gian. Tại Vilnius, cánh cổng điện tử được lắp ở gần ga tàu hoả trung tâm, kết nối thời gian thực với quảng trường Plac Litewski tại Lublin, cách đó 600 km.

Cánh cổng

Cánh cổng "xuyên không" nối hai quốc gia cách nhau 600 km. Ảnh: Vilnius Tech Linkmenų fabrikas

Cả hai cổng đều có màn hình lớn và camera phát trực tiếp hình ảnh của hai thành phố. Hiện tại, cổng đang được tắt tiếng vì hạn chế về mặt kỹ thuật số, mặc dù khó để có âm thanh 24/7 song người dân hai nơi vẫn có những cách để giao tiếp với nhau như vẫy tay, gửi nụ hôn, hoặc dùng ngôn ngữ cơ thể. Những người sáng lập cánh cổng cho biết rằng âm thanh sẽ được bật vào các sự kiện đặc biệt.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty
Dù chưa có âm thanh nhưng người dân hai thành phố vẫn kết nối với nhau qua ngôn ngữ cơ thể. Ảnh: LithuaniaMFA

Dù chưa có âm thanh nhưng người dân hai thành phố vẫn kết nối với nhau qua ngôn ngữ cơ thể. Ảnh: LithuaniaMFA

Thiết kế vòng tròn của cánh cổng được sáng tạo bởi các kỹ sư tại Trung tâm Sáng tạo và Đổi mới của ĐH Kỹ thuật Vilnius Gedima. Theo các nhà phát minh của dự án này, đây là một dạng cầu kỹ thuật số tuyên truyền mọi người suy nghĩ về ý nghĩa của sự kết nối. "Đây là một cầu nối gắn kết và là một lời kêu gọi vượt lên những định kiến và bất đồng trong quá khứ", ông Benediktas Gylys, người khởi xướng ý tưởng cho hay.

Mục đích tạo ra cánh cổng

Mục đích tạo ra cánh cổng "xuyên không" là kết nối con người. Ảnh: Vilnius Tech Linkmenų fabrikas

Cánh cổng được hoàn thành trong năm năm và thời điểm đại dịch là phù hợp nhất để giới thiệu với công chúng, khi mọi người cảm thấy cô lập và khao khát một ý tưởng mới mẻ. Hiện tại, cánh cổng đang thu hút sự ý của người dùng mạng xã hội khi bài đăng về nó nhận được hơn 140.000 nghìn lượt quan tâm trong vòng chưa đầy một ngày trên Reddit. Người dùng mạng xã hội để lại bình luận hài hước, chẳng hạn như "nếu bạn chạy qua cánh cổng, bạn sẽ đến được Ba Lan".

Cánh cổng nối Vilnius và Lublin là cổng

Cánh cổng nối Vilnius và Lublin là cổng "xuyên không" đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Vilnius Tech Linkmenų fabrikas

Cánh cổng nối Vilnius và Lublin là cổng "xuyên không" đầu tiên trên thế giới và sẽ không phải là cái cuối cùng. Các nhà phát triển dự án hy vọng chúng sẽ tiếp tục xuất hiện trên khắp thế giới. Hiện tại, hai thành phố đang được lên kế hoạch lắp cổng là Reykjavik (Iceland) và London (Anh).

Huyền Châu - Nguồn: Bored Panda, VnExpress
RELATED ARTICLES