Câu chuyện kể qua điệu múa Khon, di sản văn hóa quý báu của người Thái

07/08/2024

"Khon" (tiếng Thái: โขน) là một thể loại kịch múa từ Thái Lan. Theo truyền thống, Khon chỉ được trình diễn trong triều đình. Diễn viên Khon là những người đàn ông đeo mặt nạ, bên cạnh đó kèm theo thuyết minh và một bộ quần áo đồng piphat truyền thống. Một biến thể của thể loại này được trình diễn bởi các diễn viên nữ được gọi là khon phu ying (โขน ญิง).

Là sự kết hợp hài hòa giữa bước nhảy uyển chuyển, giai điệu du dương, lời thoại sâu sắc và bộ trang phục lộng lẫy, múa Khon không chỉ là một màn trình diễn nghệ thuật mà còn là một hành trình khám phá văn hóa, lịch sử và tâm hồn người Thái.

Bài liên quan

Từ triều đại Siam, những điệu múa cổ truyền của đất nước này đã hình thành và phát triển từ lâu đời. Thuở xa xưa, các điệu múa Thái hay nhất được biểu diễn phục vụ vua chúa và hoàng tộc trong cung đình. Về sau, những điệu múa này dần có sức lan toả và ảnh hường sâu rộng ở vùng Angkor của Campuchia. Tương đồng với những đặc điểm tính cách và tôn vinh nền văn hoá Phật giáo của người dân xứ sở nơi đây, những điệu múa Thái mang phong thái nhẹ nhàng, uyển chuyển, tinh tế, thư thái và mềm mại.

Thái Lan bảo tồn nghệ thuật biểu diễn truyền thống qua múa Khon

Thái Lan bảo tồn nghệ thuật biểu diễn truyền thống qua múa Khon

Kiệt tác nghệ thuật truyền thống của Thái Lan

Nhắc đến những điệu múa truyền thống của Thái Lan không thể không nhắc đến loại hình múa Khon, Lakhon và Fawn Thai, trong đó điệu múa được yêu thích nhất nhưng lại yêu cầu nhiều kĩ năng phức tạp chính là múa Fawn Thai. Ba điệu múa này thường được trình diễn trong các dịp lễ hội khác nhau.

Khon là một loại kịch múa cổ truyền của Thái Lan, kết hợp hài hòa nhiều loại hình nghệ thuật như khiêu vũ, võ thuật, âm nhạc, sân khấu...

Khon là một loại kịch múa cổ truyền của Thái Lan, kết hợp hài hòa nhiều loại hình nghệ thuật như khiêu vũ, võ thuật, âm nhạc, sân khấu...

Múa Khon, một viên ngọc quý trong kho tàng nghệ thuật truyền thống của Thái Lan, đã mê hoặc biết bao trái tim người xem. Mỗi điệu múa, mỗi chiếc mặt nạ đều ẩn chứa những câu chuyện cổ tích, những bài học về đạo đức và giá trị sống cao đẹp, khiến người xem như lạc vào một thế giới thần tiên đầy màu sắc.

Đây là một loại hình sân khấu cổ của Thái hay người ta còn gọi là múa Khon vì trong khi diễn, múa đóng vai trò chủ yếu. Các diễn viên Khon, khi lên sân khấu diễn thường mang mặt nạ theo các vai mình đảm nhiệm. Họ múa hoặc làm các động tác minh họa cho cốt truyện do các danh ca ngồi phía sau sân khấu hát vọng ra, theo nhạc đệm.

Điệu múa Khon là những bước nhảy, quay, lộn, các động tác dứt khoát, sử dụng sức mạnh của các cơ bắp và sự dũng cảm của các diễn viên

Điệu múa Khon là những bước nhảy, quay, lộn, các động tác dứt khoát, sử dụng sức mạnh của các cơ bắp và sự dũng cảm của các diễn viên

Múa, khởi phát từ trái tim, dâng lên ánh mắt, truyền ra cánh tay

Múa, khởi phát từ trái tim, dâng lên ánh mắt, truyền ra cánh tay

Nhiều người cho rằng, điệu Khon là một hình thức văn hóa dân gian đặc sắc tương đương với loại hình sân khấu truyền thống Kabuki của Nhật Bản, tuồng, chèo của Việt Nam. Trong đó, nhân vật nam mang mặt nạ, còn nữ thì trùm khăn có mạ vàng và một dàn nhạc đệm cho các điệu múa và lời thoại. Khon bắt nguồn từ các điệu múa dân gian và phát triển thành một loại hình nghệ thuật được biểu diễn và thưởng thức trong cung đình của nước Xiêm ngày trước.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Nghệ thuật "Khon" có nguồn gốc sâu xa từ những nghi lễ và điệu nhảy ở đền miếu Ấn Độ. Người Thái đã kết hợp nó với nhiều động tác võ thuật để sáng tạo ra một loại hình sân khấu vô cùng độc đáo. Thế kỷ XIV là thời gian sân khấu khon bắt đầu để lại nhiều dấu vết về sự xuất hiện của mình trong lịch sử. Trong hình thức nguyên thuỷ, "Khon" là tổng hợp của nhiều nghệ thuật trình diễn khác nhau, từ kịch bóng, múa cổ Chak Nak đến võ thuật cổ điển.

Khi nói đến nghệ thuật biểu diễn truyền thống ở Thái Lan, múa Khon có lẽ là loại hình nghệ thuật nổi tiếng nhất trong số đó

Khi nói đến nghệ thuật biểu diễn truyền thống ở Thái Lan, múa Khon có lẽ là loại hình nghệ thuật nổi tiếng nhất trong số đó

Quá trình phát triển của nghệ thuật "Khon" bắt đầu từ thời kỳ hoàn thiện vào thời đại Ayudhaya (1350 - 1767), và đạt đến trình độ hoàn hảo vào những giai đoạn trị vì của vua Rama I và Rama II của triều đại Chakri.

Từ thời kỳ trị vì của vua Rama M về sau, nghệ thuật khon trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, đồng thời tiếp nhận những ảnh hưởng mới từ phương Tây. Đến nay, nghệ thuật "Khon" đã thay đổi nhiều so với thời kỳ đầu của nó.

Bên cạnh mặt nạ, múa tạo ra sức hấp dẫn chính cho Khon, động tác múa của Khon đẹp, hùng dũng, thiết tha, dứt khoát và gợi cảm. Trong khi diễn, diễn viên chỉ múa chứ không nói hoặc hát, toàn bộ nội dung và lời thoại do ban đồng ca hát vọng ra từ trong hậu trường, kịch bản của Khon chủ yếu lấy từ các tác phẩm Ramakien. Các động tác múa và kịch Khon gợi cảm, rất đẹp. Múa trong sân khấu Khon được chú ý, các động tác, các điệu múa cần phải chuẩn xác, khỏe đẹp, hùng dũng và dứt khoát, đặc biệt trong cái cảnh chiến đấu. Điểm nổi bật trong kịch Khon là các vai của tạo hình sân khấu này đều do nam đóng, kể cả các vai nữ.

Khon được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2018

Khon được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2018

Empty

Múa, khởi phát từ trái tim, dâng lên ánh mắt, truyền ra cánh tay, bốc thành ngọn lửa thiêng và tỏa sáng trên đôi bàn tay, mang ý nghĩa đốt cháy và hủy diệt mọi phiền não, tới khi toàn thân và cánh tay rung động, vươn cao thì cái Tiểu ngã hạn hẹp thoát ra khỏi con người để hòa vào cái bao la của Đại ngã. Khi múa các ngón tay của vũ nữ luôn hướng lên cao, như là ngọn lửa thiêng bùng cháy.

Độc đáo chiếc mặt nạ của múa Khon Thai

Chiếc mặt nạ tinh xảo, tỉ mỉ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kịch Khon truyền thống. Chiếc mặt nạ tinh xảo, tỉ mỉ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kịch Khon truyền thống, một sản phẩm dịch vụ hành trình Thái Lan điển hình không thể không xem.

Mặt nạ Khon - Linh hồn của nghệ thuật biểu diễn truyền thống Thái Lan

Mặt nạ Khon - Linh hồn của nghệ thuật biểu diễn truyền thống Thái Lan

Những chiếc mặt nạ Khon này được làm thủ công hầu hết các bước, từ bồi giấy tới vẽ nét, tô màu và đính các họa tiết cần thiết. Vì vậy, mỗi chiếc mặt nạ đều rất tinh xảo, tỉ mỉ và có cái giá lên tới 50 – 120 USD (từ hơn 1 triệu đồng đến hơn 2,5 triệu đồng). Phải mất 10 ngày, nghệ nhân Thái mới hoàn thành một chiếc mặt nạ.

Mỗi chiếc mặt nạ đều mang một ý nghĩa sâu sắc, phản ánh tính cách, địa vị xã hội và cả tâm trạng của nhân vật

Mỗi chiếc mặt nạ đều mang một ý nghĩa sâu sắc, phản ánh tính cách, địa vị xã hội và cả tâm trạng của nhân vật

Các mặt nạ chính trong kịch Khon có thể được phân biệt dựa trên màu sắc. Mặt nạ Phra Ram, người anh hùng có khuôn mặt xanh lá cây. Anh trai của Phra Ram là Phra Lak có khuôn mặt màu vàng, còn vua khỉ Hanuman, nhân vật nổi tiếng nhất trong nghệ thuật Thái Lan có khuôn mặt trắng.

Mặt nạ Khon không chỉ là một phần của nghệ thuật biểu diễn mà còn là một biểu tượng văn hóa của Thái Lan

Mặt nạ Khon không chỉ là một phần của nghệ thuật biểu diễn mà còn là một biểu tượng văn hóa của Thái Lan

Khon là một loại kịch múa cổ của Thái Lan, tổng hợp nhiều loại hình nghệ thuật phức tạp. Các màn biểu diễn Khon bao gồm các động tác múa uyển chuyển cùng nghệ thuật trình diễn nhạc cụ và thanh nhạc. Khon được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2018.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES