Chi 140 triệu đồng săn cực quang tại miền Bắc Na Uy

10/01/2024

Là một travel photographer chuyên nghiệp, Bùi Xuân Việt (hiện đang sinh sống tại Biên Hòa) đã không ngần ngại bỏ ra 140 triệu đồng để tham gia tour du lịch miền Bắc Na Uy dành riêng cho những người đam mê nhiếp ảnh.

Trong hành trình du ngoạn 9 ngày, Bùi Xuân Việt có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh quan vịnh hẹp Bắc Cực ở khu vực thành phố Tromso bằng du thuyền và săn cực quang đẹp đến mãn nhãn. Đây là hai trong số những trải nghiệm kỳ thú nhất nhì trên thế giới mà bất cứ ai cũng mong muốn một lần được đặt chân đến.

“Mình rất thích chụp ảnh phong cảnh, đặc biệt là thể loại ảnh phong cảnh đêm. Và dĩ nhiên, ngoài milkyway thì cực quang là thứ mà bất kỳ ai cũng muốn ngắm nhìn trên bầu trời vào ban đêm. Lý do mình chọn Tromso miền Bắc Na Uy để ngắm cực quang vì đây là điểm tốt nhất để ngắm cực quang tại Châu Âu. Nó nằm ở vĩ độ cao hơn nhiều so với Iceland hay các nơi khác ở miền Nam Na Uy nên xác suất ngắm được cực quang đồng thời cường độ cực quang cũng mạnh hơn nhiều. Mình chọn cuối 2023 đầu 2024 vì đây là thời điểm cực quang đạt cực đại trong vòng 20 năm qua nếu bỏ qua phải đợi thêm 10 năm đến 2034”, nam nhiếp ảnh gia tâm sự.

Trong hành trình du ngoạn 9 ngày, Xuân Việt có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh quan vịnh hẹp Bắc Cực ở khu vực thành phố Tromso bằng du thuyền và săn cực quang.

Trong hành trình du ngoạn 9 ngày, Xuân Việt có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh quan vịnh hẹp Bắc Cực ở khu vực thành phố Tromso bằng du thuyền và săn cực quang.

Lênh đênh du thuyền băng qua vịnh hẹp Bắc Cực

Bùi Xuân Việt bắt đầu khởi hành chuyến chu du của mình vào tháng 12, thời điểm mùa Đông dần buông xuống mọi cảnh vật ở Na Uy. Đến đây, anh có cơ hội đi du thuyền trên vịnh hẹp Bắc Cực. Vịnh hẹp là lạch nước nối một vịnh với đại dương, là một trong những địa hình đặc trưng ở Na Uy, hình thành nhờ hoạt động địa chất, sông băng và một số yếu tố khác.

Nhiếp ảnh gia đặc biệt ấn tượng bởi du thuyền chạy bằng điện không gây tiếng ồn, giúp anh có thể tận hưởng sự yên bình và trong lành của thiên nhiên. Trên du thuyền, anh cũng đã may mắn thấy được cá voi lưng gù, một loài động vật hoang dã hiếm gặp ở vùng biển này. Tuy nhiên, anh không chụp được ảnh của chúng, chỉ nhìn thấy những tia nước xịt ra khi chúng thở.

Bùi Xuân Việt bắt đầu khởi hành chuyến chu du của mình vào tháng 12, thời điểm mùa Đông dần buông xuống mọi cảnh vật ở Na Uy.

Bùi Xuân Việt bắt đầu khởi hành chuyến chu du của mình vào tháng 12, thời điểm mùa Đông dần buông xuống mọi cảnh vật ở Na Uy.

Anh có cơ hội đi du thuyền trên vịnh hẹp Bắc Cực.

Anh có cơ hội đi du thuyền trên vịnh hẹp Bắc Cực.

Vịnh hẹp là lạch nước nối một vịnh với đại dương, là một trong những địa hình đặc trưng ở Na Uy, hình thành nhờ hoạt động địa chất, sông băng và một số yếu tố khác.

Vịnh hẹp là lạch nước nối một vịnh với đại dương, là một trong những địa hình đặc trưng ở Na Uy, hình thành nhờ hoạt động địa chất, sông băng và một số yếu tố khác.

“Mình tham gia tour ngắm cá voi săn mồi tuy nhiên hơi xui do lênh đênh trên biển suốt 8 tiếng vẫn hụt không chụp được ảnh. Sóng ở biển Na Uy rất mạnh nên dù là du thuyền cao cấp thì hành khách vẫn say sóng, chóng mặt khá nhiều”, Bùi Xuân Việt cho hay.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Ngoài thời gian thưởng ngoạn trên du thuyền, nhiếp ảnh gia cùng cả đoàn dành cả ngày để tham quan và chụp ảnh cung Tromso - Sommaroy. Bức tranh cảnh sắc thiên nhiên gây ấn tượng bởi các ngôi nhà đặc trưng của Na Uy nằm ven biển và các con đường cong uốn lượn khắp dãy núi.

Nhiếp ảnh gia đặc biệt ấn tượng bởi du thuyền chạy bằng điện không gây tiếng ồn, giúp anh có thể tận hưởng sự yên bình và trong lành của thiên nhiên.

Nhiếp ảnh gia đặc biệt ấn tượng bởi du thuyền chạy bằng điện không gây tiếng ồn, giúp anh có thể tận hưởng sự yên bình và trong lành của thiên nhiên.

Một góc của đảo Kvaloya - hòn đảo lớn thứ tư ở Na Uy, nơi có cảnh quan thiên nhiên đa dạng và động vật hoang dã phong phú.

Một góc của đảo Kvaloya - hòn đảo lớn thứ tư ở Na Uy, nơi có cảnh quan thiên nhiên đa dạng và động vật hoang dã phong phú.

Một góc của thành phố Tromso nhìn từ trên cao với những mái nhà phủ trắng tuyết bên bờ biển.

Một góc của thành phố Tromso nhìn từ trên cao với những mái nhà phủ trắng tuyết bên bờ biển.

Cung đường biên giới Phần Lan - Na Uy

Cung đường biên giới Phần Lan - Na Uy

Săn cực quang đẹp đến nghẹt thở tại Na Uy

Trò chuyện với Travellive, nam nhiếp ảnh gia cho hay: “Tromso không phải là một địa điểm thịnh hành với dân du lịch Việt Nam nên việc tìm hiểu và kế hoạch ở đây cực kỳ khó khăn. Lúc đầu mình tính đi Iceland hoặc Rovaniemi để săn cực quang. Tuy nhiên, sau khoảng hai tuần tìm hiểu mình đã chọn Tromso để có cực quang đẹp nhất. Mình phải đọc và lọc thông tin rất nhiều vì đa phần hình ảnh quảng cáo của các tour săn cực quang tại Việt Nam toàn là hình ghép hoặc tải trên mạng về”.

Cực quang tại Tromso xuất hiện ngay ngày đầu tiên Bùi Xuân Việt đặt chân đến Na Uy: “Mình khá may mắn nên có một ngày cường độ cực quang rất mạnh. Nó phát sáng cả bầu trời và uốn lượn trong suốt 30 phút rất mãn nhãn”.

Hiện tượng cực quang xảy ra do sự va chạm của các hạt trong gió mặt trời và khí trong bầu khí quyển.

Hiện tượng cực quang xảy ra do sự va chạm của các hạt trong gió mặt trời và khí trong bầu khí quyển.

Cực quang được biết đến là những chùm sáng hình vòng cung luôn chuyển động với nhiều màu sắc trên nền trời vào ban đêm. Hiện tượng cực quang xảy ra do sự va chạm của các hạt trong gió mặt trời và khí trong bầu khí quyển.

Để có được những bức ảnh cực quang đẹp đến mê hồn, nhiếp ảnh gia không ngần ngại chia sẻ bí quyết: “Nếu chỉ đưa điện thoại hay máy ảnh bấm thì 100% ảnh không đẹp. Cực quang là những quầng sáng nhảy múa với cường độ thay đổi liên tục trên bầu trời. Nên mình phải thay đổi thông số chụp liên tục khi chụp cực quang để có những bức hình đẹp nhất”.

Cực quang tại Tromso xuất hiện ngay ngày đầu tiên Bùi Xuân Việt đặt chân đến Na Uy

Cực quang tại Tromso xuất hiện ngay ngày đầu tiên Bùi Xuân Việt đặt chân đến Na Uy

Tất tần tật kinh nghiệm săn cực quang

Theo Bùi Xuân Việt, cực quang ở Na Uy chỉ chụp được trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 4 hàng năm. Thời điểm đi chụp trời phải trong không có mây, đồng thời phải tránh những ngày trăng to sẽ át hết ánh sáng cực quang.

Để chụp được những khoảnh khắc cực quang ấn tượng, anh khuyên du khách cần chuẩn bị một tripod và máy ảnh để có thể phơi sáng mà không rung bởi chụp bằng điện thoại sẽ không đẹp. Nhiều bạn chỉ chăm chăm đến cực quang trên trời mà không chọn tiền cảnh hợp lý mặc dù đây cũng là một phần bức ảnh. Bên cạnh đó cần phải setup thông số phù hợp với cường độ cực quang. Đặc biệt, di chuyển đến nơi đủ tối. Ánh sáng từ thành phố sẽ ảnh hưởng đến việc ngắm cực quang rất nhiều. Hãy chọn một địa điểm xa thành phố để có những bức hình đẹp nhất.

Empty
Empty
Cây cầu Sommaroy dài 522 m, nối đảo Kvaloya và Sommaroy.

Cây cầu Sommaroy dài 522 m, nối đảo Kvaloya và Sommaroy.

Hơn hết, nhiếp ảnh gia nhắn nhủ bất cứ khi nào đi vùng tuyết hãy mặc áo khoác màu đỏ, cam, vàng bởi các màu này sẽ làm cho bạn nổi bật lên giữa màu tuyết. Du khách tuyệt đối tránh màu đen và trắng, nếu không muốn chìm luôn vào cảnh vật xung quanh.

Empty
Vài căn nhà nhỏ nằm lác đác dưới chân núi tuyết

Vài căn nhà nhỏ nằm lác đác dưới chân núi tuyết

Phương Mai - Nguồn: Ảnh: Bùi Xuân Việt
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES