Về xứ sở tơ tằm Tân Châu chiêm ngưỡng lãnh Mỹ A “hảo hạng”

09/01/2024

Lụa Tân Châu được coi là niềm tự hào của những người con miền đất An Giang. Chính sự kỳ công của người thợ dệt Tân Châu đã tạo ra loại lãnh hảo hạng "nữ hoàng tơ lụa" mang tên lãnh Mỹ A.

“Trai nào thanh bằng trai sông Của

Gái nào thảo bằng gái Tân Châu

Tháng ngày dệt lụa trồng dâu

Thờ cha, nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn”

Trọn một vùng đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long, có lẽ An Giang là nơi duy nhất có nghề trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa. Khi nước nổi rút xuống, cả một dải đất cát pha nằm ven sông Tiền, sông Hậu trải dài từ Tân Châu đến Chợ Mới rồi qua tận biên giới Campuchia nối tiếp nhau xanh ngát những ruộng dâu.

Trọn một vùng đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long, có lẽ An Giang là nơi duy nhất có nghề trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa.

Trọn một vùng đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long, có lẽ An Giang là nơi duy nhất có nghề trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa.

Nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa ở Tân Châu không biết có tự bao giờ. Và rất có thể, những cư dân miền Trung hơn 400 trăm năm về trước đã vào phương Nam khẩn hoang, lập nghiệp, mang theo truyền thống quê hương và nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa bên bờ châu thổ sông Cửu Long.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Ngược dòng thời gian vào thời đó, nhà nào có khung dệt thủ công nhỏ chí ít có hai cặp thợ, còn nhà làm xưởng dệt lớn cần tới 6-7 cặp thợ, mỗi cặp thợ dệt một tháng 800-1.000 m. Bước qua thời hoàng kim, vào những năm 70, các hãng tơ tằm dệt bằng sợi ni lông dần thay thế cho tơ lụa truyền thống. Lãnh Mỹ A đứng trước nguy cơ biến mất, các khung cửi dệt lãnh của vùng lụa Tân Châu bị phá dần. Ngày nay, “xứ lụa Tân Châu” với bề dày lịch sử trước kia còn lại chưa đến 20 hộ, trong đó có thể kể đến cơ sở Tám Lăng.

Chính sự kỳ công của người thợ dệt Tân Châu đã tạo ra loại lãnh “hảo hạng” mang tên lãnh Mỹ A - nữ hoàng tơ lụa.

Chính sự kỳ công của người thợ dệt Tân Châu đã tạo ra loại lãnh “hảo hạng” mang tên lãnh Mỹ A - nữ hoàng tơ lụa.

Lụa Tân Châu được coi là niềm tự hào của những người con từ miền đất An Giang.

Lụa Tân Châu được coi là niềm tự hào của những người con từ miền đất An Giang.

Là một người con miền Tây chính hiệu, Nguyễn Thanh Nhật (sinh viên năm 4 Đại học An Giang) có dịp ghé thăm và trải nghiệm nghề dệt lụa trứ danh: “Tên gọi lụa Tân Châu hay lãnh Mỹ A không quá xa lạ với người An Giang. Đây là chất lụa thượng hạng với màu đen tuyền, óng ả đặc trưng, khi mặc tạo cảm giác mát mẻ. Do đó, loại lụa này không chỉ nổi tiếng vùng đất Tân Châu mà cả An Giang và các vùng lân cận”.

Đến với cơ sở Tám Lăng, Thanh Nhật có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng quá trình những người thợ lành nghề làm ra tấm lãnh, từ dệt trên máy đến nhuộm và ủi để tạo ra sản phẩm hoàn thiện. Một trong những trải nghiệm thú vị Thanh Nhật ấn tượng là được tự tay hái quả mặc nưa, nguyên liệu chính tạo ra màu đen tuyền cho tấm lãnh. Bên cạnh đó còn là sự chia sẻ của những người thợ về các công đoạn cũng như khó khăn trong việc tạo ra tấm lãnh và việc duy trì làng nghề.

Lụa Tân Châu là một sản phẩm thuần Việt đậm đà tính dân tộc.

Lụa Tân Châu là một sản phẩm thuần Việt đậm đà tính dân tộc.

Empty

Được biết, lãnh Mỹ A là loại lụa trơn láng mày đen huyền quý phái. Điều đặc biệt của sản phẩm này chính là khả năng không co giãn và không hút ẩm nên mặc vào mùa Hè rất thoáng mát, mặc vào mùa Đông lại ấm áp lạ thường.

Để có được tấm lãnh Mỹ A lên sắc đen huyền óng ả, tạo cảm giác mát mượt, người thợ lành nghề phải mất nhiều thời gian và công sức với nhiều công đoạn khác nhau. Thời điểm “tằm ăn lên” là giai đoạn cực nhất của nghề nuôi tằm. Gần như lúc nào người làm cũng phải túc trực bên nong và bộ ván xắt dâu. Đêm ngủ một hai canh lại thức để rải lá nuôi tằm. Khi tằm chín mọng, người ta đưa tằm lên “bũa” giăng tơ, làng dệt lúc này trở nên lung linh hơn cả.

Những người thợ làm việc lên tục với máy dệt

Những người thợ làm việc lên tục với máy dệt

Empty

Tiếp đến là công đoạn ươm tơ. Hàng trăm lò than cháy hừng hực nấu cho nước sôi lên, rồi cho kén vào nồi đồng. Người thợ ươm một tay cầm đũa cái khuấy liên hồi, một tay quay đều bánh xe cuộn tơ cho đến khi nào trong nồi chỉ còn lại xác tằm mới thôi.

Một trong những nổi bật của làng lụa Tân Châu nằm ở việc dùng quả mặc nưa để nhuộm màu cho lụa, tuy là màu nhuộm từ thiên nhiên nhưng lại rất bền đẹp. Cây mặc nưa là loại cây gỗ có màu đen, lá mỏng, chùm quả tròn trĩnh gần giống như quả nhãn. Quả mặc nưa sau khi thu hái, được phân loại lớn nhỏ khác nhau. Thông thường người ta sẽ chọn quả to và xanh, loại bỏ những quả chín vì không còn nhựa. Quả mặc nưa được đem giã nát và hoà vào nước tạo thành dung dịch có màu vàng sánh, khi tiếp xúc với không khí và nhiệt độ sẽ chuyển sang màu đen.

Một trong những nổi bật của làng lụa Tân Châu nằm ở việc dùng quả mặc nưa để nhuộm màu cho lụa

Một trong những nổi bật của làng lụa Tân Châu nằm ở việc dùng quả mặc nưa để nhuộm màu cho lụa

Công đoạn nhuộm lụa được xem là quan trọng và kỳ công bởi lụa không chỉ nhúng một lần mà thậm chí phải nhúng hàng trăm lần để từng sợi tơ được thấm sâu, thấm đều, sau đó mang ra phơi. Khi phơi phải xem trời nắng tốt để phơi được 4 nắng. Thời gian nhuộm và phơi mất khoảng 40-45 ngày. Thành quả làm ra là những thước lụa óng ánh với một màu đen đặc biệt huyền bí, mềm mại, dai bền và hút ẩm cao.

Trò chuyện với Travellive, Thanh Nhật chia sẻ: “Điều mình ấn tượng đó là khi vừa đến đã nghe tiếng của máy dệt khá lớn cùng hình ảnh những người thợ làm việc liên tục và đã quen với tiếng máy dệt. Đây cũng là lần đầu mình nhìn thấy và được chạm vào lãnh. Theo mình cảm nhận vải không giống với bất kỳ loại vải nào khác, chất vải bóng và đen tuyền”.

Công đoạn nhuộm lụa được xem là quan trọng và kỳ công

Công đoạn nhuộm lụa được xem là quan trọng và kỳ công

Empty

Lụa Tân Châu là một sản phẩm thuần Việt đậm đà tính dân tộc. Các trang phục may từ lụa Tân Châu đều mang đến cho người mặc cảm giác thoải mái, thoáng mát vào mùa Hè, ấm áp về mùa Đông. Vì vậy, thật xứng danh khi được mọi người gọi lụa Tân Châu là “nữ hoàng” của các loại tơ.

Lãnh Mỹ A là loại lụa trơn láng mày đen huyền quý phái.

Lãnh Mỹ A là loại lụa trơn láng mày đen huyền quý phái.

Phương Mai - Nguồn: Ảnh: Nguyễn Thanh Nhật
RELATED ARTICLES