Cô gái Mông đưa vải lanh đi chu du khắp thế giới

24/11/2024

Trên những ngọn núi đá tai mèo hùng vĩ của Hà Giang, hàng ngày các bà, các mẹ người Mông vẫn đang miệt mài dệt những tấm vải lanh thô để Vàng Thị Dế mang xuống núi đi gửi cho bạn bè khắp bốn bể năm châu.

Vàng Thị Dế (sinh năm 2002), quê ở xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Dế là một trong số ít những bạn trẻ gen Z người Mông thi đỗ đại học từ một tỉnh miền núi xa xôi. Xuống Hà Nội, song song với việc học, Dế đã bắt đầu khởi nghiệp với sản phẩm vải lanh thô truyền thống của người Mông. Sau khi tốt nghiệp đại học, Dế về lại quê hương, tiếp tục thực hiện ước mơ đưa vải lanh thổ cẩm đi chu du khắp thế giới, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều người phụ nữ sống trên vùng giáp biên.

Bài liên quan

Từ một ngôi làng nhỏ, nay thôn Nhèo Lủng đã trở thành địa điểm cung cấp vải lanh thổ cẩm lớn của Đồng Văn. Đây cũng là điểm du lịch văn hóa trải nghiệm dệt lanh thổ cẩm của người đồng bào Mông tại Hà Giang.

Nơi những tấm vải lanh dệt thổ cẩm được hình thành

Nơi những tấm vải lanh dệt thổ cẩm được hình thành

Empty
Ước mơ đưa vải lanh thổ cẩm đi chu du khắp thế giới

Ước mơ đưa vải lanh thổ cẩm đi chu du khắp thế giới

Mặt trời vừa mọc, tôi đã vội di chuyển từ phố cổ Đồng Văn đến xã Thài Phìn Tủng để gặp Dế. Em mặc đồ truyền thống Mông đón tôi ở cổng nhà. Dế đưa tôi vào nhà, và bắt đầu kể chuyện của mình. “Để làm được một tấm vải lanh thô, người Mông trắng phải trải qua rất nhiều công đoạn”.

Vào tháng tư hoặc tháng năm, khi tiết trời đẹp. Người Mông sẽ đem những hạt giống lanh đi gieo xuống mãnh đất đẹp nhất của gia đình mình. Họ thường gieo hạt lanh trước rồi mới trồng những vụ cây khác bởi vì rễ của cây lanh sẽ đâm sâu vào đất và làm tốt cho đất. Khoảng hai tháng rưỡi sau đó, người Mông sẽ thu hoạch lanh. Những cây lanh to sẽ để lại làm giống cho năm sau. Số còn lại sẽ đem đi phơi cho khô.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Cô gái Mông Vàng Thị Dế và câu chuyện đưa vải lanh đi chu du khắp thế giới

Cô gái Mông Vàng Thị Dế và câu chuyện đưa vải lanh đi chu du khắp thế giới

Những cây lanh to sẽ để lại làm giống cho năm sau. Số còn lại sẽ đem đi phơi cho khô

Những cây lanh to sẽ để lại làm giống cho năm sau. Số còn lại sẽ đem đi phơi cho khô

Trước khi tước lanh một ngày, người Mông sẽ đem cây lanh đi phơi sương ở những nơi có nhiều cây cỏ. Một cây lanh sẽ được tách ra làm năm sợi nhỏ, họ dùng sức của 10 ngón tay. Một tay tì xuống cây lanh, một tay dùng ngón cái và ngón trỏ để tước. Thường một người Mông sẽ tước một ngày được ba bó. “Đối với người Mông bọn em, cây lanh chính là sợi dây kết nối thế giới bên này và thế giới bên kia. Người Mông không tước lanh vào ban đêm vì lúc đó ông bà tổ tiên sẽ về thăm mình”, Dế nói.

Empty

Khi sinh ra được ba ngày, một người Mông phải có một cuộn vải lanh dùng để đặt tên cho mình. Cuộn vải lanh đó sẽ được giữ trong hòm cho đến lúc mất mang theo lấy đắp. Nếu như cuộn vải lanh mất thì phải gọi thầy cúng để làm lễ, nhưng thường nếu mất là có điềm, nên người Mông giữ gìn cuộn vải lanh đó rất cẩn thận. Lanh sau khi đã được tước, Dế dùng sức giật sợi từ cây lanh. Cây lanh sau đó sẽ được đun làm củi. Sợi lanh được cuộn lại, đem bỏ vào cối đá để giã. Một lần sẽ giã hai cuộn mất hai tiếng đồng hồ. Việc giã lanh là vô cùng quan trọng, bởi vì nó giúp làm mềm sợi hơn, và công đoạn nối lanh sau đó cũng dễ dàng hơn.

Sau khi đã nối sợi xong, người Mông sẽ làm ướt sợi với nước, đem se sợi để sợi nhỏ lại, tiếp tục ngâm với nước, đưa sợi lên quay sợi, lấy sợi đi ngâm với tro bếp để tạo ra một loại sợi trăng trắng. Sau cùng, họ đưa các sợi lanh lên khung dệt để dệt. Người Mông dệt vải bất kể lúc nào rãnh trong ngày, họ miệt mài dệt bên khung cửi mà ông bà tổ tiên để lại.

Empty
Sau khi giã và được làm ướt, tấm lanh thô truyền thống sẽ phải dùng một loại đá được lấy dưới sông Nho Quế để lăn vải

Sau khi giã và được làm ướt, tấm lanh thô truyền thống sẽ phải dùng một loại đá được lấy dưới sông Nho Quế để lăn vải

Trước khi tấm lanh thô truyền thống được bán ra thị trường, người Mông ở Thài Phìn Tủng sẽ phải dùng một loại đá được lấy dưới sông Nho Quế để lăn vải. Họ đặt tấm vải dưới một khúc gỗ tròn, sau đó dùng một hòn đá to khác đặt lên tấm vải, dùng chân lăn vải để làm cho tấm vải lanh được mềm mại. Bằng sự nỗ lực học hỏi khoa học công nghệ không ngừng. Những tấm vải lanh của làng Dế đã được em mang bán ra khắp thế giới. Hiện nay, thị trường quan trọng nhất là Mỹ và Nhật.

Empty

Cùng với sự rèn luyện bản thân, Dế được Hiệp Hội Du lịch Hà Giang cử sang Vân Nam, Trung Quốc học hỏi cách làm vải truyền thống. Em đã mang những kỹ thuật làm vải lanh mới, nhuộm vải với các loại cây mới phổ biến cho đồng bào Mông ở làng. Góp phần tăng sản lượng làm vải, đưa sản phẩm của làng đi xa hơn nữa.

Trưa rồi, cơm nước vừa chuẩn bị xong. Chỉ có mình tôi thôi mà bố mẹ Dế lại làm hẳn con gà mời khách. Dế cười và bảo: “Người Mông bọn em rất mến khách, có người dưới xuôi lên là làm gà mời”. Khói bếp vẫn còn nghi ngút, ngồi ăn cơm mà thật ấm lòng!

Empty
Bài và ảnh: Xu Kiên
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES