Cù Lao Câu - Bãi biển bình yên và trong xanh tại miền Trung

23/05/2023

Một người yêu núi rừng, thích lang thang các khu rừng già chinh phúc các ngọn núi cao hay khám phá các con thác hùng vĩ nên không quá đam mê các vùng biển đầy nắng và gió. Khi tới đảo Cù Lao Câu làm mọi quan điểm về biển của bản thân đã thay đổi, từ bãi cát trắng chỉ muốn đi đôi chân trần để cảm nhận đến nước biển trong xanh nhìn rõ đôi chân nhấn chìm dưới nước.

Một hòn đảo không qua xa bờ để thấy cánh quạt gió chậm rãi quay hay ống khói phì phà làn hơi trắng của nhiệt điện Vĩnh Tân trong bầu trời rực đỏ về chiều. Đứng trên bờ đá thẳng đứng và sóng đánh dập dồn bên dưới hướng về phía mặt trời mọc, một lòng đỏ trứng đần dần trồi lên từ lớp nước xanh đậm.

Đã lang thang qua nhiều vùng biển từ Nam ra Bắc, có lẽ khó kiếm được bãi biển nào đẹp như ở cù Lao Câu. Bản thân nhiều lúc tự hỏi “Đây có phải là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam không?”

Empty
Đây liệu có phải là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam không?

Đây liệu có phải là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam không?

Ngồi tàu cao tốc 45 phút nhấp nhô trên con sóng biển, bạn hãy tận hưởng con gió quật thẳng vào mặt đưa hương vị nặng nồng của biển vào phổi. Phóng tầm về đất liền thấy mọi thứ dần dần nhỏ nhoi, cách quạt khùng khổ giờ dường như chỉ bằng cái chong chóng nhỏ, ống khói nghi ngút khói trắng giờ giống như điếu thuốc đang cháy và dãy núi cao kéo dài liên tục giờ nó như đường ngang phân chia giữa bầu trời và biển xanh. Bạn sẽ thấy mình nhỏ nhoi giữa vùng biển xanh bao la.

Bản thân một lần may mắn trong khi đi ra đảo thấy cá nhà táng xuất hiện, một cục u như bãi cát đen nhỏ xíu nổi giữa biển đột nhiên một vòi phun nước cao lên. Khi đó anh lái tàu phát hiện ra thông báo mọi người lên tàu nhìn về phía đó, mọi người nháo nhào qua xem lúc cái đuôi vừa giơ để chuẩn bị lặng xuống. Tàu bỏ hành trình tới đảo để dí theo ngắm “ông” được mọi người dân biển tôn thờ. Nó hay xuất hiện vùng biển nhưng để khách du lịch đi ngang qua là điều may mắn cho những người trên tàu.

Empty
Bạn sẽ thấy mình nhỏ nhoi giữa vùng biển xanh bao la.

Bạn sẽ thấy mình nhỏ nhoi giữa vùng biển xanh bao la.

Dần dần phía trước một hòn đảo nhỏ từ từ lớn dần, phủ màu một xanh ngắt của các loài cây bụi đủ thấy không biết trốn nắng ở đâu trên đảo này. Khi đặt chân xuống vùng nước biển trong, tia nắng rọi qua cơn sóng lăn tăn nổi lên hạt cát trắng bên dưới thì bản thân sẽ quên đi cái nắng nơi này. Chỉ muốn đôi chân trần bước trên bãi cát mịn kia, để bản thân ngâm mình xuống nước biển mặn chát và ngước nhìn lên bầu trời ngắm đám mây trôi chậm rãi. Dọc theo bãi cát này tới bãi cát khác đi tìm góc đẹp riêng biệt từ bãi cát trắng mịn màng đến bãi cát san hô vẫn còn nhánh nhỏ khắp trên bãi biển hay nhìn rặng san hô đã chết xuyên qua màu xanh.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Vẫn thích nhất xuyên qua hòn đảo thấy những cây bụi nhỏ phủ xanh khắp nơi rồi trèo lên tảng đá lớn phóng tầm mắt ra a, nhìn hai màu xanh tưởng chừng tách biệt mà hòa vào nhau trong cái nắng và gió của miền Trung. Hay đứng trên những vác đá cao nhìn đợt sóng biển trắng xóa giữa làn nước xanh đang thay nhau xô vào, giang đôi tay cảm nhận sự tự do của loài chim biển bay trên con sóng giữa bầu trời tự do.

Xuyên qua hòn đảo thấy những cây bụi nhỏ phủ xanh khắp nơi

Xuyên qua hòn đảo thấy những cây bụi nhỏ phủ xanh khắp nơi

Bầu trời đêm đầy sao tại Cù Lao Câu.

Bầu trời đêm đầy sao tại Cù Lao Câu.

Một hòn đảo nhỏ, không có nhiều dân cư chỉ với vài người dân trên đảo với mấy anh bộ đội còn lại sự bình yên không điện, không ánh sáng sẽ cảm nhận âm thanh của biển cả và nhìn ngôi sao đang di chuyển một cách chậm rãi. Đến với nơi này hãy thả lỏng bản thân vào dòng nước, để da bạn cảm nhận vị nắng và cát, đồng thời tâm trí để cơn gió biển thổi đi mọi u phiền. Giải trí đơn giản để tâm hồn bạn nghỉ ngơi không suy nghĩ, không có hoạt động ca hát hay ăn chơi gì cả hãy thưởng thức giai điệu của thiên nhiên với đôi chân, đôi tay, tai và đôi mắt của bạn.

Nơi này có gì đặc biệt?

Do vùng san hô bao quanh hòn đảo đã tạo nên vùng cát san hô trắng có chỗ mịn, có chỗ vẫn còn những nhánh san hô trên bãi cái giúp nổi bật màu nước trong xanh của vùng duyên hải Nam Trung Bộ này. Bãi biển không quá dài, chia thành các bãi biển nhỏ nhìn các hướng khác nhau từ điện gió ở Tuy Phong tới nhiệt điện Vĩnh Tân và cả về vùng biển xa xăm nơi mặt trời thức giấc.

Bãi biển nhìn ra nhà máy điện gió.

Bãi biển nhìn ra nhà máy điện gió.

Bây giờ chỉ còn một ít san hô nguyên vẹn ở dưới sâu xung quanh đảo phải lặn sâu mới có thể thấy. Được chú Tư ở đảo kể lại “hồi trước san hô nhiều lắm, sát tận bờ nhưng bây giờ chết nhiều lắm rồi”.

Biển miền Nam Trung Bộ nổi tiếng với màu xanh làm ai đi ngang cũng phải dừng lại để ngắm nhìn màu xanh này. Nên không lạ với màu nước trong vắt nhìn thấy tận đáy, khi lặng xuống ngày nắng thấy tia nắng rọi xuống đang di chuyển bởi những con song nhấp nhô phía trên. Ngoài ra nơi đây còn là khu bảo tồn rùa biển, nơi chúng tới để đẻ trứng mỗi mùa sinh sản để đàn chui ra khỏi vỏ khám phá vùng biển đẹp và sinh tồn trước những con sóng.

Empty
Khu bảo tồn rùa biển tại Cù Lao Câu.

Khu bảo tồn rùa biển tại Cù Lao Câu.

Mùa đẹp để ghé thăm Cù Lao Câu

Biển luôn đẹp khi cái nắng miền Trung trở lại sau những ngày mưa và gió, thường từ tháng 3 tới tháng 7. Khi bầu trời trong xanh để tia nắng xuyên qua nước biển thấy được đáy và nổi rõ màu xanh của nước.

Di chuyển đến Cù Lao Câu

Cảng Liên Hương cách Sài Gòn 260km bạn có thể đi xe máy hoặc bắt chuyến xe khách địa phương tới cảnh Liên Hương – Bình Thuận.

Tàu thường xuất phát 8-9 giờ sáng hoặc 2-3h giờ chiều từ bến tàu, đi mất khoảng 30-40 phút để đến đảo và giờ khi quay ngược đất liền cũng vậy.

Ăn uống tại Cù Lao Câu

Bạn có thể mua đồ ăn ở chợ Liên Hương ra tự nấu hoặc tại đây cũng có hai quán của người dân trên đảo để mua.

Nếu có cơ hội hãy ghé đến nơi đây một lần.

Nếu có cơ hội hãy ghé đến nơi đây một lần.

Phùng Quang Huy
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES