Cuộc đua gắt gao trở thành sân bay không giấy tờ, một bước nhảy vọt của hàng không

21/08/2024

Theo hãng CNN, nhiều sân bay trên thế giới đang hướng đến quy trình xuất nhập cảnh nhanh gọn bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để giảm bớt áp lực từ lưu lượng hành khách khổng lồ và thời gian làm thủ tục.

Hãy tưởng tượng hành khách lên máy bay mà không cần xuất trình hộ chiếu, căn cước công dân hoặc vé máy bay dù chỉ một lần tại sân bay. Vào năm 2025, sân bay quốc tế Zayed của Abu Dhabi có thể trở thành phi trường đầu tiên trên thế giới miễn thủ tục giấy tờ cho hành khách. Sân bay này nổi tiếng với cơ sở hạ tầng công nghệ cao và gần đây đã được tỉ phú Elon Musk khen ngợi với dòng chữ “Nước Mỹ cần phải bắt kịp họ”.

Bài liên quan

Hiện họ đang triển khai Dự án Du lịch Thông minh, nhằm mục đích lắp đặt cảm biến sinh trắc học ở mọi điểm kiểm tra nhận dạng của sân bay, từ quầy làm thủ tục đến quầy nhập cảnh, quầy miễn thuế, phòng chờ của hãng hàng không và cổng lên máy bay.này.

Tại Abu Dhabi, công nghệ này đã được sử dụng tại một số khu vực nhất định của sân bay

Tại Abu Dhabi, công nghệ này đã được sử dụng tại một số khu vực nhất định của sân bay

Tại Abu Dhabi, công nghệ này đã được sử dụng tại một số khu vực nhất định của sân bay, đặc biệt là trên các chuyến bay do hãng hàng không đối tác Etihad khai thác. Tuy nhiên, tham vọng mở rộng trên toàn bộ luồng hành khách là một bước đột phá.

"Chúng tôi đang mở rộng đến 9 điểm tiếp xúc và đây sẽ là lần đầu tiên trên thế giới. Không cần đăng ký trước, hành khách sẽ được tự động nhận dạng và xác thực khi họ di chuyển qua sân bay, giúp tăng tốc đáng kể toàn bộ quá trình", Andrew Murphy, Giám đốc thông tin tại Sân bay Abu Dhabi cho biết.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Ông Murphy cũng giải thích rằng bất kỳ ai đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất lần đầu tiên, dù là cư dân hay khách du lịch, đều được Cơ quan Liên bang về nhận dạng, quyền công dân, hải quan và an ninh cảng (ICP) thu thập dữ liệu sinh trắc học. Hệ thống của sân bay dựa vào cơ sở dữ liệu này để xác minh hành khách khi họ đi qua các trạm kiểm soát.

"Điểm độc đáo thực sự ở đây là giải pháp sinh trắc học đặc biệt này hợp tác với ICP để sử dụng dữ liệu nhằm tạo nên trải nghiệm liền mạch cho hành khách. Và đó là lý do tại sao mọi người đều có thể sử dụng cách làm này", ông Murphy giải thích.

Nhiều sân bay trên thế giới đang hướng đến quy trình xuất nhập cảnh nhanh gọn bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để giảm bớt áp lực từ lưu lượng hành khách khổng lồ

Nhiều sân bay trên thế giới đang hướng đến quy trình xuất nhập cảnh nhanh gọn bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để giảm bớt áp lực từ lưu lượng hành khách khổng lồ

Nhờ công nghệ này, hành khách có thể tiết kiệm được nhiều thời gian khi đi qua sân bay. Thay vì phải xếp hàng chờ làm thủ tục, hành khách chỉ cần đi qua các cổng tự động. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những sân bay lớn như Abu Dhabi, nơi có lượng khách rất đông.

Theo một cuộc khảo sát vào tháng 10.2023 của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), 75% hành khách cho biết họ muốn sử dụng dữ liệu sinh trắc học hơn hộ chiếu giấy và thẻ lên máy bay. Vì thế, các sân bay khác trên thế giới cũng đang có xu hướng giảm sử dụng giấy tờ và áp dụng công nghệ sinh trắc học.

Các sân bay khác trên thế giới cũng đang có xu hướng khai thác nhập cảnh bằng sinh trắc học, thay vì thủ tục giấy tờ. Trong báo cáo tháng 10/ 2023 của IATA, 46% số người được hỏi cho biết họ đã từng sử dụng công nghệ này tại một sân bay trước đây.

Trước Abu Dhabi, Singapore là một trong những nước đi đầu trong triển khai công nghệ này tại sân bay. Ngoài ra, sân bay quốc tế Hong Kong (Trung Quốc), Tokyo Narita, Tokyo Haneda (Nhật Bản) và Indira Gandhi (Ấn Độ) đã áp dụng công nghệ sinh trắc học tại một số điểm nhất định trong quá trình xuất nhập cảnh.

Tại Mỹ, Cục Hải quan và Biên phòng đã triển khai công nghệ sinh trắc học tại các khu vực đến của 96 sân bay quốc tế. Tại điểm khởi hành, Mỹ đã áp dụng công nghệ này ở 53 địa điểm.

Khánh Linh - Nguồn: CNN News
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES