Cuộc sống ở nơi không có mưa suốt 500 năm

24/04/2024

Với vẻ đẹp cực kỳ ấn tượng và sức nóng gây ra sự khô cằn nhất trên thế giới, sa mạc Atacama được mô tả như một Hoả tinh trên Trái Đất thu hút sự quan tâm của dư luận.

Điểm nắng nhất trên Trái Đất là Altiplano ở sa mạc Atacama, một bình nguyên khô cằn gần dãy núi Andes ở Chile nhận nhiều ánh nắng Mặt Trời như sao Kim. Dù thường lạnh và khô, vùng đất đầy nắng nằm ở độ cao 4.000 m này có nhiều nắng chiếu tới hơn các nơi ở gần xích đạo hơn hoặc cao hơn.

Bài liên quan

LƯỢNG MƯA ÍT ỎI SUỐT MẤY TRĂM NĂM

Sa mạc Atacama nằm ở phía bắc Chile và một phần nhỏ ở phía nam của Peru. Nó nằm giữa dãy núi Andes và Thái Bình Dương, cách chí tuyến Nam 960 km. Sa mạc Atacama khác biệt với những nơi khác bởi địa hình độc đáo toàn những ngọn đồi đá và đá núi lửa cùng những cồn cát trải dài. Hoang mạc này nằm ở độ cao 3.200 m so với mặt biển và rộng tới 181.300 km2.

Có những khu vực ở sa mạc Atacama có lượng mưa chỉ đạt 3 mm mỗi năm

Có những khu vực ở sa mạc Atacama có lượng mưa chỉ đạt 3 mm mỗi năm

Sa mạc Atacama rất đặc biệt vì nhiều lý do. Đây là sa mạc lâu đời nhất trên Trái Đất, khô nhất ở ngoài vùng cực và có thể là nơi quang đãng nhất để quan sát bầu trời đêm. Altiplano ở Chile cũng nổi bật nhờ bức xạ Mặt Trời, mức năng lượng ánh sáng phát ra từ Mặt Trời tới Trái Đất. Các nhà khoa học đo được mức kỷ lục thế giới ở bình nguyên này với 2.177 watt/m2. Để so sánh, bức xạ ở tầng trên cùng của khí quyển Trái Đất vào khoảng 1.360 watt/m2.

Đây là sa mạc lâu đời nhất trên Trái Đất

Đây là sa mạc lâu đời nhất trên Trái Đất

Theo phân tích của các nhà khoa học, từ năm 1570 đến 1971, sa mạc Atacama không có mưa nhiều. Thậm chí, một số khu vực tại đây chưa từng xuất hiện một giọt mưa. Điều này đã khiến cho sa mạc Atacama trở thành vùng vô cùng khô cằn. Nhưng một số khu vực khác của sa mạc lại nhận được nhiều mưa, tạo nên hệ sinh thái đa dạng.

Arica, một thành phố tọa lạc gần sa mạc Atacama của Chile, là nơi có điều kiện khí hậu khô cằn nhất trên thế giới. Với lượng mưa trung bình chỉ khoảng 0,761 mm mỗi năm, và sa mạc Atacama cũng chịu đựng không mưa trong suốt 500 năm.

Theo các nhà khoa học, có ba nguyên nhân chính gây ra tình trạng khan hiếm mưa tại sa mạc Atacama

Theo các nhà khoa học, có ba nguyên nhân chính gây ra tình trạng khan hiếm mưa tại sa mạc Atacama

Theo các nhà khoa học, có ba nguyên nhân chính gây ra tình trạng khan hiếm mưa tại sa mạc Atacama. Thứ nhất, sa mạc này bị chắn bởi dãy núi Andes và gây ra hiệu ứng Foehn. Hiện tượng này khiến cho các đám mây thải ra lượng mưa lớn trên các sườn núi, dẫn đến việc khi vượt qua sa mạc, đám mây không còn nước để tạo ra mưa. Thứ hai, ảnh hưởng của dòng chảy Humboldt đã vận chuyển nước lạnh từ Nam Cực đến các bờ biển của Chile và Peru, làm giảm sự bốc hơi của nước và làm khó hình thành các đám mây mang mưa. Thứ ba, tồn tại một đồng bằng núi lửa cao và rộng được gọi là Altiplano. Phía nam của Altiplano lấy đi hơi ẩm từ Thái Bình Dương, trong khi ở phía bắc, nó ngăn các cơn bão từ vùng Amazon xâm nhập vào Chile.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

ĐỊA HÌNH GIỐNG HỎA TINH

Các nhà khoa học phát hiện đất được tìm thấy ở sa mạc Atacama và trên Hỏa tinh có điểm tương đồng. Do đó, sa mạc này là nơi thử nghiệm thiết bị và robot để gửi đến Hỏa tinh của NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ). Nơi đây cũng được sử dụng để quay nhiều bộ phim Hollywood liên quan đến du hành vũ trụ.

Địa hình của sa mạc Atacama có nhiều điểm tương đồng với sao Hỏa

Địa hình của sa mạc Atacama có nhiều điểm tương đồng với sao Hỏa

Các nhà khoa học đã phát hiện rằng địa hình của hoang mạc Atacama rất giống với sao Hỏa. Nơi đây cũng đã được sử dụng làm địa điểm thử nghiệm cho các thiết bị và robot mà NASA gửi đến sao Hỏa. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geology, sa mạc Atacama từng là địa điểm của một vụ va chạm với sao chổi xảy ra khoảng 12.000 năm trước. Vụ va chạm mạnh đến mức tạo ra những phiến thủy tinh silicat khổng lồ, vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Trong thủy tinh trên sa mạc Atacama chứa nhiều mảnh khoáng chất cubanite và troilite

Trong thủy tinh trên sa mạc Atacama chứa nhiều mảnh khoáng chất cubanite và troilite

Trong thủy tinh trên sa mạc Atacama, chứa nhiều mảnh khoáng chất thường được tìm thấy trong các thiên thạch đã rơi xuống Trái đất. Cụ thể, các khoáng chất này là cubanite và troilite. Các khoáng chất trong loại thủy tinh này giống các loại hạt được thu thập bởi sứ mệnh lấy mẫu từ sao chổi Wild 2 của NASA. Các nhà khoa học cho rằng các khoáng chất trên sa mạc Atacama là những gì còn sót lại sau khi một ngôi sao chổi tương tự như Wild 2 phát nổ trên sa mạc, làm cát bị nung chảy.

Empty

NƠI QUAN SÁT BẦU TRỜI ĐÊM RÕ NHẤT

Với những người yêu thích ngắm sao, sa mạc Atacama được coi là một trong những điểm đến lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng bầu trời đêm tuyệt vời. Mỗi năm, nơi đây có hơn 300 đêm bầu trời quang đãng, tạo điều kiện lý tưởng cho việc quan sát các hành tinh, ngôi sao, và thiên thạch. Đặc biệt, sa mạc Atacama còn là nơi đặt một trong những kính viễn vọng lớn nhất thế giới.

Sa mạc được biết đến là một trong những nơi ngắm sao đẹp nhất trên thế giới

Sa mạc được biết đến là một trong những nơi ngắm sao đẹp nhất trên thế giới

Không chỉ hầu như không có ô nhiễm ánh sáng, mà mây mù che phủ thấp và độ cao trên mực nước biển khiến hình ảnh nhìn qua ống quang học của kính thiên văn rất sắc nét. Do đó, sa mạc này cũng là nơi đặt một trong những kính viễn vọng lớn nhất trên thế giới.

Với độ cao và diện tích rộng lớn, khu vực này cung cấp một bức tranh vô cùng tuyệt vời của vũ trụ, thu hút các nhà thiên văn và du khách muốn khám phá vẻ đẹp vô tận của vũ trụ.

NƠI SINH SỐNG CỦA HƠN 1 TRIỆU NGƯỜI

Theo các ghi chép lịch sử của địa phương, con người đã ở đây từ hàng nghìn năm trước. Có thể nói, sa mạc Atacama là một biểu hiện đặc biệt về sự khắc nghiệt của tự nhiên. Mặc dù cằn cỗi và thiếu nước trầm trọng, nhưng với bền bỉ và sự sáng tạo của con người, hơn 1 triệu cư dân vẫn chọn lựa sinh sống tại các thành phố ven biển, làng chài và các thành phố trên ốc đảo của sa mạc này. Điều này là minh chứng cho sức sống và sức mạnh của ý chí con người, khi họ đã tìm cách thích nghi và tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt như sa mạc Atacama.

Người dân địa phương đã tìm ra phương pháp trữ nước độc đáo

Người dân địa phương đã tìm ra phương pháp trữ nước độc đáo

Trên thực tế, sau một thời gian dài sinh sống ở hoang mạc Atacama, người dân địa phương đã tìm ra phương pháp trữ nước độc đáo. Họ đã dùng các tấm lưới dày đặc để thu lại nước từ các tầng ngầm nước do tuyết tan chảy trên dãy núi Andes. Sau đó, nước sẽ theo đường ống được dẫn đến từng hộ gia đình.

Theo đó, Arica là thành phố cảng, nằm cạnh đường cao tốc Pan-American (đường cao tốc dài nhất thế giới, theo Sách kỷ lục Guinness). Ngoài ra, ngành công nghiệp trái cây thịnh vượng nằm ở các thung lũng AzapaandLluta gần đó cũng góp phần thu hút người dân đến sinh sống và làm việc.

Khánh Linh - Nguồn: Live Science
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES