Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia được công nhận là di sản văn hóa thế giới

14/07/2025

3 di tích lịch sử của Campuchia, bao gồm Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ, chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).

Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO, Campuchia ba di tích tưởng niệm quan trọng bao gồm: Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ chính thức được ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa Thế giới.

Bài liên quan

Quyết định này không chỉ là sự công nhận quốc tế về giá trị lịch sử và nhân văn của những địa điểm đau thương này, mà còn là lời nhắc nhở mạnh mẽ về tội ác diệt chủng, đồng thời khẳng định nỗ lực của Campuchia trong việc biến những "địa điểm tội ác" thành "trung tâm hòa giải và hòa bình".

Campuchia đón tin vui khi 3 di tích tại đất nước này được công nhận là di sản văn hoá thế giới

Campuchia đón tin vui khi 3 di tích tại đất nước này được công nhận là di sản văn hoá thế giới

Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã ngay lập tức gửi thông điệp chào mừng đầy ý nghĩa tới toàn thể người dân. Trong đó, ông không chỉ hiệu triệu nhân dân tham gia các hoạt động chào mừng được tổ chức vào sáng ngày 13/7 mà còn kêu gọi toàn thể quốc dân cùng dâng hoa và tiến hành hoạt động tưởng niệm các nạn nhân của chế độ diệt chủng Pol Pot tại tất cả các di tích tưởng niệm của Campuchia vào ngày 11/7 hàng năm.

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia

Ba di tích lịch sử vừa được công nhận nằm trong bộ hồ sơ mang tên "Di tích tưởng niệm của Campuchia: Từ địa điểm tội ác đến trung tâm hòa giải và hòa bình", được đệ trình chính thức vào ngày 27/3/2020. Đây là cụm di sản văn hóa thứ năm của Campuchia được UNESCO công nhận, đánh dấu một bước chuyển mình trong cách thức bảo tồn và tôn vinh di sản của quốc gia này.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Trước đây, các di sản được vinh danh chủ yếu gắn liền với các đền tháp cổ kính, biểu tượng của nền văn minh Khmer rực rỡ như quần thể đền Angkor Wat (năm 1992), Preah Vihear (năm 2008), Sambor Prei Kuk (năm 2017) và Koh Ker (năm 2023). Việc bổ sung các di tích tưởng niệm về thời kỳ diệt chủng Pol Pot cho thấy sự đa dạng và chiều sâu trong kho tàng di sản của Campuchia, bao gồm cả những trang sử bi tráng nhưng cần được ghi nhớ.

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), tọa lạc tại phường Boeung Keng Kang 2, quận Boeung Keng Kang, thủ đô Phnom Penh, vốn là ty an ninh có ký hiệu S21. Nơi đây từng là trung tâm giam giữ, thẩm vấn và tra tấn tàn bạo dưới sự quản lý trực tiếp của tên đồ tể khét tiếng Duch (Kaing Guek Eav) trong giai đoạn chế độ Kampuchea dân chủ cầm quyền từ năm 1975-1979. Di tích này cũng đã được UNESCO ghi danh trong chương trình Ký ức thế giới vào ngày 31/7/2009, khẳng định giá trị tài liệu và chứng cứ lịch sử của nó.

Tọa lạc tại phường Boeung Keng Kang 2, quận Boeung Keng Kang ở thủ đô Phnom Penh, đây là trung tâm giam giữ, thẩm vấn và tra tấn tàn bạo dưới chế độ Kampuchea dân chủ cầm quyền ở Campuchia từ năm 1975-1979

Tọa lạc tại phường Boeung Keng Kang 2, quận Boeung Keng Kang ở thủ đô Phnom Penh, đây là trung tâm giam giữ, thẩm vấn và tra tấn tàn bạo dưới chế độ Kampuchea dân chủ cầm quyền ở Campuchia từ năm 1975-1979


Empty
Empty

Cũng nằm tại thủ đô Phnom Penh, di tích lịch sử Cánh đồng chết Choeung Ek (phường Choeung Keng, quận Dangkor) từng là nơi diễn ra các cuộc hành quyết tập thể tù nhân dưới thời Pol Pot, sau khi họ bị giam cầm và hỏi cung tại Nhà tù Tuol Sleng. Đây là một trong những địa điểm kinh hoàng nhất, nơi hàng ngàn sinh mạng đã bị tước đoạt một cách dã man.

Cánh đồng chết Choeung Ek, nơi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ của Pol Pot đã sát hại một cách tàn nhẫn người dân vùng đất Campuchia, đây chính là minh chứng quan trọng để tố cáo sự độc ác, tàn nhẫn trong quá khứ ngày ấy

Cánh đồng chết Choeung Ek, nơi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ của Pol Pot đã sát hại một cách tàn nhẫn người dân vùng đất Campuchia, đây chính là minh chứng quan trọng để tố cáo sự độc ác, tàn nhẫn trong quá khứ ngày ấy

Điểm tham quan này thực chất cũng đã được thu nhỏ lại, dọn dẹp sạch sẽ và chỉ để lại vài chứng tích quan trọng

Điểm tham quan này thực chất cũng đã được thu nhỏ lại, dọn dẹp sạch sẽ và chỉ để lại vài chứng tích quan trọng

Trong khi đó, di tích Nhà tù M13 cũ tọa lạc một phần tại ấp Prey Chrov, xã Kbal Teuk, huyện Teuk Phos, tỉnh Kampong Chhnang và một phần trên địa bàn ấp Thmar Kup, xã Am Laeng, huyện Thpong, tỉnh Kampong Speu. Theo các tài liệu lịch sử, M13 là khu biệt giam từng nằm dưới sự quản lý của tên đồ tể Duch vào năm 1972, trước khi hắn chuyển đến S21.

Để củng cố việc bảo vệ và phát huy giá trị của những di tích này, ngày 25/2/2025, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã ký sắc lệnh hoàng gia thành lập "Khu di tích tưởng niệm của Campuchia: Từ tội ác đến hòa bình", bao gồm ba địa điểm lịch sử nêu trên. Sắc lệnh hoàng gia được ban hành với mục đích cao cả là bảo vệ và bảo tồn các hiện vật, tài liệu lịch sử, đồng thời bảo vệ cảnh quan môi trường, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các di tích. Hơn thế nữa, nó còn nhằm nâng cao nhận thức, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và giáo dục nhằm thúc đẩy hòa giải và hòa bình bền vững ở Campuchia.

Nhiều khách tham quan thấy rợn người, không dám bước vào khu vực dùng để biệt giam các nạn nhân

Nhiều khách tham quan thấy rợn người, không dám bước vào khu vực dùng để biệt giam các nạn nhân

Empty

Việc công nhận ba di tích tưởng niệm này làm phong phú thêm kho tàng di sản của Campuchia trên bản đồ thế giới. Ngoài các di tích vừa được vinh danh và những đền tháp cổ kính đã được công nhận trước đó, Campuchia còn đang nỗ lực đề nghị công nhận di sản thế giới đối với nhiều di tích khác bao gồm: Di chỉ Phnom Da và Angkor Borei, đền Banteay Chhmar, quần thể đền Beng Mealea, cố đô Oudong, núi Kulen và đền Preah Khan Kampong Svay.

Bên cạnh các di sản văn hóa vật thể, Campuchia còn tự hào với nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận, thể hiện sự đa dạng và phong phú trong bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể kể đến nghệ thuật vũ kịch cung đình (năm 2003), nghệ thuật múa rối bóng lớn (2005), trò chơi dân gian kéo co (2015), nghệ thuật trình diễn Chapei Dang Veng hay đàn cán dài (2016), nghệ thuật vũ kịch chùa Svay Andet (2018), võ Lbokator (2022) và khăn rằn Khmer (2024).

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES