Độc đáo bản sắc Tây Nguyên ở Kon Tum

07/06/2021

Đến với Kon Tum, du khách sẽ được khám phá nét nguyên sơ của vùng đất đỏ Bazan, tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số và trải nghiệm những món ngon mang hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên...

Kon Tum là tỉnh nằm ở phía Bắc của Tây Nguyên. Cùng với Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, năm tỉnh cấu thành nên vùng cao nguyên đất đỏ bazan màu mỡ, thiên nhiên trù phú. Đây là tỉnh duy nhất tiếp giáp với hai nước Lào và Campuchia nên Kon Tum được mệnh danh là ngã ba Đông Dương.

Trong tiếng Ba Na, Kon Tum có nghĩa là "làng ở vùng hồ", xưa là một vùng đất hoang vắng, đất rộng người thưa, những buôn làng của người Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, B’Râu, R’Mâm… rải rác ở các vùng cư trú khác nhau mà không tập trung vào cùng một khu vực. Phần lớn diện tích tự nhiên của Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn nên địa hình nghiêng dần từ đông sang tây và thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vùng này cũng là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn như sông Cái (chảy sang Quảng Nam), sông Sê San (chảy sang Campuchia), sông Ba (chảy sang Phú Yên).

Có thể nói, du lịch Kon Tum gắn liền với thiên nhiên hoang dã do đặc thù về mặt tự nhiên và mang đậm dấn ấn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của các dân tộc bản xứ.

kon tum 1

Kon Tum là nơi có nhiều khu di tích cũng như thắng cảnh đẹp bên cạnh các lễ hội truyền thống lớn trong năm, thu hút rất đông khách du lịch mỗi năm đến với vùng đất còn nhiều vẻ nguyên sơ này. Dưới đây là một số điểm đến nổi bật dành cho du khách muốn trải nghiệm những nét độc đáo của Kon Tum.

Thác Pau Suh (Thác Pa Sỹ)

kon tum 2

Con thác với tên gọi độc đáo là điểm đến trứ danh của đất núi rừng Tây Nguyên. Cách trung tâm thành phố khoảng 6 km, thác Pa Sỹ nằm trên địa phận làng Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plong. Nơi đây được bao quanh bởi những cánh rừng nguyên sinh xanh ngát, khí hậu trong lành, mát mẻ mang lại cảm giác thoải mái, sảng khoái cho du khách.

Thác Pa Sỹ được tạo thành từ 3 ngọn suối lớn nhất Măng Đen, nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển. Thác Pa Sỹ không hùng vĩ, như các thác nổi tiếng vùng Tây Nguyên đại ngàn khác mà dịu dàng với dòng chảy trắng xoá.

núi Ngọc Linh

kon tum 3

Ngọc Linh Liên Sơn là liên hoàn núi non bao trùm 4 tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, bắt đầu từ ngọn Ngọc Lum Heo ở Tây Bắc cho đến ngọn Ngọc Rơ phía Đông Nam. Trong đó, Ngọc Linh là đỉnh núi cao nhất.

Nằm ở độ cao khoảng 2600 m, núi Ngọc Linh vô cùng nên thơ, hùng vĩ. Chưa nhiều người dám chinh phục núi Ngọc Linh huyền ảo này bởi ở đây có biết bao nhiêu câu chuyện kì bí được kể lại. Ngọn núi này chứa đựng nhiều giá trị tâm linh từ bao đời của người dân tộc thiểu số nơi đây.

Những bạn trẻ gan dạ yêu thích leo núi có thể lựa chọn Ngọc Linh làm điểm đến cho chuyến đi của mình.

suối nước nóng Đăk Tô

Suối nước nóng Đăk Tô thuộc địa phận xã Kon Đào, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

Dòng nước của suối nước nóng Đăk Tô có nhiệt độ từ 50-70 độ C, bên trong chứa nhiều khoáng chất Mg, Na, Ca, Si… không chỉ giúp du khách thư giãn mà còn có tác dụng chữa bệnh, phù hợp cho những người có nhu cầu du lịch kết hợp nghỉ dưỡng.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
kon tum 5

Đây là khu vực chưa được quan tâm khai thai du lịch nên sẽ thiếu nhiều tiện nghi cơ bản, chưa đáp ứng nhiều mong đợi của du khách. Hãy đến suối nước nóng Đắk Tô với tâm thế khám phá thay vì trông chờ vào các dịch vụ du lịch chu đáo.

Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray

Cách trung tâm thành phố chừng 30 km về phía Tây, du khách khi đến du lịch Kon Tum không thể bỏ qua Vườn Quốc gia Chư Mom Ray của Kon Tum.

kon tum 4

VQG Chư Mom Ray được mệnh danh là lá phổi xanh của vùng cực Bắc Tây Nguyên và cũng được biết đến là vườn quốc gia sở hữu tính đa dạng sinh học cao nhất Việt Nam. Điều đáng nói ở đây không chỉ là nơi có diện tích rộng lớn, giáp với VQG Virachey của Campuchia và Khu bảo tồn Đông Nam Ghong của Lào, mà đây cũng là mái nhà của hơn 114 loài có tên trong Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới.

làng Kon Bring

Làng du lịch cộng đồng Kon Bring, Kon Tum là ngôi làng của người dân tộc M’Nâm với nhiều nét đặc trưng truyền thống, đậm chất Tây Nguyên như: kiến trúc nhà Rông, nhà sàn, múa cồng chiêng…

kon tum 6

Đến với làng Kon Bring, du khách sẽ cảm nhận được nét đẹp thanh bình, mộc mạc qua những ngôi nhà sàn bằng gỗ và hiểu rõ hơn về tập quán, nếp sống thường nhật của bà con nơi đây. Thú vị hơn hết, du khách có thể có cơ hội được nghe già làng kể truyền thuyết của người M’Nâm cũng như truyền thuyết ly kỳ về vùng đất Măng Đen.

thành phố Kon Tum

Điểm đến phổ biến nhất ở tỉnh Kon Tum chính là thành phố cùng tên. Nơi đây là trung tâm văn hóa - kinh tế của tỉnh, mang trong mình các giá trị hiện đại nhưng vẫn gìn giữ được các nét truyền thống.

Các điểm đến thu hút khách du lịch khi tới thành phố Kon Tum bao gồm: Nhà thờ gỗ Kon Tum, Tòa Giám mục Kon Tum, làng cổ Kon K’Tu, nhà rông Kon K’lor, cầu treo Kon K’lor, Bảo tàng Kon Tum và chùa Bác Ái.

Nhà thờ gỗ Kon Tum

Nhà thờ gỗ Kon Tum

Cầu treo Kon K'lor

Cầu treo Kon K'lor

Làng cổ Kon K’Tu

Làng cổ Kon K’Tu

Văn hóa ẩm thực phong phú

Đất Kon Tum trù phú vậy nên nền ẩm thực của người dân Kon Tum cũng đa dạng không kém. Các món ăn của Tây Nguyên gắn liền với núi rừng tự nhiên, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Những món ăn không thể bỏ lỡ khi đến với Tây Nguyên như: xôi măng, bún sứa, bánh gói, gỏi lá, gỏi kiến chua,...

Xôi măng

kon tum 10

Là đặc sản nổi tiếng ở Kon Tum, xôi măng nghe thật lạ tai và cách chế biến cũng độc đáo. Món ăn dân dã này nhìn không mấy hoa mỹ nhưng ăn mới biết tất cả cái tinh túy của miền đất Tây Nguyên nắng gió thấm đượm trong món ăn. Món xôi xào măng luôn là lựa chọn được nhiều thực khách thưởng thức bởi món ăn ngon, giá rẻ và cũng dễ mua.

Bún sứa

kon tum 11

Dù rằng Kon Tum không phải tỉnh có biển nhưng món bún sứa này lúc nào cũng sẵn sàng đến với du khách gần xa. Vị dai giòn của sứa biển, nước dùng đậm đà ngon ngọt, thêm chút ớt cay và sợi bún tròn đều trắng muốt luôn để lại ấn tượng khó quên cho những ai muốn tìm lại vị quê.

Gỏi lá Kon Tum

kon tum 12

Đúng như tên gọi, món ăn có đến 40-50 loại lá khác nhau, gồm ổi, sung, xoài, me, đinh lăng, ngũ gia bì, lá chua, chùm ruột, tía tô, ngãi cứu, hồng ngọc… Món gỏi lá này được ăn kèm với thịt heo ba chỉ luộc thái mỏng, tôm đồng luộc, bì heo. Điều làm nên sự độc đáo của món ăn này là nước chấm kèm theo làm nên hương vị rất riêng.

Gỏi kiến chua

kon tum 13

Để chế biến món ăn này rất kỳ công, khó nhất là công đoạn vào rừng để lấy được tổ kiến vàng mang về, vì thông thường các tổ kiến nằm trên cây rất cao. Sau khi tổ kiến được lấy mang về nhà, phải qua sơ chế bằng cách nấu nước ấm cho tổ kiến vào để loại bỏ chất bẩn rồi vớt ra để ráo. Trộn kiến vàng, trứng kiến và một ít rau thơm, muối, ớt là đã có được món ăn hấp dẫn. Tổ kiến vàng càng nhiều trứng kiến thì càng ngon.

Thịt chuột quý tộc

kon tum 14

Đây là tên gọi của người dân trồng sâm Ngọc Linh ở vùng Tu Mơ Rông gán cho loài chuột, vốn chỉ rình ăn những cây sâm Ngọc Linh quý hiếm. Món này được xem là đặc sản của người dân ở Măng Ri, bởi chúng đã ăn sâm Ngọc Linh - loài dược liệu quý hiếm của vùng đất Tu Mơ Rông. Chỉ khi có các dịp lễ lớn hoặc khách nào quý lắm mới được người dân đem ra đãi.

Cá niên

kon tum 15

Ở Kon Plông, cá niên là đặc sản. Bởi loại cá này chỉ xuất hiện ở những sông suối có nguồn nước sạch, chảy xiết, ghềnh đá rất khó bắt và thường xuất hiện nhiều vào thời điểm những tháng mùa khô hoặc mùa xuân. Thịt cá niên trắng, chẳng những không có mùi tanh mà ngược lại rất thơm ngon và được đánh giá có nhiều dưỡng chất. Cá niên có nhiều cách chế biến, nếu nướng, cá chỉ cần để nguyên con rửa sạch rồi xiên vào thanh tre đặt trên bếp than. Khi cá chín vàng gỡ ra chấm với muối ớt.

Bá Di - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES