Độc đáo ngôi chùa làm từ gáo dừa và san hô ở xứ Nẫu

15/08/2024

Giữa mênh mông biển cả xứ Nẫu, ẩn mình một ngôi chùa cổ kính mang tên Thanh Lương. Chùa không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người dân địa phương mà còn là điểm đến hấp dẫn du khách bởi những câu chuyện huyền bí và kiến trúc độc đáo.

Nép mình bên bờ biển xanh thẳm, chùa Thanh Lương tọa lạc tại xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, đã trở thành một điểm đến đặc biệt đối với du khách yêu thích khám phá văn hóa và kiến trúc độc đáo. Đây không chỉ là nơi linh thiêng để người dân địa phương tìm về nương tựa tinh thần, mà còn là một công trình nghệ thuật tuyệt vời, kết hợp hài hòa giữa tự nhiên và sự sáng tạo của con người.

Bài liên quan
Nơi đây từ lâu đã trở thành một điểm đến đặc biệt đối với du khách yêu thích khám phá văn hóa và kiến trúc độc đáo.

Nơi đây từ lâu đã trở thành một điểm đến đặc biệt đối với du khách yêu thích khám phá văn hóa và kiến trúc độc đáo.

Ngôi chùa cổ gắn liền với truyền thuyết ly kỳ

Truyền thuyết kể rằng, vào cuối thế kỷ 18, một nhóm thương nhân người Hoa đã tình cờ phát hiện ra một vùng đất yên bình tại Phú Yên. Họ quyết định xây dựng ngôi chùa Thanh Lương như một nơi để gửi gắm nỗi nhớ quê hương và cầu mong bình an. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm thì cộng đồng người Hoa không còn nữa, ngôi chùa dần trở nên hoang tàn.

Phải đến khi làng chài Mỹ Quang ngày càng đông đúc, người dân mới phát hiện ra ngôi chùa cổ này. Họ đã cùng nhau trùng tu, tôn tạo lại, biến nơi đây trở thành một điểm hành hương tâm linh quan trọng.

Một câu chuyện ly kỳ khác gắn liền với chùa Thanh Lương là về pho tượng Quan Thế Âm. Tương truyền, pho tượng này được sóng biển đánh dạt vào gần bãi biển Hòn Dứa. Dù đã trải qua bao năm tháng, pho tượng vẫn giữ nguyên vẻ uy nghiêm và linh thiêng. Người dân tin rằng, đây là một điềm lành và đã tổ chức một lễ rước long trọng để đưa pho tượng về chùa. Từ đó, ngôi chùa này càng nhận được nhiều sự chú ý hơn.

Empty
Empty
Không gian thanh tịnh dẫn lối vào chùa.

Không gian thanh tịnh dẫn lối vào chùa.

Chùa Thanh Lương ban đầu là một ngôi chùa nhỏ đơn sơ, với chức năng là nơi thờ tự cho người dân làng chài trong vùng. Theo thời gian, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu và mở rộng. Điều đặc biệt ở đây là sự kết hợp giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên của người dân xứ Nẫu, tạo nên một không gian linh thiêng, gần gũi và đậm chất nhân văn.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Những năm đầu thế kỷ 21, chùa Thanh Lương đã trải qua một cuộc trùng tu lớn với việc sử dụng chất liệu tự nhiên độc đáo. Đây cũng là thời điểm mà ngôi chùa trở nên nổi tiếng với kiến trúc làm từ gáo dừa và san hô, thu hút không chỉ người dân địa phương mà cả du khách từ khắp nơi đến tham quan.

Kiến trúc độc đáo: Gáo dừa và san hô hòa quyện cùng thiên nhiên

Chùa Thanh Lương được chia thành bốn phần chính: Cổng Tam Quan, hồ Long Thủy, Điện Quan Âm và Thiền đường. Từ xa nhìn lại, ngôi chùa nổi bật với kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa miền biển, nhờ sự kết hợp tinh tế giữa chất liệu san hô biển và gáo dừa. San hô - biểu tượng của các sinh vật dưới lòng biển và gáo dừa - tượng trưng cho sự thuần khiết và thanh cao của Phật pháp, tạo nên nét đặc trưng riêng cho chùa.

Empty
Empty
Kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa miền biển, nhờ sự kết hợp tinh tế giữa chất liệu san hô biển và gáo dừa.

Kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa miền biển, nhờ sự kết hợp tinh tế giữa chất liệu san hô biển và gáo dừa.

Theo như lời kể của người dân tại đây, quá trình xây dựng chùa Thanh Lương cũng hết sức công phu. Các khối san hô được lấy từ biển về, qua nhiều bước đẽo gọt và mài nhẵn, được sử dụng để trang trí những chi tiết độc đáo như đầu rồng, kỷ hà, trần nhà...

Mái chùa được thiết kế tỉ mỉ để tạo ra độ cong tự nhiên, mềm mại. Tường chùa thay vì được làm từ gỗ, lại được ốp bằng san hô và gáo dừa. Màu sắc nâu, đen, trắng của gáo dừa hòa quyện với nhau, mang đến một vẻ đẹp đặc trưng, độc đáo mà hiếm ngôi chùa nào ở Việt Nam có được. Đây cũng là lý do mà bất kỳ du khách nào đến Phú Yên đều muốn ghé thăm chùa Thanh Lương để chiêm ngưỡng tận mắt vẻ đẹp của những bức tường và mái chùa được làm từ san hô, gáo dừa. Ngày nay, chùa Thanh Lương được coi là ngôi chùa đầu tiên sử dụng san hô và gáo dừa để ốp mái cho Nhà thờ Tổ.

Empty
Mái chùa được thiết kế tỉ mỉ để tạo ra độ cong tự nhiên, mềm mại.

Mái chùa được thiết kế tỉ mỉ để tạo ra độ cong tự nhiên, mềm mại.

Khi bước vào chùa Thanh Lương, ta sẽ cảm nhận ngay được sự bình yên và tĩnh lặng trong tâm hồn. Cảnh quan chùa được bài trí giản dị nhưng không kém phần trang nghiêm. Dù không lộng lẫy như những ngôi chùa khác, chùa Thanh Lương vẫn cuốn hút du khách bởi kiến trúc độc đáo và tính cách hiền hòa của con người nơi đây.

Điện Quan Âm - nơi lưu giữ truyền thuyết ly kỳ của chùa.

Điện Quan Âm - nơi lưu giữ truyền thuyết ly kỳ của chùa.

Ngay tại cổng chùa, du khách sẽ được chào đón bởi tượng Phật Di Lặc an nhiên tự tại. Bên trái chùa là hồ sen, vào mùa nở rộ, sắc thắm của sen phản chiếu trên mặt nước trong xanh, tạo nên một khung cảnh tĩnh lặng và thơ mộng. Một điểm nhấn khác là hồ nước trong vắt với tượng Phật Bà mỉm cười nhân hậu, bàn tay Phật nhô lên khỏi mặt nước, tạo nên một không gian linh thiêng, thiền tịnh. Tượng Phật này cao khoảng 7 mét, được khánh thành vào tháng 9 năm 2019.

Không gian đối diện Chánh điện của chùa.

Không gian đối diện Chánh điện của chùa.

Bên cạnh Điện Quan Âm là hòn non bộ vô cùng ấn tượng.

Bên cạnh Điện Quan Âm là hòn non bộ vô cùng ấn tượng.

Tượng Phật này cao khoảng 7 mét, nằm nhô lên khỏi mặt nước.

Tượng Phật này cao khoảng 7 mét, nằm nhô lên khỏi mặt nước.

Minh Ngọc (29 tuổi, du khách đến từ TP.HCM) chia sẻ: "Ngôi chùa rộng, đẹp và cổ kính rất đáng để tham quan khi đến Phú Yên. Tôi đặc biệt thích không gian hồ nước có tượng Phật Bà, cảm giác bình yên khó tả".

Ngoài ra, chùa Thanh Lương còn nằm gần nhiều địa danh nổi tiếng khác của Phú Yên như Gành Đá Đĩa, bãi Xép, hay đầm Ô Loan. Sau khi tham quan chùa, du khách có thể kết hợp khám phá các điểm đến này để có một chuyến du lịch trọn vẹn hơn.

Empty
Empty
Dạo bước tham quan, du khách cũng dễ dàng bắt gặp những hình ảnh decor bằng vỏ ốc, san hô khắp chùa.

Dạo bước tham quan, du khách cũng dễ dàng bắt gặp những hình ảnh decor bằng vỏ ốc, san hô khắp chùa.

Và không thể thiếu hình ảnh loài cây quen thuộc của xứ Nẫu.

Và không thể thiếu hình ảnh loài cây quen thuộc của xứ Nẫu.

Bài và ảnh: Hà Mai Trinh
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES