Phở Nam Định và mì Quảng trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

12/08/2024

Phở Nam Định và mì Quảng, hai "viên ngọc quý" của nền ẩm thực Việt Nam, vừa được tôn vinh khi chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Quyết định này không chỉ ghi nhận giá trị ẩm thực độc đáo mà còn khẳng định vị thế của hai món ăn này trong đời sống văn hóa người Việt.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với phở Nam Định.

Bài liên quan

Theo đó, phở Nam Định được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình tri thức dân gian, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: Có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

“Tri thức dân gian Phở Nam Định” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

“Tri thức dân gian Phở Nam Định” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Việc phở Nam Định trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là cơ sở bước đầu để Chính phủ đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét, ghi danh phở Nam Định vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Từ đó, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể phở Nam Định; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá di sản văn hoá ẩm thực phở Nam Định; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với di sản. Đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, của các tổ chức hội, hiệp hội ẩm thực và cộng đồng trong việc gìn giữ, bảo vệ giá trị thương hiệu, sản phẩm ẩm thực đặc sắc của đất và người Nam Định.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Nam Định là vùng đất bảo lưu được nhiều di sản văn hóa phong phú và đa dạng. Khi đến đây, du khách có cơ hội thưởng thức nhiều đặc sản ẩm thực xứ Bắc. Trong đó, phở bò là món ăn ngon, có nguồn gốc dân dã nhưng dần tạo tiếng vang lớn.

Bát phở, hàng phở, trong đó rất nhiều do người Nam Định làm ra, làm chủ là hình ảnh rất thân quen, gần gũi, trở thành một nét văn hóa

Bát phở, hàng phở, trong đó rất nhiều do người Nam Định làm ra, làm chủ là hình ảnh rất thân quen, gần gũi, trở thành một nét văn hóa

Theo lời những người làm phở nơi đây, từ cuối thế kỷ 19, nhiều người làng đi làm công nhân ở nhà máy dệt tại thành phố Nam Định, các gánh phở cũng lên thành Nam phục vụ nhu cầu ăn đêm của người phố. Từ đó về sau, người Nam Định mang nghề nấu phở đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Phở Nam Định từng bước xây dựng và khẳng định thương hiệu, không chỉ là món ăn ngon nức tiếng mà còn là kết tinh của văn hóa ẩm thực Nam Định.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, suốt từ nửa sau thế kỷ XV cho đến thời kỳ các chúa Nguyễn, vùng đất rộng lớn phương Nam với thổ nhưỡng phì nhiêu, sản vật phong phú nhưng còn thưa vắng bóng người đã trở thành "miền đất hứa" đối với cư dân vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh và đồng bằng Bắc Bộ đang khao khát tạo lập một không gian sống mới.

Đây chính là một món ăn có nhiều biến tấu, làm nổi bật đặc trưng văn hóa ẩm thực dân gian

Đây chính là một món ăn có nhiều biến tấu, làm nổi bật đặc trưng văn hóa ẩm thực dân gian

Các thế hệ tiền nhân qua lao động cần cù, cải tạo, thích nghi với điều kiện tự nhiên trên vùng đất mới, dần dần đã định hình nên bản sắc, cốt cách con người xứ Quảng. Một trong những biểu hiện rõ nét, sinh động của cốt cách ấy là đặc tính ẩm thực, mà mì Quảng là một minh chứng tiêu biểu.

Món ngon hơn 500 tuổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời

Món ngon hơn 500 tuổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời

Nghề chế biến mì Quảng ở tỉnh Quảng Nam hội tụ giá trị ẩm thực đặc sắc của xứ Quảng. Mì Quảng theo bước chân những lưu dân trong hành trình đi về phương Nam rộng mở, sẵn lòng đón nhận bất cứ nguyên liệu gì trên đường để dung nạp, tiếp biến, làm nên sự đa dạng, phong phú trong hương vị ẩm thực.

Theo đó, thời điểm hiện tại, về ẩm thực, nước ta có tổng cộng 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm phở Nam Định, tri thức dân gian mì Quảng, nghề làm nước mắm Nam Ô, nghề làm nước mắm Phú Quốc.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES