Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Thực hiện giấc mơ "sáng Hà Nội, trưa TP.HCM”, giá vé cạnh tranh với máy bay?

16/07/2024

Theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt cao tốc (ĐSCT) trên trục Bắc - Nam có quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm với chiều dài khoảng 1.545 km, lộ trình đầu tư trước năm 2030.

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 9/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, trong đó yêu cầu nghiên cứu, triển khai hiệu quả Kết luận số 49 của Bộ Chính trị, đẩy nhanh tiến độ xây dựng một số tuyến đường sắt quan trọng quốc gia, tuyến đường sắt trục Đông-Tây; nghiên cứu hoàn thiện Đề án về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, phấn đấu phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sớm nhất có thể trong năm 2024.

Bài liên quan

Cuối tháng 11/2023, Bộ Giao thông Vận tải xin ý kiến về ba kịch bản đường sắt Bắc - Nam, trong đó có hai kịch bản tàu tốc độ 350km/h chở khách riêng và dự phòng chở hàng. Báo cáo Chính phủ, Bộ GTVT cho biết giữ nguyên phương án tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến có vận tốc thiết kế 350 km/h, dài khoảng 1.500km, phục vụ cả hành khách lẫn hàng hóa khi cần, trong khi đường sắt Bắc - Nam hiện tại sẽ chuyển sang chủ yếu vận tải hàng, vốn đầu tư khoảng 70 tỷ USD.

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam tạo đột phá phát triển đất nước

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam tạo đột phá phát triển đất nước

Từ các đánh giá phối hợp giữa Bộ GTVT và Tổng cục Thống kê, Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được dự báo có thể góp phần tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 1% từ năm 2025 đến năm 2037.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Để người dân có thể đi tàu đường sắt tốc độ cao, tàu cao tốc Bắc - Nam sẽ chia thành 3 hạng vé: Hạng vé thương gia có giá tương đương với vé máy bay thương gia phục vụ người có nhu cầu chất lượng cao; Hạng vé thứ 2 có giá tương đương 0,75% giá trung bình vé máy bay; Hạng vé thứ 3 có giá 0,45% giá vé trung bình của vé máy bay. Vé được định hình ra từng hạng để người dân dễ tiếp cận.

Thế mạnh của ngành đường sắt là tiết kiệm năng lượng, có năng lực cao trong việc vận chuyển hành khách và hàng hoá khối lượng lớn

Thế mạnh của ngành đường sắt là tiết kiệm năng lượng, có năng lực cao trong việc vận chuyển hành khách và hàng hoá khối lượng lớn

Theo các chuyên gia đường sắt tính toán nếu đường sắt tốc độ cao đi vào hoạt động, với tốc độ trung bình khoảng 350km/h thì đi từ Hà Nội vào TP HCM chỉ mất khoảng gần 6 tiếng, tính cả giờ dừng đỗ ở các ga (quãng đường 1.540km), từ Hà Nội vào Vinh - Nghệ An mất hơn 1 tiếng. Do vậy, thay vì lựa đi máy bay và đường bộ thì người dân có thể lựa chọn đi tàu tốc độ cao, có thể “ăn sáng ở Hà Nội và ăn trưa tại TP HCM" bằng đường sắt.

Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là một dự án giao thông trọng điểm quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân và góp phần thúc đẩy giao thương, du lịch giữa các vùng miền.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES