Isle of Man, hòn đảo Anh không thuộc về Anh

11/11/2020

Isle of Man với những con đường quê nhỏ hẹp, bao quanh là vòm cây ẩm ướt, càng làm tăng thêm cảm giác của một thế giới đầy mê hoặc. Khoảnh khắc đó diễn tả hoàn hảo về hòn đảo: một điểm đến quyến rũ, huyền bí, và có phần khác biệt.

Mỗi khi xe bus địa phương đi qua Fairy Bridge (Cầu Tiên nữ) đến thị trấn nhỏ có tên Port St Mary, một giọng nói du dương được ghi âm sẵn cất lên: "Xin chào, các nàng tiên." Trong vô số những điều kỳ lạ khác tại Isle of Man, người dân địa phương tin rằng nếu không chào những nàng tiên cai quản cây cầu này thì ta sẽ gặp phải điều xui xẻo.

Quả vậy, Isle of Man với những con đường quê nhỏ hẹp, bao quanh là vòm cây ẩm ướt, càng làm tăng thêm cảm giác của một thế giới đầy mê hoặc. Khoảnh khắc đó diễn tả hoàn hảo về hòn đảo: một điểm đến quyến rũ, huyền bí, và có phần khác biệt.

Giống như các đảo Jersey và Guernsey thuộc English Channel, Isle of Man là một đảo thuộc địa của Hoàng gia Anh

Giống như các đảo Jersey và Guernsey thuộc English Channel, Isle of Man là một đảo thuộc địa của Hoàng gia Anh

Dù chỉ cách London 265 dặm, Isle of Man với khoảng 85.000 dân dường như nằm ngoài tầm hiển thị của hệ thống radar với chỉ hơn 300.000 lượt du khách trong năm 2018. Đó tất nhiên không phải là một con số ít ỏi, nhưng quả không đáng gì so với khoảng 2,4 triệu lượt du khách ghé thăm Isle of Wight, hòn đảo có kích thước chỉ bằng hai phần ba Isle of Man.

Và mặc dù hòn đảo được bao quanh tứ phía là Vương quốc Anh - Bắc Ireland ở phía tây, Scotland ở phía bắc, Anh ở phía đông và Wales ở phía nam - Isle of Man không thực sự là một phần của xứ sở sương mù.

Người Celt là những người đầu tiên tới định cư trên đảo, sau đó là bước chân chinh phạt của người Viking, những người cuối cùng đã thành lập nên Vương quốc Quần đảo, gồm các đảo trải dài ở vùng biển ngoài khơi phía tây Scotland.

Năm 1266, Hiệp ước Perth giữa Na Uy và Scotland chính thức công nhận Isle of Man thuộc chủ quyền của Scotland, dẫn đến gần một thế kỷ giằng co giữa Anh và Scotland - để rồi người Anh cuối cùng giành chiến thắng.

Mặc dù nằm sát cạnh với lục địa Anh, Isle of Man có khá ít du khách đến thăm

Mặc dù nằm sát cạnh với lục địa Anh, Isle of Man có khá ít du khách đến thăm

Ngày nay, giống như các đảo Jersey và Guernsey thuộc English Channel, Isle of Man là một đảo thuộc địa của Hoàng gia Anh, có nghĩa là trên danh nghĩa thì chịu sự cai quản của Vương quốc Anh, nhưng nơi đây vẫn tách biệt với Anh về chính trị - ngoại trừ trong các vấn đề quốc phòng và ngoại giao - dẫu cho các cư dân trên đảo đều là công dân Anh.

Tương tự, với tư cách là một đảo thuộc địa, Isle of Man không được coi là một quốc gia độc lập trong Khối thịnh vượng Chung, thế nhưng vì vị thế thành viên Khối thịnh vượng chung của Vương quốc Anh áp dụng cho cả Isle of Man, nên đảo này lại được quyền dự thi các Đại hội Thể thao của Khối - dĩ nhiên với tư cách riêng, không dính gì đến Vương quốc Anh.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Lãnh thổ này không thuộc khối Liên hiệp châu Âu, nhưng lại nằm trong khu vực Thuế quan Liên hiệp châu Âu.

Các bốt điện thoại công cộng màu đỏ cổ điển, nhiều bốt còn để sẵn cả cuốn danh bạ Trang Vàng bên trong, nằm rải rác trên đảo

Các bốt điện thoại công cộng màu đỏ cổ điển, nhiều bốt còn để sẵn cả cuốn danh bạ Trang Vàng bên trong, nằm rải rác trên đảo

"Độc lập là một phần mạnh mẽ trong tính cách của người dân trên đảo. Chúng tôi không phải là một phần của Vương quốc Anh, hay Quần đảo Anh - chúng tôi là người Manx," Phil Gawne, cựu chính trị gia trên đảo và là người tiên phong ủng hộ cho di sản văn hóa Manx, khẳng định. ("Manx" có nguồn gốc từ tiếng Na Uy cổ, từ nguyên bản "Maniske", dẫn đến tên gọi đảo Isle of Man, chỉ con người và ngôn ngữ sử dụng trên đảo.)

Không ngạc nhiên gì, nếu xét về vị trí địa lý thì Isle of Man giống như một miếng vá của quần đảo Anh. Những cánh đồng hiền hòa của miền nam nước Anh gặp những ngọn đồi Ireland mù sương quanh làng Kirk Michael, trong khi bờ biển xứ Wales hiểm trở kết hợp với cao nguyên Scotland tại điểm cao nhất của hòn đảo là đỉnh núi Snaefell. Vào ngày trong trẻo, từ trên đỉnh cao trơ trọi lộng gió này, bạn có thể phóng tầm mắt một vòng xung quanh và nhìn ngắm thấy từng xứ của Vương quốc Anh và Ireland.

Isle of Man mang đậm phong cách Anh, nhưng nó lại theo cách cổ điển, ấm cúng mà bạn hiếm khi nhận thấy ở Vương quốc Anh ngày nay

Isle of Man mang đậm phong cách Anh, nhưng nó lại theo cách cổ điển, ấm cúng mà bạn hiếm khi nhận thấy ở Vương quốc Anh ngày nay

Có một đoàn tàu nhỏ chạy bằng hơi nước, đi từ Cảng Erin đến Douglas - một trong ba tuyến trên đảo, đã hoạt động từ năm 1874. Đoàn tàu này, một trong những dấu ấn kiểu cũ hiếm thấy và thậm chí hiếm cả hành khách, chạy qua vùng nông thôn, thỉnh thoảng lại đến một điểm dừng, ì ạch phun hơi nước khò khè ở một ngôi làng nhỏ với một cái tên tuyệt vời như Ballasalla, nơi người lái tàu sẽ điều khiển tàu chầm chậm vào sân ga dù chẳng có ai lên hoặc xuống tàu.

Một lối đi bộ dọc theo bờ biển của thủ phủ, với Nhà hát Gaiety hoành tráng và các nhà trọ xây từ thời vua Edward được coi sóc gọn gàng làm tăng thêm không khí quen thuộc của Anh - nhưng cảm giác giống như năm 1920 hơn là năm 2020.

Isle of Man đã được người Celts và người Viking tới định cư trước khi nó được công nhận thuộc chủ quyền của Scotland năm 1266

Isle of Man đã được người Celts và người Viking tới định cư trước khi nó được công nhận thuộc chủ quyền của Scotland năm 1266

Năm 1974, người nói tiếng Manx bản ngữ cuối cùng (được định nghĩa là người dùng tiếng Manx là ngôn ngữ thứ nhất) qua đời, và năm 2009, UNESCO vội vàng tuyên bố ngôn ngữ này tuyệt chủng, dù cho vẫn có một trường tiểu học mang tên Bunscoill Ghaelgagh trên đảo chỉ dạy ngôn ngữ duy nhất là tiếng Manx. Học sinh của trường đã chất vấn UNESCO với câu hỏi: làm sao mà ngôn ngữ của chúng tôi lại tuyệt chủng được một khi chúng tôi đang dùng nó để viết?

UNESCO đã nhanh chóng hạ mức, đưa tiếng Manx thành thứ ngôn ngữ "khẩn nguy", và kể từ đó, tiếng Manx Gaelic, với sự dẫn dắt của một nhóm người tràn đầy nhiệt huyết, đã chiến đấu quật cường trở lại.

Trung tâm của sự hồi sinh chính là trường Bunscoill Ghaelgagh, nơi việc dạy và học được thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Manx. Các lớp học ngôn ngữ không chỉ dành cho trẻ em mà cả người lớn cũng nhiều người tìm đến học tiếng Manx. Cuộc điều tra dân số năm 1961 ghi nhận chỉ còn có 165 người nói tiếng Manx trên đảo; ngày nay con số đã lên tới trên 2.000 người.

Người cuối cùng sử dụng bản ngữ Manx Gaelic, ngôn ngữ lịch sử có nguy cơ tuyệt chủng của Isle of Man, đã qua đời vào năm 1974

Người cuối cùng sử dụng bản ngữ Manx Gaelic, ngôn ngữ lịch sử có nguy cơ tuyệt chủng của Isle of Man, đã qua đời vào năm 1974

Thơ ca và âm nhạc là nền tảng cho sự hồi sinh này, với các nhóm thường xuyên biểu diễn bằng tiếng Manx trên khắp hòn đảo qua các thể loại khác nhau, từ âm nhạc dân gian truyền thống đến nhạc rap.

Thật thú vị, việc suy giảm sử dụng tiếng Manx từ thế kỷ XIX trở đi đã không tránh khỏi những lỗ hổng trong từ vựng, lại cho phép sự tự do sáng tạo thăng hoa với những từ và cụm từ mới được tạo ra giúp tiếng Manx thích ứng với thế giới hiện đại.

Mới năm ngoái đã có thêm những từ ngữ mới được bổ sung vào từ điển tiếng Manx, gồm từ "tholtan" (có nghĩa là "một nhà kho dột nát" hay "một căn nhà tranh"), và từ "skeet" ("một cái liếc trộm/cái nhìn nhanh").

Isle of Man được cho là lấy tên từ Manannán, vị thần biển Celtic đã làm ra sương mù để che giấu hòn đảo khỏi những kẻ xâm lược

Isle of Man được cho là lấy tên từ Manannán, vị thần biển Celtic đã làm ra sương mù để che giấu hòn đảo khỏi những kẻ xâm lược

Còn cái tên Isle of Man được cho là có nguồn gốc từ Manannán, vị thần biển Celtic đã bảo vệ hòn đảo bằng cách làm ra sương mù để che giấu hòn đảo khỏi những kẻ xâm lược. Những kẻ xâm lược đã đến và đi, nhưng điều đó không làm chúng ta mất nhiều thời gian để nhận ra rằng thứ làm cho hòn đảo nhỏ này trở nên đặc biệt chính là những người ở lại.

Và hơn nữa, có lẽ đây là nơi duy nhất trên thế giới có chuyến xe bus biết nhắc bạn chào các nàng tiên.

Hà Lê - Nguồn: BBC
RELATED ARTICLES