Lâu đài đẹp nhất Scotland tái hiện từ giấc mơ lạ

06/10/2020

Được gọi là tòa lâu đài đẹp nhất Scotland, Eilean Donan là một biểu tượng hoàn hảo của cuộc sống lãng mạn thời Trung cổ. Và thật kỳ diệu, nơi này được xây lên một phần dựa vào những giấc mơ rõ nét của người thợ tạo tác trên đá.

Khi nhắc tới những lâu đài nổi tiếng nhất Scotland, người ta thường nghĩ ngay tới lâu đài Edinburgh hay lâu đài Balmoral. Eilean Donan không lừng danh bằng, nhưng vẻ đẹp của nó thì có. Được gọi là tòa lâu đài đẹp nhất Scotland, nó xuất hiện trên nhiều tấm bưu thiếp, trên những cuốn lịch, trên bìa các cuốn sách hướng dẫn du lịch.

Với tường thành bạc phếch vì thời tiết, nằm ở nơi thuỷ triều dâng trên đảo và có một cây cầu đá bắc ngang, lâu đài này là biểu tượng hoàn hảo của cuộc sống lãng mạn thời Trung cổ.

705938

Đây cũng là lâu đài có dáng vẻ khác hẳn nếu không được phục dựng lại trong thế kỷ XX để trở về với vẻ đẹp lãng mạn huy hoàng - và thật kỳ diệu, nơi này được xây lên một phần dựa vào những giấc mơ rõ nét của người thợ tạo tác trên đá.

1042651

Đảo Rái Cá

Câu chuyện xung quanh lâu đài Eilean Donan cũng lãng mạn như chính toà lâu đài này. Một truyền thuyết kể rằng cả hòn đảo và lâu đài được đặt tên từ thế kỷ VII, theo vị thánh Công giáo người Celt tên là Donnán. Ông đã thu hút được nhiều tín đồ đi theo, và đã tử đạo năm 617 khi bị cướp biển chặt đầu cùng với 52 môn đồ trong một buổi thánh lễ.

Empty
Empty
Empty

Một câu chuyện khác có liên quan đến những sinh vật trên hồ, nơi du khách ghé thăm thường bắt gặp rái cá hay cá heo đâu đó ngoài xa. Chuyện xưa kể lại, tên lâu đài Eilean Donan có nguồn gốc từ một từ trong tiếng Gaels, có nghĩa là chú chó màu nâu (cu-donn) và đây cũng là tên của vua rái cá. Khi vua rái cá qua đời, ông được chôn trên đảo và lâu đài sau đó được xây trên nền mộ của ông.

Mục đích phòng vệ

Gạt truyền thuyết qua một bên, những gì ta biết được là lâu đài được xây dựng vào thế kỷ XIII, làm pháo đài chống những tên cướp Viking từ biển vào. Thời đó, người Na Uy kiểm soát quần đảo Hebrides gần bên và thường có những xâm nhập sâu vào đất liền. Người ta kể lại rằng vua Alexander II của Scotland thời đó, nhằm phòng thủ cho khu vực, đã ra lệnh tăng cường sức mạnh cho hòn đảo nhỏ luôn có thuỷ triều lên xuống bao quanh bằng cách xây lâu đài Eilean Donan.

Empty

Một phần của lâu đài từ xưa giờ vẫn còn có thể thấy rõ - như bức tường phía bên phải khuôn viên. Nhưng phần lớn lịch sử từ thời Trung cổ của lâu đài, như nguồn gốc cổ xưa của nó, vẫn còn là điều bí ẩn chưa biết.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Kiến trúc kỳ lạ

Một trong những công trình kiến trúc nổi bất nhất trên đảo là phần công sự, sau đó được xây thêm vào lâu đài Eilean Donan vào những năm 1500. Công trình dành cho các khẩu đại bác như lời nhắc nhở cho thấy dù ngày nay lâu đài trông có đẹp đẽ đến mức nào thì ngày xưa rõ ràng là nơi này được xây vì mục đích quân sự. Đối diện với phần đất liền và toàn bộ phần còn lại của lâu đài được hồ nước bao quanh, các ụ pháo khiến cho lâu đài trở nên bất khả xâm phạm.

1052183

Từ dấy loạn đến điêu tàn

Trong thực tế, một phần lịch sử được ghi lại rõ ràng nhất của lâu đài Eilean Donan cũng là phần ghi chép lại giai đoạn hầu như huỷ diệt toàn bộ toà kiến trúc này vĩnh viễn. Vào năm 1719, trong cuộc binh biến âm ỉ chống lại Hoàng gia Anh, lâu đài có thời gian ngắn từng là thành trì vững chắc cho quân đồn trú Tây Ban Nha ủng hộ phong trào Jacobites thời đó. Sau khi một người lính nổ súng về phía quân Anh, các con tàu đã bắn phá đến mức gần như hủy hoại hoàn toàn toà lâu đài. Phần còn lại chỉ là một cấu trúc điêu tàn, không còn dấu tích gì của thành trì đầy sức mạnh trước đó.

Empty

Toà lâu đài vẫn sẽ nằm trong tình trạng điêu tàn bất tận nếu không có gia đình Macrae-Gilstrap mua lại vào năm 1911. Lúc ban đầu, họ dự kiến sẽ giữ lâu đài nguyên trạng. Nhưng sau đó, họ thuê Farquhar MacRae, một người bản địa, dọn dẹp, sửa sang.

Chuyện kể lại rằng, trước khi bắt đầu công việc, ông Farquhar nằm mơ một giấc mơ kỳ lạ. Ông nhìn thấy hình ảnh toà lâu đài ở thời kỳ đỉnh cao vinh quang, với khuôn viên và những toà tháp hiện ra với chi tiết cực kỳ rõ ràng.

Cảnh quan lộng lẫy

Người ta kể lại giấc mơ của Farquhar đã định hình kết quả phục chế toà lâu đài. Vào một khảo sát kiến trúc năm 1714, người ta phát hiện ra sau gần 16 năm xây dựng, toà lâu đài gần giống với những gì Farquhar mơ thấy tới mức đáng kinh ngạc.

Empty

Nhưng sự thật ít hấp dẫn hơn một chút. Trong thực tế, cuộc phục chế vào thế kỷ XX đã diễn ra kỹ lưỡng và lãng mạn hơn rất nhiều so với bản khảo sát kiến trúc của lâu đài Trung cổ thời thế kỷ XVIII, khiến nhà sử học kiến trúc John Gifford gọi quá trình này là "cuộc phục chế đem lại hơi thở thời Edward cho một công trình kiến trúc có từ thời Trung cổ".

Nhưng không phải tất cả những thay đổi trong quá trình phục chế chỉ phục vụ cho mục đích trang trí.

Cây cầu

Toà lâu đài ban đầu được xây dựng trên một hòn đảo có thuỷ triều lên xuống ngay tại giao điểm ba hồ nước Duich, Long và Alsh. Điều này có nghĩa người ta chỉ có thể đi thuyền vào lâu đài khi triều dâng. Trong thực tế, toà lâu đài ban đầu lẽ ra phải có một cửa nước - nghĩa là hầu hết mọi người sẽ ra vào lâu đài từ hồ nước, một cách di chuyển ít gặp trong thời Trung cổ khi đường sá hiếm hoi.

Empty

Vào thời được xây dựng lại, hoàn cảnh không giống như xưa nữa. Vì thế dự án khá là thực tế, dù vẫn giữ lại vẻ đẹp của lâu đài, người ta đã xây thêm một cây cầu.

Cảm hứng từ hòn đảo

Điều đáng tiếc là Farquhar đã qua đời trước khi ông thấy giấc mơ của mình hoàn thành. Nhưng có lẽ ông chẳng bao giờ tiên đoán được toà lâu đài sau khi phục chế lại có thể nổi tiếng đến thế - dù cho quá trình phục chế được lịch sử ghi lại chính xác đến đâu.

Empty

Nhiều năm sau đó, lâu đài này đã xuất hiện trong rất nhiều bộ phim, như bộ phim James Bond The World is not Enough (1999) và Elizabeth: The Golden Age (2007). Nổi tiếng nhất, toà lâu đài là cảm hứng cho hãng phim Pixar sản xuất bộ phim Brave (2012).

Hương Thảo - Nguồn: BBC
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES