Khám phá lễ hội tế thần Yadnya Kasada ở Indonesia

18/07/2020

Nghi thức tế thần kỳ lạ thu hút hàng ngàn khách du lịch đến núi lửa Bromo, huyện Probolinggo thuộc tỉnh Đông Java, Indonesia vào tháng 7, tháng 8 hàng năm.

Đây là lễ hội truyền thống của người Tengger và được xem là một trong những lễ hội độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc của Indonesia.

Ở Indonesia, Đông Java là nơi hội tụ những tín đồ Hindu giáo từ hơn 500 năm trước. Người bản địa sống dưới chân núi Bromo tin rằng đỉnh núi lửa vẫn đang hoạt động này là ngôi nhà của một trong ba vị thần cao cả nhất Hindu giáo - thần sáng tạo Brahma.

Hiện Bromo là điểm du lịch hấp dẫn ở Java, từng được bình chọn là một trong 50 kỳ quan thiên nhiên thế giới

Hiện Bromo là điểm du lịch hấp dẫn ở Java, từng được bình chọn là một trong 50 kỳ quan thiên nhiên thế giới

Truyền thuyết kể rằng, công chúa Roro Anteng cùng chồng là Jaka Seger đã lập ngôi làng Tengger dưới chân núi Bromo và sống cùng nhau, nhưng mãi không có con nối dõi. Cả hai lên đỉnh núi lửa cầu xin thần Brahma và được nhận lời với điều kiện người con út phải hiến thân vào núi lửa để trả ơn thần. Hai vợ chồng có đến 25 người con, nhưng quên thực hiện lời hứa. Người con thứ 25 là hoàng tử Kesuma trong một lần lên đỉnh Bromo đã bị đợt phun trào nham thạch tước đi mạng sống. Kể từ đó, người Tengger lo sợ cơn thịnh nộ của thần Brahma nên đã xây đền thờ dưới chân núi và hằng năm tổ chức một ngày cúng tế gọi là Yadya Kasada, với các vật phẩm sống như gà, heo, dê để tạ ơn thần và cầu xin bình an cho dân làng.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Yadnya Kasada là lễ hội quan trọng nhất của cộng đồng người Tengger

Yadnya Kasada là lễ hội quan trọng nhất của cộng đồng người Tengger

Empty
Empty
Empty

Hiện nay, cộng đồng Tengger có dân số khoảng 600.000 người, hầu hết theo đạo Hindu, sống trong vùng núi lửa Bromo hẻo lánh thuộc công viên quốc gia Bromo Tengger Semeru, đảo Java. Lễ hội Yadnya Kasada thường niên của người Tengger kéo dài 4 tuần, từ ngày 14 tháng Kasada theo lịch Tengger cổ truyền, thường rơi vào tháng 7 đến tháng 8 dương lịch. Một trong những phần chính của lễ hội Yadnya Kasada là thực hiện cuộc hành trình lên miệng núi lửa Bromo để dâng các vật phẩm như gạo, trái cây, rau, hoa và vật nuôi để cúng tế các vị thần núi. Sau đó, họ ném chúng vào miệng núi lửa để cầu may mắn và mùa màng được bội thu.

Empty
Empty
Empty
Empty

Trong khi những người thờ thần linh ném vật phẩm vào miệng núi lửa thì một bộ phận người dân lại bất chấp nguy hiểm men theo sườn miệng núi lửa để lấy các vật phẩm, một số người khác dùng các dụng cụ như vợt, tấm lưới hứng các vật phẩm mang về nhà. Họ tin những vật phẩm “nhặt lại” được sẽ mang đến sự may mắn cho gia đình.

Empty
Empty
Empty

Vào ngày thứ 14 - ngày cao điểm của lễ hội Yadnya Kasada, du khách đến với núi lửa Bromo sẽ được hòa mình vào khung cảnh sôi động, đông đúc khi âm thanh cầu may vang vọng khắp trời, từng vật phẩm được ném, tung rồi hứng cứ bay qua, bay lại phía trên miệng núi lửa còn đang nhả khói nghi ngút.

Đoàn người hành hương lên đỉnh Bromo nhân dịp lễ hội Yadnya Kasada

Đoàn người hành hương lên đỉnh Bromo nhân dịp lễ hội Yadnya Kasada

Empty
Empty
Dưới chân núi Bromo, người bản địa xây dựng ngôi đền thờ với kiến trúc Bali, có tên Pura Luhur Poten, để thờ thần Brahma

Dưới chân núi Bromo, người bản địa xây dựng ngôi đền thờ với kiến trúc Bali, có tên Pura Luhur Poten, để thờ thần Brahma

Trong dịp lễ hội tế thần Yadnya Kasada, lữ khách khắp thế giới tìm đến Bromo để trải nghiệm một hành trình đặc biệt khi được lênh đênh trên biển cát đen, tiếp cận đỉnh Bromo với lòng núi lửa cuồn cuộn nham thạch, ầm ì nhả khói, cảm giác ớn lạnh xương sống nhưng lại rất an toàn, bởi người Tengger dưới chân núi tin rằng thần Brahma đã đảm bảo sự bình an cho người thăm viếng Bromo.

Hương Thảo - Nguồn: Jakarta Post
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES