Lễ Giáng sinh huyền ảo như cổ tích ở Nga

02/01/2021

Vẻ đẹp hiện đại pha lẫn nét cổ kính của xứ sở bạch dương vào mùa đông được tô điểm thêm bằng rất nhiều ánh đèn điện rực rỡ, sáng lấp lánh trong khung cảnh tuyết trắng xóa tạo nên một bức tranh Giáng sinh đẹp như mơ.

Lịch sử thăng trầm của ngày lễ Giáng sinh ở nước Nga

Cũng giống bất cứ quốc gia theo đạo Cơ đốc nào khác trên thế giới, lễ Giáng sinh ở Nga là một ngày lễ quốc gia kỷ niệm ngày sinh của Jesus. Tuy nhiên, phải đến cuối thế kỷ thứ X, khi Nga công nhận đạo Cơ đốc là một tôn giáo chính thức thì người Nga mới bắt đầu đón mừng ngày lễ đặc biệt này. Lần đầu mọi người đón Giáng sinh ở Moscow là vào ngày 25 tháng 12 năm 988.

Empty
Empty
Empty

Có một điểm thú vị là các tín đồ Chính thống giáo ở Nga cùng một số nước Đông Âu sẽ đón Giáng sinh vào ngày 7/1 hàng năm, muộn hơn 13 ngày so với Giáng sinh của người Công giáo (25/12) tại châu Mỹ, châu Úc, Tây Âu và một số nước ở châu Phi. Lý do là bởi vì trong khi các nước châu Âu dần chuyển sang sử dụng bộ lịch mới có tên Gregorian từ năm 1582 thì người Nga vẫn sử dụng bộ lịch Julian cũ.

Empty
Empty

Lịch Gregorian chỉ được thông qua vào năm 1918 theo sắc lệnh của Chính phủ Liên Xô, ngày 31/1 năm đó đổi thành 14/2. Nhưng vì lý do chính trị mà Liên Xô đã cấm toàn bộ người dân ăn mừng ngày Giáng sinh. Cho tới tận 72 năm sau, tức là năm 1992 thì lệnh cấm này mới được bãi bỏ và mọi người lại vui mừng đón Giáng sinh ở Moscow cũng như các địa phương khác. Tuy nhiên, nhà thờ Chính thống giáo ở Nga vẫn tiếp tục tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 25/12 theo lịch Julian, tức ngày 7/1 năm sau theo lịch Gregorian.

Empty
Empty

Hiện tại, hai lịch này chênh nhau 13 ngày. Hiện nay, các nhà thờ Chính thống giáo khác theo lịch Julian gồm các nhà thờ Chính thống ở Jerusalem, Cộng hòa Macedonia, Georgia, Serbia, Ba Lan... Đây là lý do lễ Phục sinh, Giáng sinh và một số ngày lễ tôn giáo khác ở những nơi này muộn hơn 2 tuần.

PHONG TỤC ĐÓN GIÁNG SINH THÚ VỊ Ở nước Nga

Giáng sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất đối với người theo Chính thống giáo, là thời điểm đánh dấu sự kết thúc Mùa Chay. Khoảng 2,3 triệu tín đồ Chính thống giáo ở Nga (chiếm khoảng 75% dân số) đổ xô đến các nhà thờ, tham gia vào các lễ hội rước, nghi lễ vào đêm Giáng sinh, hát thánh ca... Sự kiện trang trọng này được tổ chức tại hàng nghìn thành phố, thị trấn của liên bang Nga, bắt đầu vào đêm Giáng sinh, được gọi là Sochyelnik.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty

Hầu hết mọi người sẽ ăn chay vài ngày để thanh tịnh cơ thể trước Sochyelnik, thời gian ăn chay có thể lên tới 40 ngày trước lễ Giáng sinh. Trong những ngày này không được phép ăn thịt, trứng, sữa, mỡ động vật. Một số người Nga không ăn chay, hoặc đi lễ nhà thờ nhưng vẫn tổ chức tiệc Giáng sinh, bởi họ coi đây là ngày lễ của tình yêu, sự chấp nhận và lòng khoan dung.

Chợ Giáng sinh ở Quảng trường Đỏ

Chợ Giáng sinh ở Quảng trường Đỏ

Vào đêm Giáng sinh, những người theo Chính thống giáo ở Nga sẽ ngồi quây quần quanh đống lửa lớn và tập trung cầu nguyện, một phần để xua đi giá lạnh của đêm đông, một phần mang ý nghĩa tâm linh. Người Nga cho rằng ngọn lửa sẽ xua đi bóng tối sẽ xua đi bóng tối để bắt đầu một năm mùa màng bội thu và giúp cho linh hồn của những người đã khuất không bị lạnh lẽo. Sau đó, họ cùng nhau tổ chức một bữa tiệc lớn, ấm cúng bên gia đình. Những món ăn truyền thống trên bàn tiệc có dưa chuột muối, nấm muối, dưa cải bắp, táo ngâm, bánh nướng nhân thịt, nấm, cá, rau... Họ cũng có truyền thống tặng quà cho nhau, trang trí nhà cửa bằng các hình thiên thần, vì sao và hoạt cảnh Chúa giáng sinh.

Empty

Một lần được đón Giáng sinh ở Moscow trong chuyến du lịch Nga sẽ khiến bạn bị bội thực thức ăn vì bàn tiệc 12 món vô cùng hấp dẫn bao gồm các món ăn truyền thống và món ăn đặc trưng của từng vùng miền. Nhưng luôn luôn phải có món cháo đặc nấu từ lúa mì hoặc đại mạch và nho khô.

Empty
Empty
Empty

Và trong ngày đầu tiên của Giáng sinh, những người vợ phải ở nhà dọn dẹp nhà cửa, lo chuyện bếp núc trong khi các ông chồng đi thăm hỏi hàng xóm, người thân. Và đến ngày thứ hai thì đổi ngược lại, các ông chồng ở nhà còn những bà vợ sẽ ra ngoài gặp gỡ mọi người.

Ded Moroz và Snegurochka

Ded Moroz và Snegurochka

Xứ sở bạch dương có phiên bản ông già tuyết của riêng mình, khác với hình ảnh ông già vui tính, béo tròn, mặc đồ đỏ xuất hiện trong các bộ phim Hollywood và trên thiệp giáng sinh ở Mỹ. Ông già tuyết ở Nga gọi là Ded Moroz, thường khoác áo choàng lông màu đỏ, xanh hoặc vàng, chân đi ủng truyền thống của Nga và ngồi xe ngựa thay vì tuần lộc. Trợ thủ của ông là cô cháu gái Snegurochka - công chúa tuyết má hồng, tóc vàng và rất hay cười. Thay vì đêm Giáng sinh, Ded Moroz thường tặng quà cho trẻ em vào đêm giao thừa.

Ded Moroz lái xe ba ngực đi phát quà

Ded Moroz lái xe ba ngực đi phát quà

Không phải Bắc Cực, nơi trẻ em Nga có thể đến gặp Ded Moroz là một điền trang ở thị trấn Veliky Ustyug, vùng Vologda Oblast. Trẻ em Nga cũng thường gửi thư cho ông già tuyết với hy vọng điều ước thành hiện thực. Du khách thường đổ xô tới đây dịp Giáng sinh để chụp ảnh cùng ông già tuyết, cưỡi troika - xe ba ngựa mà Ded Moroz lái đi phát quà và tham gia các hoạt động giải trí mùa đông.

Empty

Cũng như nhiều đất nước khác, vào lễ Giáng sinh, khắp các con phố ở nước Nga dù to hay nhỏ đều lung linh rực rỡ ánh đèn, không khí tưng bừng ấm áp tràn ngập khắp nơi. Hãy cùng chiêm ngưỡng thêm một số hình ảnh về ngày lễ Giáng sinh ở nước Nga.

Hương Thảo - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES