Thành phố huyền thoại của xứ Ba Tư

10/12/2020

Là một dân tộc sùng đạo, người Ba Tư thiết kế và xây nên nhiều thành phố nguy nga tráng lệ, trong đó có Persepolis, kinh đô nghi lễ của Đế quốc Ba Tư đầu tiên. Persepolis nằm cách thành phố hiện đại Shiraz của Iran hiện nay khoảng 70 km.

Là một dân tộc sùng đạo, người Ba Tư thiết kế và xây nên nhiều thành phố nguy nga tráng lệ. Trong lịch sử Trung Đông, Đế quốc Achaemenid của họ là Đế quốc đầu tiên thống nhất cả khu vực này thành một Nhà nước có tổ chức.

Persepolis xưa kia lộng lẫy với các cung điện, dinh thự, sảnh đường nguy nga

Persepolis xưa kia lộng lẫy với các cung điện, dinh thự, sảnh đường nguy nga

Cổng vào Persepolis

Cổng vào Persepolis

Dưới thời Achaemenid, Persepolis (thành cổ Ba Tư) là kinh đô nghi lễ của cả Đế quốc Ba Tư đầu tiên này. Persepolis nằm cách thành phố hiện đại Shiraz ở tỉnh Fars của Iran hiện nay khoảng 70 km về phía đông bắc.

Kiến trúc lộng lẫy nhất trong quần thể Persepolis chính là cung điện Apadana, một kiệt tác, biểu tượng linh hồn và tư tưởng Ba Tư nhưng ở tầm quốc tế về kiến trúc và nghệ thuật. Nghệ nhân từ khắp nơi đã góp vào đó những cột đá trắng phong cách Hy Lạp, những đền đài mang dấu ấn La Mã, phù điêu đắp nổi trên đá phong cách Ba Tư, hòa trộn với màu sắc Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập. Cung điện Apadana cũng là nơi các vị vua Ba Tư tổ chức hội họp và đón tiếp sứ thần các nước.

Persepolis là một kiệt tác kiến trúc với những cột đá được chạm khắc tinh xảo

Persepolis là một kiệt tác kiến trúc với những cột đá được chạm khắc tinh xảo

Persepolis không chỉ là công trình phục vụ cho vương triều lúc bấy giờ, mà còn là một kiệt tác kiến trúc, thể hiện qua những cột đá được chạm khắc tinh xảo, những bức tường điêu khắc sống động… phô diễn tài năng của người thợ thủ công Ba Tư cổ đại.

Persepolis cũng là biểu tượng cho sự giàu có của đế chế Ba Tư bởi nền kiến trúc to lớn, công trình xa hoa với vàng bạc và các tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp.

Empty
Empty
Empty
Những bức phù điêu sống động ở Persepolis

Những bức phù điêu sống động ở Persepolis

Năm 320 trước Công nguyên, Alexander Đại đế từ xứ Macedonia, sau khi chinh phục Hy Lạp đã đánh đến Ba Tư. Ông đến thành Persepolis này, cho quân binh nghỉ lại hai tháng. Nơi từng là chốn hành lễ Noruz đón chào mùa xuân và đón tiếp sứ thần các nước, bây giờ thành chốn nghỉ chân cho đám binh lính khét tiếng trên toàn cõi. Rượu đổ ra như suối trong hai tháng ấy. Cho đến một ngày, dường như Alexander Đại đế nhớ đến chuyện một thế kỷ rưỡi trước đó, hoàng đế Ba Tư Xerxes đánh sang Hy Lạp và thiêu trụi thành Athens. Rượu đổ ra và lửa bùng lên. Người ta tin rằng Alexander Đại đế đã cố tình đốt thành Persepolis để trả thù cho thành Athens.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty

Việc khai quật khu di tích vào những năm 1930 cho thấy lửa đã thiêu đốt những cột đá trong cung điện Apadana, thiêu đốt 100 cột cẩm thạch của Bách Trụ Cung, làm giầm kèo bằng sắt và chì bị nung chảy. Mái vòm cung điện cứ thế mà sập xuống.

Trước khi thành Persepolis bị đốt, Alexander Đại đế đã vơ vét toàn bộ châu báu trong ngân khố của thành, chất lên ba nghìn con lạc đà, chuyên chở về xứ Macedonia. Ông cũng cho bóc hết những lớp vàng dát lên cột đá, lên những bức phù điêu trên tường, trên các cầu thang. Xứ Ba Tư hồi ấy nổi tiếng nhiều vàng bạc châu báu, giàu sang bậc nhất.

Empty
Empty
Empty

Cung điện từng có 100 cột đá giờ chỉ còn những cái bệ cẩm thạch, bên cạnh lăn lóc những mảnh vỡ thân cột vốn cao ngất. Ở lối cổng Toàn Xứ Môn (Gate of All Nations) vẫn còn ba cái cột đá cao gần 20 m, trên đỉnh vốn là pho tượng những con vật đầu chim, mình sư tử. Gần đó là những con bò có đôi cánh thanh thoát đang bay lên…

Cung điện từng có 100 cột đá giờ chỉ còn những cái bệ cẩm thạch

Cung điện từng có 100 cột đá giờ chỉ còn những cái bệ cẩm thạch

Cách tây bắc Persepolis khoảng 12 km là Naqsh-e Rustam, lăng mộ cổ của các vị vua Ba Tư, nằm trên một ngọn đồi đá.

Điểm đến này thu hút khách tham quan chính là nhờ những tấm phù điêu khổng lồ trang trí ở mặt trước dành cho các vị vua triều đại Achaemenid. Một số bức phù điêu đã bị hỏng, trong đó bức cổ nhất mô tả một người đàn ông với chiếc đầu bất thường được cho là nguồn gốc của lịch sử chữ viết của loài người.

Empty

Naqsh-e Rustam được coi là một dãy núi thiêng liêng trong giai đoạn Elamite - thời kỳ chữ viết đầu tiên của con người hình thành. Mặt tiền dãy núi này đã trở thành lăng mộ cho các vị vua thời Achaemenid và gia đình của họ trong thế kỷ thứ V và IV trước Công nguyên và cũng là nơi tổ chức nhiều nghi lễ tập thể quan trọng.

Empty
Empty
Empty
Lối vào mỗi ngôi mộ mở ra một phòng nhỏ, nơi đặt quan tài của nhà vua

Lối vào mỗi ngôi mộ mở ra một phòng nhỏ, nơi đặt quan tài của nhà vua

Khu lăng mộ này bao gồm nhiều mộ nhỏ của các vị vua thời kỳ trước Công nguyên: Darius I Đại đế (năm 522-486), Xerxes I (năm 486-465), Artaxerxes I (năm 465-424), Darius II (năm 423-404). Ngôi mộ chưa hoàn thành có thể là của Artaxerxes III, người trị vì lâu nhất (2 năm) nhưng cũng có thể là của Darius III (năm 336-330), vị vua cuối cùng của triều đại Achaemenid.

Lăng mộ của Artaxerxes III

Lăng mộ của Artaxerxes III

Lăng mộ của Artaxerxes II

Lăng mộ của Artaxerxes II

Cho đến ngày nay, thời gian và chiến tranh đã tàn phá hầu hết các di tích Ba Tư cổ đại nhưng những giá trị văn hóa và kiến trúc đó vẫn luôn tồn tại ở Persepolis và lăng mộ Naqsh-e Rustam, như một minh chứng vĩ đại cho sự hưng thịnh của Đế quốc Ba Tư đầu tiên. Persepolis đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1979.

Ngày nay di tích Persepolis là một trong những điểm du lịch đông đúc quanh năm của Iran. Hàng năm, tại Persepolis đều có tổ chức nghi lễ cúng tế thần linh và các lễ hội mang tính chất cộng đồng.

Hương Thảo - Nguồn: The Culture Trip
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES