Mắc kẹt nơi tận cùng thế giới

26/04/2020

Vốn có tình yêu đặc biệt với vùng đất Bắc Âu, travel blogger Hoàng Lê Giang luôn ghé đến nơi này mỗi năm. Tuy nhiên, chuyến đi của năm nay lại éo le hơn cả, khi dịch Covid-19 khiến anh mắc kẹt nơi đây đã 2 tháng và vẫn chưa biết ngày trở về...

chuyến đi mắc kẹt

“Vậy là đã xa nhà từ ngày 23 tháng 2 tới giờ, trải qua hai đợt tự cách ly tại hai quốc gia khác nhau. Tôi vẫn thấy mình may mắn do đi qua 10 sân bay quốc tế mà vẫn an toàn, lại được bạn bè cưu mang ở nơi xa xôi như tận vùng Bắc Cực này”.

Tính từ ngày 23/2, Hoàng Lê Giang đã đi qua Hàn Quốc, Mông Cổ, Nga, Pháp và Na Uy. Sau khi thực hiện hai đợt cách ly tại Mông Cổ và Na Uy, hiện anh đang “kẹt” lại Finnmark, một tỉnh thuộc phía bắc Na Uy, cũng là cực Bắc châu Âu. Vì các chuyến bay giữa các quốc gia vẫn trong thời gian bị hạn chế, anh tiếp tục ở lại Na Uy mà không xác định được ngày về.

DJI_0769
Empty

Là một travel blogger, đây không phải là lần đầu tiên anh thực hiện một hành trình xa quê hương lâu đến như thế - thế nhưng chuyến đi lần này lại khác hoàn toàn, bởi cả thế giới đều đang trải qua một tai ương, khủng hoảng cả về y tế lẫn tinh thần. Ở tít tắp nơi cực Bắc, anh trông ngóng tin tức về Việt Nam mỗi ngày. Từng diễn biến tốt/xấu về dịch bệnh đều trở thành tin tức tốt/xấu ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, cuộc sống cá nhân anh.

“Bản thân tôi giằng co giữa việc bình tâm tận hưởng cuộc sống hiện tại, với việc đặt mình vào hoàn cảnh của người ở lại, phải gánh vác công việc giữa bao rối ren”.

Travel blogger Hoàng Lê Giang và

Travel blogger Hoàng Lê Giang và "chuyến đi mắc kẹt" ở Finnmark, Na Uy

phép màu nơi tận cùng thế giới

Hoàng Lê Giang sống cùng bạn trên núi, nơi có cabin gỗ giữa trời để chăn tuần lộc. Hằng ngày anh phụ bạn chăn tuần lộc và làm các công việc lặt vặt như chở đồ, đốn củi, lấy nước, nấu ăn… Con người ở vùng này ít khi tiếp xúc với nhau, mỗi nhà cách nhau 2-3 km nên dù số ca nhiễm ở châu Âu và Na Uy có tăng cao, nơi đây vẫn khá an toàn.

Empty

Tộc người Sami sinh sống ở đây vốn có tính cách điềm tĩnh và tinh thần lạc quan. Đứng trước đại dịch, một mặt họ vẫn tập trung năng lượng vào công việc trước mắt, một mặt họ nhìn nhận đây là cơ hội để dành thời gian cho người thân, gia đình. Là người châu Á lạc lõng giữa đất châu Âu, Hoàng Lê Giang không hề bị kì thị (vì châu Á được coi là nơi đầu tiên bùng phát virus Covid-19), trái lại, những người bạn của anh ở trên khắp Na Uy đều ngỏ ý sẵn sàng giúp đỡ nếu anh cần. Thậm chí, có những người còn đề nghị cho anh mượn tiền, mượn phòng ngủ nếu anh thiếu. Chính phủ Na Uy cũng cho phép anh ở lại đất nước họ, dù visa đã hết hạn, mà không phải chịu một trách nhiệm nào.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
095A1857

“Bệnh dịch này không quan tâm quốc tịch, địa vị xã hội hay sự giàu có; chúng ta vốn cùng một giống loài. Đây là dịp để chúng ta nhìn lại, để biết thông cảm hơn cho những khó khăn của nhau, cho những sai sót của người khác, vậy cuộc đời sẽ được ấm áp hơn”.

Empty
095A1800

Ngày ngày, anh giữ mình bận rộn với những công việc như một người Sami thực thụ, đồng thời vẫn dành thời gian quay phim, chụp hình. Giường ngủ của anh ngay bên cạnh cửa sổ, từ giường có thể phóng tầm mắt ra bầu trời sao, đôi khi trên bầu trời ấy lại xuất hiện Bắc Cực quang. Dù từng nhiều lần đến Na Uy, Iceland hay Thụy Điển để săn muôn hình vạn trạng của cực quang, rút cục, Hoàng Lê Giang lại tìm thấy cảnh cực quang đẹp nhất trong chính quãng thời gian rối ren này. Không chỉ mang những màu sắc choáng ngợp, bầu trời cực quang đêm hôm đó còn hiện lên với hình dáng đôi cánh thiên thần, mà theo niềm tin của người Bắc Âu, đó là dấu hiệu đôi cánh của những nữ thần Valkyrie (những tiểu nữ thần phục vụ vị thần Odin tối cao, theo thần thoại Bắc Âu).

Empty
Empty
Empty
Empty

“Sáng, trưa, chiều, tối, sương mù, ban đêm, nắng chói lúc nào cũng đẹp. Ngay cả bão tuyết mỗi 4, 5 ngày cũng mang trong mình nét đẹp dữ dội chẳng khoan nhường”.

Empty
Empty
Empty
Empty

sống như người na uy

Sống ở trên rừng, Hoàng Lê Giang trở nên thuần thục với nếp sống tự nhiên của người Sami. Muốn đốt củi thì tự đi đốn đem về, khát thì xuống sông lấy nước, muốn ăn cá thì tự đánh bắt, bánh mì tự làm, thịt tự phơi khô… Thời gian còn lại để chăn tuần lộc, anh cũng trở nên hiểu về cuộc sống của những con người ở nơi tận cùng thế giới này. Họ chọn chăn tuần lộc như một phong cách sống: yêu thiên nhiên, sống giữa núi rừng, không coi giờ giấc mà canh thời tiết, ít dành thời gian ở thành phố mà ở cạnh đàn của mình, bảo vệ và lùa đi từ bãi cỏ này sang bãi cỏ khác. Thậm chí, đến cả lũ tuần lộc cũng đã… quen thân anh. “Ngày xưa quay phim mấy con này phải dùng drone rồi dùng ống tele, bởi chúng nhát quá. Giờ ở lâu tới mức nó quen mặt, chỉ cần dùng điện thoại”, Hoàng Lê Giang chia sẻ một cách hài hước.

Empty
Empty

Thậm chí, mới đây, kênh truyên hình NRK Finmark của Na Uy đã thực hiện một clip phỏng vấn về Hoàng Lê Giang với mô tả "sau một tháng ở Kautokeino (Finnmark), chàng trai Việt Nam đã trở thành một người chăn tuần lộc thực thụ".

“Tôi yêu không khí trong lành nơi đây. Sáng sáng đều thích mở cửa ra hít không khí lạnh, rồi lại đi nhóm lửa lấy nước. Mỗi ngày ở đây trôi qua rất nhanh, cứ sáng rồi lại tối, cứ ăn rồi đi chăn tuần lộc theo bạn rồi về ngủ.

Tôi cố gắng tìm cách sống có ích, học hỏi thêm kĩ năng sống vùng cực này. Giờ có thể lái xe trượt tuyết khá thuần thục, đôi khi vẫn bị lạc hay xe vẫn mắc kẹt trong tuyết sâu…”.

Empty
93022933_10157329011776409_5023532373766045696_o

“Nhiều người nói tôi có cuộc sống cách ly đáng mơ ước. Bản thân tôi cũng biết mình đang ở một nơi mà chính mình và bao nhiêu người ao ước được trải nghiệm. Nhưng mỗi ngày, tôi vẫn chờ đợi xem có chuyến bay nào để trở về nhà không”.

Empty
Lan Oanh - Nguồn: Hoàng Lê Giang
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES