Lo ngại bệnh dịch, Madrid tiêu diệt vẹt thầy tu trong thành phố

10/10/2019

Do số lượng vẹt thầy tu tăng nhanh từ 1.700 con vào năm 2005, tới nay đã là 12.000 con, gây ảnh hưởng đến môi trường và có nguy cơ bùng phát cúm gia cầm, chính quyền thành phố Madrid cho biết họ đã quyết định tiêu diệt bớt loài chim này.

Vẹt thầy tu có kích cỡ nhỏ, màu sắc sặc sỡ và chỏm lông bạc trên đầu, là loài chim bản địa Argentina, vốn phổ biến ở Nam Mỹ và rất hung hăng, có thể cạnh tranh với các loài chim khác để kiếm thức ăn và bẻ cành từ cây để xây tổ.

168c117c03803e9f8c7edfbc50f5f4ad

Giống vẹt này ban đầu là vật nuôi, cho đến khi chính quyền ra lệnh cấm nuôi nhốt loài này vào 8 năm trước. Sau đó, do môi trường sống thuận lợi và không có thiên địch, vẹt thầy tu đã sinh sôi nảy nở nhanh chóng, bay hàng đàn trên bầu trời thành phố và xây dựng những chiếc tổ khổng lồ trên cây. Những chiếc tổ này ảnh hưởng không nhỏ đến các công trình công cộng và cây xanh trong thành phố, cũng như gây nguy hiểm cho người ở dưới. Ngoài ra, vẹt thầy tu có thể mang theo và lây truyền bệnh cúm vẹt, các loại cúm gia cầm và vi khuẩn salmonella tới con người.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Một cán bộ thành phố về các vấn đề môi trường cho biết vẹt thầy tu

Một cán bộ thành phố về các vấn đề môi trường cho biết vẹt thầy tu "đã trở thành mối lo ngại của không ít công dân" và "chúng tôi đã nhận được nhiều lời phàn nàn" tại thủ đô.

Trước tình trạng này, hội đồng thành phố đã công bố kế hoạch tiêu diệt bớt số lượng vẹt thầy tu, với mục đích cân bằng hệ sinh thái và ngăn chặn các nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng. Một tuyên bố chính thức từ Madrid cho biết thành phố đã vạch ra kế hoạch "kiểm soát dân số" vẹt một cách nhân đạo, ví dụ như ngăn quá trình trứng được ấp nở, nhưng không đưa ra một con số cụ thể.

Theo luật pháp Tây Ban Nha, những con vẹt thầy tu được phân loại là loài xâm lấn đối với môi trường tự nhiên.

Hương Thảo - Nguồn: The Local
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES