Mì ăn liền Việt Nam ra khỏi danh sách kiểm soát an toàn thực phẩm của EU

04/07/2024

Sản phẩm mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam không còn nằm trong danh sách phải kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU do đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn châu Âu. Quyết định này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu vào thị trường EU và khẳng định uy tín của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Theo công báo của Ủy ban châu Âu, EU đưa mì ăn liền của Việt Nam ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU vì đáp ứng các quy định của EU. Sự công nhận này không chỉ khẳng định uy tín của sản phẩm mì ăn liền Việt Nam trên thị trường quốc tế mà còn mở ra cơ hội thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu vào thị trường EU.

Bài liên quan

Đầu năm 2022, Liên minh châu Âu áp dụng quy định kiểm soát khẩn cấp đối với bún, miến, mì của Việt Nam do nguy cơ nhiễm chất ethylene oxide. Sau đó nửa năm, bún, miến và các sản phẩm từ gạo đã được đưa ra khỏi danh sách phải kiểm soát và tới giữa năm ngoái thì mì ăn liền được chuyển từ tần suất kiểm tra 50% xuống còn 20%.

Công báo của EU là tín hiệu tốt cho việc xuất khấu tại Việt Nam

Công báo của EU là tín hiệu tốt cho việc xuất khấu tại Việt Nam

Việc được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm sẽ giúp mì ăn liền Việt Nam thuận lợi hơn trong mục tiêu tiếp cận thị trường EU, vốn có tiềm năng rất lớn với hơn 450 triệu dân. Đây cũng là thành quả của quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm nông sản Việt Nam.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Không những thế, đây còn là kết quả từ nỗ lực của Bộ Công Thương, các cơ quan chức năng liên quan và các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm mì ăn liền xuất khẩu sang EU.

Cũng tại Quy định số 2024/1662, EU áp dụng tăng tần suất kiểm tra tại biên giới đối với Thanh long từ 20% lên 30%, đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm (Thanh long vẫn nằm trong phụ lục II của Quy định và tăng tần suất kiểm tra từ 20% lên 30%).

Với quyết định mới công bố, mì ăn liền Việt Nam nhập khẩu vào thị trường châu Âu sẽ không còn bị kiểm tra và không cần kèm theo Chứng nhận An toàn thực phẩm do phía Việt Nam cấp nữa. Quy định có hiệu lực từ ngày 2/7.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES