Món ngon xứ Nghệ

29/09/2020

Chứa đựng đầy đủ sự mặn mòi của biển cả, hương vị của đồng quê và tinh túy từ đất trời, ẩm thực Nghệ An hội tụ những hương vị đặc sắc nhất của ẩm thực miền Trung nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Miền đất núi Hồng, sông Lam vốn là vùng đất đầy khắc nghiệt. Song có lẽ cuộc sống mưu sinh khó khăn, vất vả do ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết mà cư dân Nghệ An đã sáng tạo ra những món ăn độc đáo, thể hiện đức tính cần cù, chịu khó, thông minh. Từ miền biển, đồng bằng, trung du đến vùng rẻo cao, ở đâu cũng có những món ăn đặc sản mang đậm hương vị riêng, khiến thực khách phương xa lưu luyến, nhớ mãi.

Món lươn

Khi đặt chân đến Nghệ An, nhiều người sẽ nhớ ngay đến các món ăn làm từ lươn. Với nguyên liệu chính là lươn, người dân xứ Nghệ có thể chế biến ra hàng chục món ăn hấp dẫn như cháo lươn, súp lươn, miến lươn, lươn om chuối đậu, lươn xúc bánh đa, miến lươn và lươn nướng. Trong đó, miến lươn đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là một trong 12 món ăn Việt Nam đạt kỷ lục châu Á và súp lươn mới đây cũng đã được kênh truyền hình CNN vinh danh, khen ngợi là món ăn có hương vị hấp dẫn, khó quên.

1 (1)

Gà đồi Thanh Chương

Gà ở Thanh Chương được nuôi thả trên đồi, do được "chạy bộ" nhiều nên thịt chắc, ngon và đậm vị. Gà ngon, người Thanh Chương lại chế biến được nhiều món nổi tiếng như: Xáo gà, gà luộc, gà rang muối, rang sả, gà roti, gà rán, gà tần …Tuy nhiên phổ biến và độc đáo nhất ở Thanh Chương vẫn là món gà xáo hay còn gọi là “gà nấu”.

2-1_ad2b73511b6a42ecbded711654d85d1c_master_1

Nhút Thanh Chương

Nhút được làm từ quả mít non, cắt nhỏ, muối mặn. Khi thưởng thức nhút, thực khách có thể cảm nhận được vị giòn giòn, mạn mặn sau quá trình muối, cùng chút cay cay của ớt được hòa với vị thanh ngọt của mía đường và hương thơm từ thính. Tất cả đã làm nên một hương vị rất đặc trưng chỉ có ở Thanh Chương, Nghệ An. Bên cạnh cách chế biến là muối mặn, nhút còn có thể xào, nấu canh chua cá hoặc làm nộm tai heo,...

Vịt bầu Quỳ

Vịt bầu Quỳ được mệnh danh là giống vịt ngon nhất Việt Nam và cũng là sản vật số một của miền tây Nghệ An. Vịt bầu Quỳ xương nhỏ, thịt thơm, vị ngọt giữ lâu, thịt đặc biệt mềm nhưng không bở, béo nhưng không ngán.

Có nhiều cách chế biến vịt bầu Quỳ. Ngoài hấp, quay, lâu nay đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An vẫn nấu vịt cùng măng chua, nướng với lá rừng.

slideshow_3

Rươi Hưng Châu

Rươi thường sống trong các hang hốc ven sông, đoạn cuối nguồn đổ ra biển. Mùa rươi thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Ở Nghệ An, rươi tiếp tục được người dân sáng tạo, chế biến thành nhiều món ăn như canh măng rươi, chả rươi, rươi kho, mắm rươi.

Canh măng rươi

Canh măng rươi

Rươi kho

Rươi kho

Dê Cầu Đòn, me Nam Nghĩa

Vùng quê Nam Đàn, mảnh đất nhiều đặc sản mà ai lỡ "nếm" thử một lần cũng vương vấn mãi không thôi. Và một trong những đặc sản đó là món thịt me (thịt bê) Nam Nghĩa và thịt dê cầu Đòn. Ngon nhất là phải kể đến món me thui, dê thui bằng than hoa với hương vị ngọt thơm, dậy mùi của lá bưởi, lá chanh, lá xả cùng vị chát của lá ổi. Me thui, dê thui sẽ ngon hơn khi ăn kèm với các loại rau thơm đặc trưng ở vùng đồi núi xứ Nghệ, và đặc biệt là khi thưởng thức cùng với nước tương Nam Đàn.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Dê cầu Đòn

Dê cầu Đòn

Me Nam Nghĩa

Me Nam Nghĩa

Giò me (giò bê)

Gò me hay còn được gọi là giò bê được chế biến từ thịt bê nguyên tảng, nước hầm từ xương bê, hạt tiêu, mì chính và được cuộn lại như giò rồi hấp cách thủy trong khoảng 6 giờ.

Thịt làm chín bằng cách hấp nên giữ nguyên được độ ngọt, có màu hồng rất bắt mắt. Khi ăn miếng thịt ngọt, mềm, thơm được thái thành lát mỏng và chấm cùng tương ớt. Đây sẽ là món ăn lý tưởng cho các bữa tiệc, đám cưới, giỗ chạp, làm quà biếu trong các dịp Lế Tết,...

Tương Nam Đàn

Tương Nam Đàn - một món ăn bình dị trên quê hương Nam Đàn, gắn bó với người dân nơi đây từ bao đời. Tương Nam Đàn độc đáo hơn bởi nó là tương mảnh. Nghĩa là hạt đậu tương chỉ giã vỡ thành mảnh chứ không “nát như tương Bần”. Nguyên liệu làm tương là đậu nành, nếp hoặc ngô, muối và nước.

Khi là thành phẩm, tương Nam Đàn không có màu nâu như các loại tương khác mà có màu vàng sánh như mật ong. Những mảnh đậu lơ lửng trong nước tương, thơm và ngọt lịm. Mặc dù lượng muối bỏ vào mỗi chum tương không phải là ít, nhưng đến khi ăn, vị mặn chát của muối biển đã mất đi, chỉ còn đọng lại hương vị đậm đà, thơm ngọt từ đầu lưỡi… Đó cũng là nhờ “bí quyết” và kỹ thuật của người làm Tương.

Bánh mướt - xáo lòng Diễn Châu

Nhắc tới xứ Nghệ, ít người biết đến đặc sản bánh mướt - xáo lòng, món ăn độc đáo, đậm đà hương vị mà ai khi từng thưởng thức đều phải nhớ mãi.

Bánh mướt - xáo lòng là sự kết hợp hài hòa của hai món bánh tách biệt là bánh mướt và lòng heo nấu xáo lên. Gắp miếng bánh mướt trắng mềm và nhúng vào bát xáo lòng nóng hổi, ngậm trong váng tiết, ăn kèm cùng lòng béo ngậy, người ăn mới cảm nhận được độ ngon, hương vị mới lạ của món ăn này.

Cá mát sông Giăng

Cá mát là loại cá ăn các loại côn trùng trên mặt nước hoặc rong tảo khi ở bờ bụi, khe đá, chỗ nước chảy xiết trên dòng sông Giăng. Khi chế biến loại cá này sẽ không bỏ ruột vì cá rất sạch, mỡ béo ít xương và ngon nhất là phần đầu. Cá mát được người dân Nghệ An chế biến với nhiều phương thức khác nhua như kho, rán, nướng.

Cá thu nướng

Cá thu mới đánh bắt còn tươi rói, được cắt thành từng khúc và nướng trên than hoa để giữ được độ tươi, độ ngọt, độ chắc của thịt mà không cần bất cứ chất bảo quản nào.

ttxvn_0801_ca_thu_c79de5d7b6f049ef9445f19bea9e90d5_grande

Hiện nay, cá thu nướng được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể, sản phẩm được đóng gói, hút chân không, đựng trong hộp giấy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để du khách có thể mua về làm quà.

Bánh đa Đô Lương

Ở Đô Lương có một làng nghề bánh đa đã tồn tại trong suốt 300 năm. Sản phẩm của làng nghề nổi tiếng thơm ngon, nên không chỉ người tiêu dùng trong nước mà Việt kiều ở nước ngoài như: Đức, Campuchia, Lào, Singapore, Hàn Quốc, Nga… ưa thích và tiêu thụ rất tốt.

Empty
Bánh đa Đô Lương ăn kèm với lươn cay

Bánh đa Đô Lương ăn kèm với lươn cay

Bánh đa Đô Lương ăn kèm với hến xào

Bánh đa Đô Lương ăn kèm với hến xào

Bánh đa ở đây được làm từ bột gạo, tiêu, tỏi và nhiều gia vị khác. Chiếc bánh nhỏ nhắn có đường kính khoảng 20 cm, bên trên rắc nhiều vừng đen nên khi ăn có vị bùi và thơm. Bánh đa Đô Lương là món dân dã dễ ăn, tiện lợi, có thể ăn với chơi, chấm riêng với các loại nước tương, nước xốt hoặc ăn kèm với lươn cay, hến xào, bánh mướt, bánh bèo, ốc niêu,...

Bánh gai dốc Dừa

Bánh gai dốc Dừa, huyện Anh Sơn là loại bánh đặc sản nức tiếng gần xa, được chế biến từ bột đậu xanh, nếp, cùi dừa, đường, mật và đặc biệt là lá gai giã nhỏ.

Empty

Thưởng thức bánh gai dốc Dừa, thực khách sẽ cảm nhận như mùi thơm tự nhiên của lá chuối khô khi bóc từng lớp lá bánh,vị ngọt thơm, dai, mềm và bùi béo trong từng chiếc bánh. Đây thực sự là món quà quý cho du khách khi có dịp đặt chân đến miền tây xứ Nghệ.

M.Chi - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES