Trên 2,4 triệu người mắc Covid-19 trên toàn thế giới; một số nước châu Âu nới lỏng phong toả

20/04/2020

Tính đến sáng ngày 20/4, đã có 2.404.234 người nhiễm COVID-19 trên toàn cầu và ghi nhận 164.891 ca tử vong. Một số nước châu Âu có tín hiệu tích cực; bắt đầu nới lỏng phong toả, Việt Nam cũng ghi nhận 4 ngày liên tiếp không có ca mắc mới.

4 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới

2046249-15834847074591678892723

Bộ Y tế cho biết, đến 6h sáng 20/4, tổng số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam là 268 trường hợp. Như vậy, lần đầu tiên trong hơn 1 tháng qua, Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong 4 ngày liên tiếp .

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đến nay, Việt Nam chỉ còn 66/268 bệnh nhân đang chữa trị Covid-19. Trong đó, số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 13 ca. Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 07 ca.

1.064 mẫu xét nghiệm nhanh tại các chợ đầu mối âm tính với SARS-CoV-2

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong hai ngày 18-19/4, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh thành phố Hà Nội phối hợp với Trung tâm y tế các quận, huyện đã tiến hành lấy 1.064 mẫu xác suất, xét nghiệm nhanh cho các tiểu thương tại 5 chợ đầu mối trên địa bàn thành phố để đánh giá yếu tố dịch tễ tại cộng đồng. Kết quả, tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với virus SARS-CoV-2.

Số ca nhiễm tại Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua Trung Quốc

Ngày 19/4, Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ - Fahrettin Koca cho biết, tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 ở nước này hiện đã lên đến 86.306 trường hợp. Như vậy, tính đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có số ca mắc COVID-19 cao nhất ngoài châu Âu và Mỹ.

turkey_confirms_its_first_coronavirus_case._reuters

Trong 24h giờ qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện thêm 3.977 ca nhiễm mới và đã vượt qua Trung Quốc trong bảng thống kê các quốc gia và vùng lãnh thổ có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất trên thế giới.

Hàn Quốc lần đầu ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 dưới 10 người

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), ngày 19/4, ghi nhận việc tăng số ca mới nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) ở nước này chỉ ở mức một con số, khi lần đầu tiên trong 2 tháng qua chỉ phát hiện 8 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong một ngày ở quốc gia Đông Bắc Á này.

Số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất là 909 ca được ghi nhận ngày 29/2 nhưng tới nay quốc gia này đã nỗ lực để giảm dần tốc độ lây nhiễm với các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội nghiêm ngặt.

Singapore thành điểm nóng của Đông Nam Á

Tại Đông Nam Á, Singapore đã thay Indonesia trở thành vùng dịch lớn nhất khu vực với 6.588 ca nhiễm, tăng 596 ca trong vòng 24 giờ, và 11 ca tử vong.

Phần lớn các ca nhiễm mới ở Singapore là lao động nước ngoài cư trú trong ký túc xá. Ca nhiễm mới tại ký túc xá dành cho công nhân nước ngoài tăng một phần do các nỗ lực xét nghiệm liên tục và cách ly công nhân bị nhiễm của Singapore.

Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, báo cáo thêm 327 ca nhiễm và 47 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 6.575 và 582.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Philippines báo cáo thêm 172 ca nhiễm và 12 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 6.259 và 409.

Đông Timor và Lào là hai quốc gia ghi nhận số ca nhiễm nCoV thấp nhất trong khu vực với 19 trường hợp. Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là những nước Đông Nam Á chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào do Covid-19.

Châu Âu bắt đầu có diễn biến tích cực

Bộ Y tế Tây Ban Nha công bố, ngày 19/4, nước này ghi nhận 410 ca tử vong trong 24 giờ qua, thấp hơn con số 565 của một ngày trước đó. Đây là mức tử vong thấp nhất kể từ ngày 22/3 và thấp hơn rất nhiều so với mốc cao nhất là 950 trường hợp trong ngày 2/4. Đây dường như là dấu hiệu cho thấy tốc độ lây lan đang chậm lại sau khi Tây Ban Nha áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt từ giữa tháng 3/2020. Trong khi đó, tổng số ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận là 195.344, tăng 4.218 ca trong 24 giờ qua. Mặc dù giới chức Tây Ban Nha cho rằng nước này đã đạt tới "đỉnh dịch" vào ngày 2/4, song hiện các nhà lãnh đạo vẫn chưa sẵn sàng đề xuất nới lỏng lệnh phong tỏa toàn quốc.

GettyImages-1213572259

Ngày 19/4, Phó Giám đốc Cơ quan Y tế của Anh - bà Jenny Harries cho rằng còn quá sớm để nói rằng Anh đã qua đỉnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, song đã có những dấu hiệu cải thiện. Tính đến hết ngày 18/4, nước này ghi nhận thêm 596 ca tử vong - mức gia tăng thấp nhất trong gần 2 tuần qua - và nâng tổng số bệnh nhân tử vong do mắc COVID-19 lên 16.060 người.

Cùng ngày, Thủ tướng Pháp - Edouard Philippe khẳng định cuộc khủng hoảng y tế do Covid-19 "chưa kết thúc." Tuy vậy, tình hình đang cải thiện dần, chậm mà chắc. Tính đến 19/4, Pháp ghi nhận 19.718 trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19, hiện 30.610 người đang nằm viện, trong đó 5.744 trường hợp nghiêm trọng được chăm sóc đặc biệt, giảm 89 bệnh nhân so với hôm trước và tiếp tục đà giảm từ 11 ngày nay. Pháp tăng cường thực hiện xét nghiệm tại các nhà dưỡng lão, với 50.000 lượt trong tuần qua.

Một số nước châu Âu Từ Từ nới lỏng phong toả

Sau nhiều tuần áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt nhằm kiểm soát sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19, từ ngày 20/4, nước Đức bắt đầu nới lỏng một số hạn chế nhằm dần đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Những quy định đã được Chính phủ liên bang và các bang nhất trí tuần trước được coi là khuôn khổ để các bang thực hiện, song mức độ áp dụng cụ thể lại phụ thuộc vào từng bang. Trong số các quy định này, có một số điểm chung được áp dụng trên cả nước, bao gồm: cho phép mở lại các cửa hàng có diện tích không quá 800m2; một số trường mở cửa trở lại, bắt đầu với những lớp phải thi tốt nghiệp hoặc chuyển cấp; tiếp tục hạn chế ra ngoài đường tới ngày 3/5; tiếp tục cấm tụ hội trong các nhà nguyện, các sự kiện lớn bị cấm tổ chức cho tới ngày 31/8. Cũng từ ngày 20/4, việc đeo khẩu trang là bắt buộc ở một số bang.

Cùng với Đức, Thụy Sĩ, Đan Mạch và Phần Lan đều đã bắt đầu mở cửa lại trường học, cửa hàng. Trong khi đó, Italy cũng đang cân nhắc việc nới lỏng phong tỏa.

Nga ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục trong một ngày

Trung tâm ứng phó khủng hoảng virus corona của Nga đã thông báo về 6.060 ca mắc mới COVID-19 - mức cao kỷ lục trong vòng 24 giờ ở nước này, nâng tổng số trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn quốc lên 42.853 người.

Số ca mắc COVID-19 ở Nga đã bắt đầu tăng mạnh trong tháng 4, bất chấp nước này ghi nhận số trường hợp nhiễm bệnh thấp hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia phương Tây trong những giai đoạn đầu bùng phát dịch bệnh. Cùng ngày, Tổng thống Vladimir Putin tuyến bố Nga hoàn toàn kiểm soát được đại dịch COVID-19.

Anh gặp khó khi nguồn cung thiết bị bảo hộ thiếu hụt

Empty
Empty

Ông Rob Harwood - Chủ tịch Ủy ban tư vấn tại Hiệp hội Y khoa Anh đã thừa nhận về tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ y tế trầm trọng. Ông nhấn mạnh nếu Chính phủ Anh đề xuất rằng nhân viên cần tái sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân, điều này phải được hỗ trợ bởi bằng chứng khoa học - chứ không phải dựa trên tình trạng nguồn cung sẵn có.

Tình trạng thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân nghiêm trọng tới mức nghiệp đoàn Unite cho biết đã nói với thành viên của mình rằng họ có thể từ chối làm việc một cách hợp pháp để tránh rủi ro nhiễm bệnh.

Pháp tìm thấy virus SARS-CoV-2 trong hệ thống nước rửa đường phố Paris

Tòa thị chính Paris vừa thông báo đã phát hiện những "dấu vết" của virus SARS-CoV-2 trong hệ thống nước rửa đường phố thủ đô. Phòng thí nghiệm của Cơ quan quản lý nước Paris đã tìm thấy sự hiện diện của virus corona mới ở 4 trong số 27 điểm lấy mẫu thử nghiệm.

Tòa thị chính ngay lập tức việc đình chỉ sử dụng hệ thống nước không uống được này, như một phần của "nguyên tắc phòng ngừa." Chính quyền thành phố cũng khẳng định nước sạch cung cấp cho người dân được xử lý bằng một hệ thống "hoàn toàn độc lập", "không có bất cứ dấu vết nào của virus corona" và hoàn toàn "được tiêu thụ mà không có bất kỳ rủi ro nào."

Mỹ vượt mốc 40.000 ca tử vong, New York tuyên bố qua đỉnh dịch

Tính đến sáng ngày 20/4, số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Mỹ đã vượt 40.000 ca, hiện là 40.495 người. Số ca mắc COVID-19 trên toàn nước Mỹ hiện là 763.083 ca, chiếm hơn 31% trong tổng số gần 2,4 triệu ca nhiễm trên toàn cầu tính đến thời điểm này.

covid-19-testing-gty-ps-200324_hpMain_16x9_1600

Tại buổi họp báo cập nhật tình hình ngày 19/4, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo nhận định số liệu cập nhật cho thấy New York đã qua đỉnh dịch nhưng cảnh báo người dân New York vẫn phải hết sức cẩn thận khi mà vẫn có tới 1.300 người nhập viện vì nhiễm SARS-CoV-2 ngày hôm trước.

Bộ Quốc phòng Mỹ gia hạn chỉ thị hạn chế đi lại đến hết ngày 30/6

Ngày 17/4, Lầu Năm Góc thông báo trong quân đội Mỹ hiện ghi nhận tổng số 2.986 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 2 quân nhân tử vong.

200226-A-SV709-0107

Bộ Quốc phòng Mỹ, ngày 18/4, cho biết sẽ gia hạn chỉ thị hạn chế đi lại cho đến hết ngày 30/6 nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, nhưng sẽ cho phép thực hiện một số hoạt động tái triển khai lực lượng và đưa về nước những quân nhân phục vụ tại nước ngoài. Chỉ thị mới này sẽ có hiệu lực vào ngày 20/4 tới.

Ba quan chức cấp cao Guinea tử vong do dịch

Chính phủ Guinea ngày 19/4 cho biết, trong 72 giờ qua, quốc gia Tây Phi này đã ghi nhận 3 quan chức cấp cao, gồm một bộ trưởng, đã tử vong vì các biến chứng do dịch COVID-19. Theo đó, 3 quan chức qua đời gồm Chủ tịch Ủy ban bầu cử độc lập quốc gia (CENI), cựu giám đốc Interpol tại Guinea, và Bộ trưởng - Tổng thư ký Chính phủ.

My Tống - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES