Mùa don về dân dã tình quê - "Quà tặng" sông Trà trước khi hoà vào biển lớn

11/07/2024

Don vốn chẳng có mùa nhưng chớm hè là lúc những con sông ở Quảng Ngãi lại tấp nập người cào don. Don là một món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Quảng Ngãi như một đặc sản xứ này, chẳng nơi nào có được.

Nhà thơ Thanh Thảo có câu thơ “Là con don tôi ở sông Trà” như ý chỉ có sông Trà mới có loài thủy sản đặc biệt này. Sông Trà Khúc là một con sông đặc biệt của Quảng Ngãi, trước khi đổ về Biển Đông, dòng Trà Khúc uốn lượn quanh vùng đất này, mang đến cho người dân biết bao sản vật thơm ngon, trong đó có con don - loại đặc sản chỉ dành riêng cho Quảng Ngãi.

Bài liên quan

“Độc bản” của sông Trà Khúc

Người Quảng Ngãi xưa có câu "Con gái làng Son không ngon bằng tô don Vạn Tượng". Thế mới biết, dẫu chỉ là câu ví đùa vui nhưng "tuyệt thế giai nhân" rồi cũng phải "lép vế" trước món ngon khó cưỡng mang đậm nét ẩm thực truyền thống của người dân xứ Quảng.

Mùa don về trên sông Trà Khúc

Mùa don về trên sông Trà Khúc

Trên hành trình 130 km, bắt nguồn từ dãy Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum, đến phía cuối nguồn thuộc địa phận huyện Sơn Tịnh, sông Trà như một vận động viên băng băng về đích. Trước khi nhập vào biển Đông, dòng sông không quên để lại hai bờ của nó điệp trùng những cánh đồng màu mỡ phù sa.

Ngoài việc bồi đắp thường niên một lượng phù sa rất lớn, dòng sông Trà còn dâng tặng cho cư dân ven sông những sản vật không nơi nào có. Đó là những chú cá bống chỉ to bằng đầu đũa, có một hương vị rất riêng, đó là những nàng thài bai, lớn hơn đầu tăm một tẹo, lại mang một hương vị không trộn lẫn với bất cứ loài thủy sản nào.

Sông Trà Khúc hiền hoà được mệnh danh là

Sông Trà Khúc hiền hoà được mệnh danh là "đệ nhất thắng cảnh"

Nhưng có lẽ đặc biệt hơn cả là con don, loài hải sản “độc quyền” của sông Trà mà không một dòng sông nào ở miền Trung có được. Dựa vào con nước thủy triều theo mùa, người dân ở các xã vùng ven Sông Trà sử dụng ghe máy đến nơi cách cửa biển khoảng 2 km để săn tìm loại đặc sản này.

Khi những trận lũ cuối cùng ở miền Trung vừa dứt, đấy là thời điểm “hồi hương” của một số loài thủy sản ở sông Trà sau một mùa cuồng lưu phải đi lánh nạn nơi bờ tre gốc rạ để tránh tai ương bị cuốn phăng ra biển. Dòng sông chợt hiền lành như chưa từng biết mình đã từng gây bao thảm cảnh suốt một mùa lũ dữ.

Cùng với những bãi cát vàng ươm mà dòng sông kịp để lại hai bờ, phấn hương của các loài thảo mộc nơi thượng nguồn cũng đã kịp lắng lại nơi cuối dòng sông. Đó là nguồn thức ăn vô tận của loài don.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Mùa này nhắc về Quảng Ngãi, người ta không nhớ đến bánh tráng đập, ram thịt nướng hay cá bống sông Trà kho tiêu mà ai nấy đều thổn thức vì mùa don lại về

Mùa này nhắc về Quảng Ngãi, người ta không nhớ đến bánh tráng đập, ram thịt nướng hay cá bống sông Trà kho tiêu mà ai nấy đều thổn thức vì mùa don lại về

Kể cũng lạ, don chỉ sống ở vùng này, sống vùi trong cát, ăn những tinh túy từ thượng nguồn đổ về, bởi vậy mà đến mùa, người dân bản địa hay khách du lịch tới Quảng Ngãi đều tìm ăn bằng được món don sông quê.

Nghề cào don cũng là sinh kế của cư dân vùng ven sông Trà Khúc. Dù khá vất vả, dầm mình trong nước cả ngày nhưng thu nhập từ nghề cào don khá ổn định, nhất là khi sản vật của Sông Trà trở nên nổi tiếng cả trong, ngoài nước.

Empty
Dụng cụ cào don

Dụng cụ cào don

Ước mong lớn nhất của những người dân ven sông Trà Khúc là giữ được môi trường sông nước mãi trong lành để con don sinh sôi nảy nở, có thêm nhiều sản vật của dòng Sông Trà đến với nhiều vùng, miền trong và ngoài nước.

Don vừa được bắt lên

Don vừa được bắt lên

Don có hình dạng giống quả trám nhỏ, vỏ mỏng, màu vàng đậm, thường dài khoảng 2 cm. Ruột don có màu phớt hồng pha vàng, bao quanh là những tua rua màu hồng. Mùa sinh sản của don kéo dài từ tháng Giêng đến cuối hè. Vào khoảng thời gian này, người dân thường đi cào don. Người ta sử dụng nhủi – một dụng cụ có hình dạng như cái máng đổ nước được đan bằng những nan tre vừa đủ để giữ don lại và để cát lọt ra ngoài.

Món quà dân dã đậm đà tình quê

Cách chế biến món don khá đơn giản. Don khi được cào về sẽ được chà vỏ, rửa thật sạch sau đó bỏ vào nồi nước sôi luộc cho đến khi phần vỏ tách làm đôi. Dùng đũa khuấy nhẹ để phần thịt don rời ra khỏi vỏ. Phần vỏ don sau đó được vớt ra ngoài để lọc lại nhằm lấy hết phần ruột còn sót lại.

Đặc sản

Đặc sản "độc bản" gây thương nhớ bao tín đồ ẩm thực của vùng Quảng Ngãi

Phần thịt don được cho vào nước luộc don nấu lại cho sôi rồi tùy khẩu vị mà nêm nếm cho vừa miệng. Tô don sau khi chế biến xong sẽ có màu trắng đục, vị ngọt thanh. Để có món don ngon không thể thiếu hành lá thái nhỏ, hành tây, ớt xiêm.

Khi ăn, nước và ruột don đang sôi được múc ra tô rồi thêm hành lá, hành tây, ít ớt xiêm. Lúc này tô don sẽ thoang thoảng vị phù sa, mùi thơm của hành, vị cay nồng của ớt xiêm. Don được ăn kèm với bánh tráng. Bánh tráng được bẻ nhỏ cho vào tô don rồi trộn đều và thưởng thức. Vị ngọt lịm, cay nồng... hòa quyện vào nhau chắc chắn sẽ khiến thực khách khó quên.

Một bát don nước nhìn sơ chỉ có màu trắng đục, thịt don nằm dưới đáy. Bên trên là ít hành tây thái mỏng và bánh tráng bẻ nhỏ

Một bát don nước nhìn sơ chỉ có màu trắng đục, thịt don nằm dưới đáy. Bên trên là ít hành tây thái mỏng và bánh tráng bẻ nhỏ

Cũng là con don, cũng hành lá, cũng bánh tráng gạo nướng giòn nhưng muốn có bát don ngon thì người nấu phải "gửi cả tâm tình" của mình vào đó. Khi nấu canh don, chỉ cần quá lửa hoặc nêm nếm không phù hợp là mất ngon ngay.

Theo những bậc cao niên, ngày xưa món don chỉ thịnh hành ở những vùng quê. Đây là món ăn của người lao động nghèo. Tuy nhiên, càng về sau món don càng phổ biến. Đến bây giờ, don đã trở thành món ăn đặc trưng của vùng đất Quảng Ngãi.

Tinh tuý ẩm thực Việt

Tinh tuý ẩm thực Việt

Tô don ngon không cần nhiều gia vị vẫn tỏa mùi thơm hấp dẫn nhưng chắc chắn không thể thiếu được mắm và ớt sim. Mỗi tô don được dọn ra chừng 3 thìa ruột, thêm chút hành lá thái nhỏ, hành tây thái sợi, ngâm nước cho khỏi hăng rồi chan nước don vào. Trên cùng bày mấy lát ớt đỏ vừa đẹp mắt, lại vừa át mùi tanh. Thực khách có thể vắt thêm chanh hoặc giấm tùy khẩu vị, sau đó bẻ bánh tráng gạo (sống hoặc nướng tùy sở thích) vào bát, đợi cho bánh mềm rồi thưởng thức.

Không chỉ là món ăn đặc sản mà don còn mang cả hơi thở và cuộc sống lam lũ của người dân xứ Quảng.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES