Nghệ nhân "thắp sáng" đèn ông sao Trung thu truyền thống

22/09/2023

Một mùa Trung thu nữa lại đến, hình ảnh những chiếc đèn ông sao rực rỡ sắc màu luôn khơi gợi sự đam mê, thích thú, quay ngược về ký ức tuổi thơ với giá trị văn hóa truyền thống.

“Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu

Cán đây rất dài cán cao qua đầu

Em cầm đèn sao em hát vang vang

Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan”.

Cứ đến độ tháng Tám âm lịch, những câu hát thiếu nhi lại vang lên, gợi ra không khí tươi vui, nhộn nhịp đặc biệt của ngày Tết Trung thu. Không hiện đại như những món đồ chơi ngoại nhập chạy bằng pin ngày nay, món quà truyền thống như đèn ông sao, đèn cá chép, đèn kéo quân hay mặt nạ giấy bồi… vẫn luôn là ký ức tuổi thơ của biết bao thế hệ.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Đèn ông sao là loại lồng đèn phổ biến nhất đối với người Việt Nam trong dịp rằm tháng Tám. Không khó để bắt gặp những chiếc lồng đèn đủ sắc màu với hình dáng ngôi sao năm cánh được bày bán ở hầu hết các cửa hàng. Hình ảnh ngôi sao năm cánh bao bọc bởi vòng tròn tượng trưng cho ngũ hành âm dương trong phong thủy. Vì thế, chiếc lồng đèn này tượng trưng cho sự cân bằng, hài hòa của các mối quan hệ trong đời sống, giữa người với người và giữa người với thiên nhiên vạn vật. Bên cạnh đó, đèn ông sao còn đại diện cho ngôi sao năm cánh trên quốc kỳ, vừa thể hiện ước muốn hòa bình của người Việt Nam.

Đèn ông sao là loại lồng đèn phổ biến nhất đối với người Việt Nam trong dịp rằm tháng Tám.

Đèn ông sao là loại lồng đèn phổ biến nhất đối với người Việt Nam trong dịp rằm tháng Tám.

Món quà của tuổi thơ

Trước đây, làng Hậu Ái (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) được biết đến là thủ phủ cung cấp đèn Trung thu cho Thủ đô và vài tỉnh lân cận. Cứ mỗi dịp Thu về, nhà nhà, người người ở làng lại tất bật làm đèn ông sao để đem bán. Thế nhưng tới nay, hình ảnh ấy đã không còn nữa mà thay vào đó là sự đìu hiu, vắng vẻ. Ghé thăm làng Hậu Ái, hiện nay chỉ còn lại một hộ duy nhất vẫn còn lưu giữ được nghề của làng.

Gắn bó với chiếc đèn ông sao đã hơn 50 năm, bà Nguyễn Thị Tuyến - nghệ nhân còn sót lại của làng Hậu Ái với nghề làm đèn Trung thu truyền thống chia sẻ: “Tôi là đời thứ ba nối nghiệp gia đình. Tiếp xúc với từng thanh tre, mẩu nứa từ nhỏ nên việc biến chúng thành một cái khung hữu dụng dùng để làm đèn Trung thu với tôi đã quá quen thuộc”.

Bà Nguyễn Thị Tuyến - nghệ nhân còn sót lại của làng Hậu Ái với nghề làm đèn Trung thu truyền thống.

Bà Nguyễn Thị Tuyến - nghệ nhân còn sót lại của làng Hậu Ái với nghề làm đèn Trung thu truyền thống.

Để tạo ra một chiếc đèn ông sao phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Vì được làm thủ công hoàn toàn nên người nghệ nhân phải thực sự cẩn thận và vô cùng khéo léo. Khác với đồ chơi ngoại nhập, nguyên liệu để làm nên đồ chơi Trung thu truyền thống chủ yếu bằng cây nứa và giấy màu. Tiêu chí lựa chọn nguyên liệu cũng phải đặt sự an toàn và thân thiện với môi trường lên hàng đầu, vì đa phần người tiếp xúc với những món đồ chơi đều là trẻ nhỏ. Ngay cả loại hồ dán giấy, cũng được tạo ra từ bột năng, không gây hại.

Để tạo ra một chiếc đèn ông sao phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ.

Để tạo ra một chiếc đèn ông sao phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ.

Khác với đồ chơi ngoại nhập, nguyên liệu để làm nên đồ chơi Trung thu truyền thống chủ yếu là làm bằng cây nứa và giấy màu.

Khác với đồ chơi ngoại nhập, nguyên liệu để làm nên đồ chơi Trung thu truyền thống chủ yếu là làm bằng cây nứa và giấy màu.

Từng chi tiết trên chiếc đèn ông sao cỡ nhỏ, trung bình thời gian bà Tuyến làm thuần thục chỉ trong tầm nửa tiếng và với người bình thường sẽ là từ hai đến ba tiếng. “Một trong những công đoạn khó khăn nhất khi làm đèn đó là công đoạn dán giấy màu. Chỉ cần sử dụng một lượng hồ không phù hợp thì giấy sẽ bị nhăn, rách và sản phẩm sẽ không còn tính thẩm mỹ”, bà Tuyến nói.

Nghệ nhân cũng cho biết, trước đây, bà chỉ làm đèn ông sao thuần một màu đỏ nhưng để khi thắp sáng chiếc đèn lung linh hơn, bà đã trang trí thêm nhiều màu cho những cánh sao. Đặc biệt, bà còn sáng tạo những dải tua rua xung quanh và hai lá cờ Tổ quốc được gắn hai bên như một lời khẳng định cho niềm tự hào về văn hóa, lịch sử dân tộc.

Từng chi tiết trên chiếc đèn ông sao cỡ nhỏ, trung bình thời gian bà Tuyến làm thuần thục chỉ trong tầm nửa tiếng.

Từng chi tiết trên chiếc đèn ông sao cỡ nhỏ, trung bình thời gian bà Tuyến làm thuần thục chỉ trong tầm nửa tiếng.

Nghệ nhân còn làm cả đèn kéo quân và ông đánh gậy để phục vụ cho dịp Tết Trung thu.

Nghệ nhân còn làm cả đèn kéo quân và ông đánh gậy để phục vụ cho dịp Tết Trung thu.

Trăn trở "nặng lòng" với nghề truyền thống

Làm đồ chơi thủ công vốn đòi hỏi nghệ nhân phải dành nhiều tâm sức và đầu tư thời gian. Dù người dân làng Hậu Ái không còn gắn bó với nghề truyền thống hay đồ chơi dân gian có ngày dần mai một, nhưng người phụ nữ ấy vẫn miệt mài “thắp lửa” và căn nhà nhỏ của bà vẫn rực rỡ sắc màu đặc trưng của ngày Tết Trung thu.

Làm đồ chơi thủ công vốn đòi hỏi nghệ nhân phải dành nhiều tâm sức và đầu tư thời gian.

Làm đồ chơi thủ công vốn đòi hỏi nghệ nhân phải dành nhiều tâm sức và đầu tư thời gian.

“Để giữ được nghề truyền thống thì trước tiên mình cần yêu nghề, nặng lòng và trăn trở với nghề. Từ đó sáng tạo và cải tiến mẫu mã, hình thức sản phẩm phù hợp với thị hiếu nhưng vẫn phải giữ nét truyền thống của dân tộc”, nghệ nhân tâm sự.

Công việc mà nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến hàng ngày vẫn đang theo đuổi mặc dù còn nhiều vất vả và gian nan. Thế nhưng, ở bà vẫn luôn rực sáng tinh thần yêu dân tộc, mong muốn lưu truyền và bảo vệ nét đẹp văn hóa nghề truyền thống.

Đây không chỉ là nghề truyền thống gia đình mà đó là sự đam mê, yêu thích, mong muốn gìn giữ những giá trị văn hoá cho trẻ con.

Đây không chỉ là nghề truyền thống gia đình mà đó là sự đam mê, yêu thích, mong muốn gìn giữ những giá trị văn hoá cho trẻ con.

Phương Mai
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES