Ngôi làng kì lạ ở Iran nơi mái nhà là đường đi

25/10/2022

Làng Masuleh có kiến trúc đặc biệt trông như những bậc thang khổng lồ xếp chồng nhau. Ngôi làng này nằm ở vùng đông bắc Iran và là khu du lịch nổi tiếng với cảnh quan hoang sơ nghìn năm tuổi.

Làng Masuleh được thành lập khoảng năm 1006 sau Công nguyên, từng nằm trên “Con đường tơ lụa” của vùng Gilan. Do sở hữu nhiều mỏ sắt, kẽm và thạch anh ở khu vực xung quanh nên nơi đây từng là trung tâm thương mại thịnh vượng nhờ vào ngành công nghiệp đồ sắt. Trong nhiều thế kỷ, mọi người từ khắp nơi đến khu vực này để giao thương buôn bán.

Ngôi làng Masuleh là một trong những địa điểm đẹp như tranh vẽ của Iran với cây cối tươi tốt và những ngôi nhà sừng sững trong sương mù, xếp chồng lên nhau. Hàng năm, ngôi làng Masuleh đón một lượng khách du lịch lớn đến tham quan.

Ngôi làng Masuleh có tuổi thọ hàng nghìn năm tuổi.

Ngôi làng Masuleh có tuổi thọ hàng nghìn năm tuổi.

Những ngôi nhà nhỏ bên trong ngôi làng.

Những ngôi nhà nhỏ bên trong ngôi làng.

Mái nhà tại đây kết nối với nhau tạo thành nhiều con đường.

Mái nhà tại đây kết nối với nhau tạo thành nhiều con đường.

Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mùa hè quá nóng trong khi mùa đông quá lạnh giá, những người Iran bản địa xưa thường dựa vào các sườn núi để lập làng, tận dụng vách núi làm nơi chắn nắng – gió. Do vị trí địa lý, khí hậu của làng Masouleh khác với phần lớn các vùng dân cư ở Iran. Không khí ấm áp, ẩm ướt từ Caspian thổi về bị dãy núi Alborz chặn lại, tạo mưa và sương mù dày.

Sương mù cũng được xem là một trong những "đặc sản" của ngôi làng. Do được xây dựng trên đồi quá dốc, mái của các ngôi nhà được dùng như lối đi tới những căn kế bên. Ở Iran, những ngôi làng bậc thang như Masuleh không hiếm, đặc biệt tại khu vực Kurdistan và Mashhad. Tuy nhiên, hàng nghìn năm lịch sử của Masuleh là yếu tố khiến du khách bị thu hút với nơi này.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Sương mù là dạng thời tiết đặc trưng ở khu vực này.

Sương mù là dạng thời tiết đặc trưng ở khu vực này.

Sương mù phủ kín mọi mái nhà.

Sương mù phủ kín mọi mái nhà.

Sương mù phủ lên những tấm vải thêu của người dân.

Sương mù phủ lên những tấm vải thêu của người dân.

Kiểu kiến trúc phân cấp tạo nên nét riêng của ngôi làng. Những mái nhà bằng phẳng được dùng như đường đi. Ngoài ra, chúng cũng được tận dụng làm sân, vườn. Những ngôi nhà của Masuleh được xây cao để tránh lũ lụt, gió mạnh và nhiệt độ thấp. Kiến trúc xếp chồng giúp chúng tối ưu trong việc giữ nhiệt. Bên cạnh đó, màu sơn vàng tươi cũng được chọn làm kiểu chung cho các ngôi nhà. Nó giúp người dân có thể dễ dàng nhìn thấy ngôi nhà trong lớp sương mù.

Kiến trúc ngoạn mục của Masuleh được gọi là “sân của tòa nhà bên trên là mái của tòa nhà bên dưới”. Các tòa nhà chủ yếu là hai tầng (tầng 1 và tầng trệt) được làm bằng gạch nung, đất sét và thân cây. Ở tầng 1, bạn thường thấy một phòng khách nhỏ, phòng ngủ, nhà vệ sinh và ban công. Ở tầng dưới sẽ là không gian của nhà bếp được kết nối với tầng trên bằng một số bậc thang hẹp bên trong tòa nhà. Cấu trúc xây dựng có một không hai, sân nhà này là mái căn hộ khác, góp phần tạo sức hút để du khách ghé thăm vùng đất này.

Những con đường ở nơi đây đều cấm ô tô.

Những con đường ở nơi đây đều cấm ô tô.

Lễ hội Haram ở làng Masouleh.

Lễ hội Haram ở làng Masouleh.

Lễ hội thu hút sự tham gia của hàng trăm tín đồ đạo Hồi.

Lễ hội thu hút sự tham gia của hàng trăm tín đồ đạo Hồi.

Ngoài ra, các cầu thang đều được trang bị đường dốc, chức năng duy nhất của chúng là để thuận tiện cho việc sử dụng những chiếc xe cút kít vận chuyển hàng hóa. Masuleh thực sự là khu định cư duy nhất của Iran cấm ô tô di chuyển.

Tại đây, du khách có thể tìm thấy một số sản phẩm thủ công với họa tiết thổ cẩm bắt mắt, được sản xuất và bán ở chợ hoặc dùng trang trí trong các tòa nhà. Nghệ thuật đồ gỗ truyền thống gereh-chini đặc sắc cũng xuất hiện trên các khung cửa sổ, cửa ra vào,... Hiện nay, ngôi làng Masuleh đang được lập hồ sơ để trở thành Di sản Thế giới của UNESCO.

Anh Thi - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES