Người dân phát hiện cát hình ngôi sao trên bãi biển Nhật Bản

25/07/2024

Nếu đi chân trần trên cát hay dùng tay nghịch cát ở bãi biển Hoshizuna-no-Hama (Nhật Bản) bạn sẽ nhận ra điều đặc biệt đó là cát ở đây có hình ngôi sao 5-6 cánh.

Hoshizuna no Hama là một bãi biển nhỏ nằm trên mũi phía Bắc của hòn đảo xa xôi hẻo lánh Iriomote thuộc tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Nằm trên đảo Irimote lớn thứ hai của tỉnh Okinawa, Hoshizuna-no-Hama bình thường như hàng trăm bãi biển khác khắp đất nước Mặt trời mọc, ít nhất là từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên nếu có cơ hội đi dạo trên bãi biển và quan sát kỹ hơn bạn sẽ phát hiện ra một điều kỳ lạ đó là có rất nhiều hạt cát hình dáng ngôi sao 5-6 cánh.

Bài liên quan

Theo trang IFLScience, thực chất những ngôi sao nhỏ này là tàn tích của một loài có tên là Baclogypsina sphaerulata, lần đầu tiên được mô tả vào năm 1860.

Tên của bãi biển Hoshizuna-no-Hama khi được dịch ra cũng mang ý nghĩa là Cát có hình dạng ngôi sao

Tên của bãi biển Hoshizuna-no-Hama khi được dịch ra cũng mang ý nghĩa là Cát có hình dạng ngôi sao

Baclogypsina sphaerulata là thành viên của một nhóm động vật nguyên sinh cổ đại (các sinh vật đơn bào, phân bố rộng rãi và tiêu thụ chất hữu cơ) gọi là Foraminifera. Nhóm này được cho là đã tồn tại từ đầu Kỷ Cambri, cách đây khoảng 540 triệu năm.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Khi các Baclogypsina sphaerulata trôi dạt trên biển, chúng thu thập canxi cacbonat để tạo thành vỏ với nhiều hình dạng khác nhau, từ những đốm tròn cho đến dạng xoắn ốc phức tạp và cả hình ngôi sao. Khi Baclogypsina sphaerulata chết đi, những chiếc vỏ của chúng thường lắng xuống đáy biển, một số trôi dạt vào các bãi biển của tỉnh Okinawa, Nhật Bản.

Nhờ vào điều độc đáo này, bãi biển tuy nhỏ nhưng là điểm đến hút khách và nổi tiếng tại xứ sở mặt trời mọc

Nhờ vào điều độc đáo này, bãi biển tuy nhỏ nhưng là điểm đến hút khách và nổi tiếng tại xứ sở mặt trời mọc

Đến nay, khi các nhà khoa học coi cát hình sao chỉ là bộ xương ngoài của hàng tỷ loài sinh vật đơn bào, thì người dân địa phương vẫn tin vào một truyền thuyết của riêng họ. Đó là những ngôi sao nhỏ bé này là con của chòm sao Nam Thập Tự (Southern Cross) và sao Bắc Cực (North Star). Chúng được sinh ra ở ngoài khơi bờ biển Okinawa, nhưng bị một con rắn khổng lồ giết hại ngay sau đó. Và những bộ xương nhỏ của chúng là tất gì còn sót lại của những ngôi sao con này.

Những ngôi sao này không phải là cát thông thường, mà là những bộ xương siêu nhỏ của loài Baculogypsina Sphaerulata

Những ngôi sao này không phải là cát thông thường, mà là những bộ xương siêu nhỏ của loài Baculogypsina Sphaerulata

Chúng là một trong những hóa thạch lâu đời nhất mà con người biết đến, với những lớp vỏ canxi hình ngôi sao, bị dòng hải lưu kéo vào bờ

Chúng là một trong những hóa thạch lâu đời nhất mà con người biết đến, với những lớp vỏ canxi hình ngôi sao, bị dòng hải lưu kéo vào bờ

Kích thước của những ngôi sao này rất nhỏ, chỉ vài mm nên thoạt đầu, việc tìm kiếm chúng rất khó khăn. Nhưng khi những ngôi sao này dính vào ngón tay, chân của du khách, bạn sẽ thấy chúng có hình dáng khác biệt so với những hạt cát khác. Trước đại dịch, rất nhiều du khách đã đổ xô đến bãi biển này để "săn" cát ngôi sao. Điều đó dẫn đến việc chính quyền địa phương cấm mọi người mang chiến lợi phẩm này về nhà.

Kích thước của những ngôi sao này rất nhỏ, chỉ vài mm nên thoạt đầu, việc tìm kiếm chúng rất khó khăn

Kích thước của những ngôi sao này rất nhỏ, chỉ vài mm nên thoạt đầu, việc tìm kiếm chúng rất khó khăn

Dù là câu chuyện nào, cát hình ngôi sao cũng thu hút sự chú ý của nhiều người, và người ta tìm cách đem chúng về làm kỷ niệm. Chính phủ Nhật Bản sau đó phải ra lệnh cấm đem loại cát này ra khỏi những bãi biển của họ.

Về mặt khoa học, cát hình ngôi sao để lại một di sản rất hữu ích. Các nhà khoa học có thể thông qua chúng để tìm hiểu Trái đất từ hàng triệu năm trước, tìm ra manh mối về tuổi của các loại đá và khí hậu cổ đại.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES