Cả 3 trường hợp tử vong thương tâm khi leo núi Phú Sĩ trong những ngày đầu mở cửa mùa leo núi đều xảy ra tại tỉnh Shizuoka, cụ thể trên các cung đường vừa được mở cửa trở lại vào ngày 10/7.
Một người đàn ông trong độ tuổi 60 được tìm thấy trong tình trạng không còn nhận thức ở gần trạm số 7 lúc hơn 4h30 sáng 11/7, sau đó được xác nhận là đã tử vong. Trước đó vào khoảng 14h chiều 10/7, cảnh sát nhận được thông báo 1 người đàn ông bất tỉnh ở gần đỉnh núi. Người đàn ông trong độ tuổi 70 này được cho là bị ngã vào miệng núi lửa từ độ cao 5m.
Nạn nhân sau đó được xác nhận đã tử vong. Phía cảnh sát cho biết trên người nạn nhân có nhiều vết thương do bị ngã từ trên cao. Khi cảnh sát nhận được tin báo, gần đỉnh núi đang có mưa và gió mạnh. Cảnh sát đang cố gắng xác định danh tính 2 nạn nhân cũng như tìm hiểu nguyên nhân tử vong.
Sau nhiều sự cố xảy ra với các du khách đi bộ đường dài trên núi, cảnh sát Hokkaido khuyến cáo quan trọng khi đi bộ đường dài trên núi. Cảnh sát Hokkaido đã đưa ra khuyến cáo quan trọng dành cho du khách khi đi bộ đường dài trên núi sau nhiều vụ tai nạn xảy ra trong thời gian gần đây... Mang theo đủ nước uống và thức ăn nhẹ cho toàn bộ hành trình và bộ dụng cụ sơ cứu cơ bản để xử lý các vết thương, bong trật khớp…
Mùa leo núi Phú Sĩ thường bắt đầu từ tháng 7, kết thúc vào tháng 9. Năm 2023, 63 vụ tai nạn xảy ra liên quan đến những người leo núi Phú Sĩ ở tỉnh Shizuoka, trong thời gian trên, tăng 20% so với cùng kỳ, trong đó có hai người chết, 18 người bị thương.
Số liệu thống kê do Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cung cấp về tình trạng người mắc kẹt trên núi trong năm 2023 cho thấy một bức tranh đáng lo ngại về sự gia tăng tai nạn và nguy hiểm khi tham gia hoạt động leo núi tại quốc gia này. Hơn 3.560 người mắc kẹt trên núi Nhật Bản, mức cao nhất từ khi thu thập số liệu vào năm 1961. 145 trong số này là du khách nước ngoài, gấp 1,4 lần so với năm 2019 và 335 người chết hoặc mất tích, nhiều hơn 8 người so với 2022. Trong số những người mắc kẹt, 790 người ở độ tuổi 70.