Nhật Bản đang làm gì để siết chặt quản lý du lịch?

18/05/2024

Cuộc đàn áp bao gồm ở Kyoto và núi Phú Sĩ đang diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về tình trạng quá tải du lịch.

Kể từ khi Nhật Bản mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19, rất nhiều du khách nước ngoài đã quay trở lại xứ sở mặt trời mọc. Hơn 25 triệu du khách đã đến Nhật Bản vào năm 2023 và gần 5,5 triệu người đã đến thăm chỉ trong hai tháng đầu năm 2024, vượt con số của cùng kỳ năm 2019 là 7%.

Cũng chính vì vậy, Nhật Bản đang thực hiện kế hoạch siết chặt quản lý du lịch như: giải quyết các vấn đề về hành vi xấu của du khách, tình trạng du lịch quá tải... Bao gồm cấm khách du lịch đến một số con phố trong quận Geisha nổi tiếng ở Kyoto và hạn chế số lượng người đi bộ leo lên núi Phú Sĩ - đỉnh núi cao nhất nước này.

Truyền thông địa phương đưa tin thành phố Fujikawaguchiko lắp đặt một rào chắn để chặn tầm nhìn ra núi Phú Sĩ nhằm ngăn chặn đám đông muốn chụp ảnh. Ảnh: Siddhesh Mangela/Bapt

Truyền thông địa phương đưa tin thành phố Fujikawaguchiko lắp đặt một rào chắn để chặn tầm nhìn ra núi Phú Sĩ nhằm ngăn chặn đám đông muốn chụp ảnh. Ảnh: Siddhesh Mangela/Bapt

Kyoto hạn chế khách du lịch vào các khu vực của quận Gion

Khu phố Gion của Kyoto, nơi làm việc của các geisha truyền thống và maiko (người học việc trở thành geisha) đang tìm cách hạn chế du khách làm phiền, quấy rối các geisha và cư dân. Geisha được biết đến là những phụ nữ làm nghề biểu diễn múa, âm nhạc và trò chơi truyền thống trong nhiều thế kỷ ở Nhật Bản. Ở Kyoto, họ thường làm việc trong các quán trà đạo ở quận Gion.

Khu vực này từ lâu đã trở thành một thỏi nam châm thu hút đông đảo khách du lịch bởi chụp ảnh những nghệ sĩ biểu diễn nổi tiếng trong bộ kimono cầu kỳ, kẹp tóc truyền thống và trang điểm nét đặc trưng khi họ đi bộ từ quán trà này sang quán trà khác. Trong những năm qua, đã có báo cáo về việc khách du lịch quá nhiệt tình quấy rối phụ nữ và lẻn vào khu vực cư dân. Mặc dù đã có biển thông báo du khách không được chụp ảnh những người biểu diễn nếu không có sự đồng ý của họ.

Đã có báo cáo về việc khách du lịch quấy rối các nghệ sĩ geisha truyền thống và xâm nhập vào khu vực tư nhân ở quận Gion nổi tiếng của Kyoto. Ảnh: Andre Benz/Bapt

Đã có báo cáo về việc khách du lịch quấy rối các nghệ sĩ geisha truyền thống và xâm nhập vào khu vực tư nhân ở quận Gion nổi tiếng của Kyoto. Ảnh: Andre Benz/Bapt

Bài liên quan

Quan chức quận địa phương Isokazu Ota chia sẻ với truyền thông: “Tháng 4 vừa qua, chúng tôi đã treo các biển báo yêu cầu khách du lịch tránh xa những con đường riêng của họ”. Các biển báo sẽ ghi bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh rằng, đây là những con đường riêng đi vào khu vực nhà dân sinh sống và nếu đi bộ ở đó sẽ bị phạt 10.000 yên (khoảng 1,6 triệu đồng).

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Điều đáng chú ý là lệnh cấm chỉ giới hạn một số đường phố của cư dân ở Gion, du khách vẫn có thể đi bộ trên những con phố công cộng để tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như: Đền Yasaka 1.300 năm tuổi và cầu Tatsumi tuyệt đẹp.

Tại quận Gion của Kyoto, du khách vẫn có thể tiếp cận các điểm tham quan du lịch nổi tiếng như Đền Yasaka 1.300 năm tuổi. Ảnh: Ceci Li/Bapt

Tại quận Gion của Kyoto, du khách vẫn có thể tiếp cận các điểm tham quan du lịch nổi tiếng như Đền Yasaka 1.300 năm tuổi. Ảnh: Ceci Li/Bapt

Núi Phú Sĩ yêu cầu tính phí, dùng rào chắn hạn chế khách du lịch

Còn với núi Phú Sĩ, tuy không cấm hoàn toàn khách du lịch, nhưng di sản thế giới nổi tiếng được UNESCO công nhận này đang áp dụng giới hạn số lượng khách tham quan hàng ngày là 4.000 người và tính phí mỗi người leo núi là 2.000 yên (khoảng 325.000 đồng).

Động thái này nhằm bảo vệ địa điểm này khỏi tình trạng quá tải. Các quy định mới sẽ bắt đầu từ ngày 1/7/2024, khi mùa leo núi bắt đầu. Biện pháp này nhằm mục đích bảo vệ môi trường, gây quỹ cho các biện pháp bảo đảm an toàn cho du khách và người leo núi. Trong những năm gần đây, lượng khách leo núi quả tải đến nỗi ùn tắc giao thông và rác thải xả ra quá nhiều. Những điều này gây ra mối lo ngại về môi trường đối với ngọn núi lửa thiêng liêng đối với nhiều người Nhật Bản.

Ngoài ra, trước tình trạng khách du lịch có hành vi xấu khi đến ngắm cảnh núi Phú Sĩ, chính quyền thị trấn Fujikawaguchiko gần ngọn núi nổi tiếng này đã tiến hành dựng một rào chắn đặc biệt để hạn chế du khách chụp ảnh thắng cảnh nổi tiếng nhất Nhật Bản.

Khung cảnh núi Phú Sĩ phía sau cửa hàng tiện lợi Lawson ở Fujikawaguchiko là quang cảnh không thể bỏ qua đối với nhiều khách du lịch khi đến với thị trấn nhỏ ở miền trung Nhật Bản

Khung cảnh núi Phú Sĩ phía sau cửa hàng tiện lợi Lawson ở Fujikawaguchiko là quang cảnh không thể bỏ qua đối với nhiều khách du lịch khi đến với thị trấn nhỏ ở miền trung Nhật Bản

Nhà chức trách Fujikawaguchiko đã bắt đầu dựng các tấm chắn lớn chặn tầm nhìn ra núi Phú Sĩ khi nhìn từ cửa hàng tiện lợi Lawson trong thị trấn. Địa điểm này trước nay luôn thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài ghé thăm mỗi ngày để chụp ảnh ngọn núi hùng vĩ hiện lên phía sau.

Một quan chức của Fujikawaguchiko được tờ Japan Times dẫn lời chia sẻ rằng: “Thật đáng tiếc là chúng tôi phải làm điều này vì một số khách du lịch không thể tôn trọng các quy tắc: không tuân thủ luật lệ giao thông, xả rác bừa bãi, xâm phạm tài sản của người dân, đỗ xe trái phép và hút thuốc ngoài khu vực quy định...". Nhiều người dân địa phương cho rằng, việc xây rào chắn lưới là điều đáng tiếc nhưng có lẽ là cần thiết để ứng phó với tình trạng quá tải du khách.

Bắt đầu từ mùa Hè này, núi Phú Sĩ sẽ giới hạn số lượng du khách hàng ngày ở mức 4.000 người. Ảnh: Simpletun/Shutterstock

Bắt đầu từ mùa Hè này, núi Phú Sĩ sẽ giới hạn số lượng du khách hàng ngày ở mức 4.000 người. Ảnh: Simpletun/Shutterstock

Mặc dù Nhật Bản đang hạn chế khách du lịch có thể đến tham quan khu vực Gion và núi Phú Sĩ nhưng nước này hiện vẫn triển khai chào đón khách quốc tế theo những cách khác. Điển hình như tháng 3/2024, Cơ quan Dịch vụ Nhập cư Nhật Bản đã công bố cung cấp thị thực du mục kỹ thuật số (digital nomad visa) có thời hạn 6 tháng cho công dân từ 49 quốc gia. Theo đó, người du mục số nước ngoài có thể cư trú tại Nhật Bản tối đa 6 tháng, tăng so với 90 ngày hiện tại theo chương trình du lịch ngắn hạn được miễn thị thực và không được phép làm việc trong thời gian lưu trú.

Phương Thảo - Nguồn: Afar
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES