Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết.

25/01/2018

Cùng sống trên mảnh đất hình chữ S, cùng đón một cái Tết truyền thống, nhưng mỗi vùng miền với nền văn hóa khác nhau lại có cách đón Tết khác nhau. Mâm cỗ Tết cũng chính vì thế mà trở nên phong phú, đặc sắc. Cùng xem những món ăn truyền thống trong dịp năm mới ở mỗi miền khác nhau như thế nào!

Miền Bắc

 

Bánh chưng

 

Ảnh: dienmayxanh

 

Bánh chưng có lịch sử lâu đời gắn liền với truyền thuyết Vua Hùng thứ 16 Lang Liêu. Nhằm thể hiện lòng biết ơn với cha ông và đất trời, Hoàng tử Lang Liêu đã sáng tạo ra bánh trưng tượng trưng cho mặt đất. Bánh chưng nhân thịt đậu xanh. Là món bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Nhiều gia đình người Việt có truyền thống luộc bánh chưng để đem biếu và dùng cho nhà vào dịp Tết dài ngày. Hình ảnh mọi người ngồi quây quần bên bếp lò trông nồi bánh vẫn luôn là hình ảnh ấm áp, gợi nhớ hương vị ngày lễ cổ truyền trong lòng nhiều người.

 

Thịt đông

 

Ảnh: hoamaitet

 

Thịt đông là món đặc trưng của người Bắc bộ. Trong không khí se lạnh, thịt đông trở nên ngon và hấp dẫn hơn. Món này được làm từ thịt lợn ba chỉ (có thể thay bằng gà) cộng thêm một mảng bì lợn. Tất cả đều được ninh nhừ. Sau khi nấu xong, lấy nồi thịt ra khỏi bếp và đặt ở ngoài sân, đậy kỹ cho món ăn thu lấy cái rét mướt của đất trời vào đêm. Đến sớm hôm sau đã có nồi thịt đông đẹp mắt. Giữa tiết trời se lạnh, thưởng thức món thịt đông mang lại cảm giác ngon miệng và hấp dẫn đến lạ.

 

Dưa hành 

 

Ảnh: Youtube

 

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là câu ca cao mà người Việt nào cũng biết mỗi dịp tết đến xuân về. Đâ là món ăn không thể thiếu với vị chua, măn, cay khi hành được muối lên. Dưa hành thường được sử dụng như một món gia vị ăn kèm với bánh chưng hoặc với các loại thịt nhiều dầu mỡ như thịt đông, thịt kho tàu, thịt luộc cho đỡ ngán.

 

Canh măng khô

 

Ảnh: phunutoday

 

Măng khô làm trung hòa vị béo của thịt lợn, tạo nên vị ngọt thanh mà không ngấy cho món ăn cổ truyền này.

 

Giò nạc – Giò tai

 

Ảnh: phunutoday

 

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Mâm cỗ cổ truyền ở miền Bắc không bao giờ thiếu đĩa giò nạc hoặc giò tai đặt chính giữa. 

 

Nem rán

Ảnh: radiome

 

Nem rán một món ăn không chỉ quen thuộc trong bữa cơm gia đình hàng ngày mà còn là món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết truyền thống miền bắc. Những miếng nem được chiên vàng với lớp vỏ ngoài giòn rụm, nhân bên trong có thịt, trứng, mộc nhĩ, giá thơm mềm. Nước chấm nem rán phải pha chế thật ngon, khéo điều hòa các vị mặn, ngọt, chua, cay quyện vào nhau cho đậm đà tròn vị.

 

Chè kho

 

Ảnh: may.vn

 

Hương vị của chè kho đặc biệt, ăn vừa mát vừa mềm mịn, có vị thơm ngon của đỗ xanh lại có mùi hương thoang thoảng của hoa bưởi. Ngày Tết, sau khi ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm và chất béo, tráng miệng bằng miếng chè kho sẽ giúp làm giảm đi cái cảm giác no ngấy.

 

Miền Trung

 

Bánh tét

 

Ảnh: Vove

 

Cũng như người miền Bắc có bánh chưng trong ngày Tết thì với người miền Trung và miền Nam có bánh tét. Bánh tét miền Trung mộc mạc, giản gị. Nguyên liệu chính cũng giống như bánh tét miền Nam gồm nếp, đậu xanh, thịt heo, ... Tuy nhiên, phần nếp trong bánh hơn phần nhân bánh rất nhiều và bánh được buộc khá chặt. Khiến bánh trong cứng cáp và có thời gian sử dụng lâu hơn.

 

Bánh tổ

 

Ảnh: 8monngonmoingay

 

Một món bánh ngon và hấp dẫn, cũng không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên trong ngày tết là bánh tổ. Bánh tổ được làm từ nếp hương, đường đen, gừng và mè.Vào mùa Tết, món ăn này thường được làm nhiều để sử dụng dần trong vài tháng.

 

Thịt lợn ngâm nước mắm

 

Ảnh: bepgiadinh

 

Thịt lợn ngâm nước mắm là một món ăn rất được yêu thích và không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết. Món ăn này được chế biến từ thịt heo đem luộc chín, đường quấy với nước mắm. Để nguội các nguyên liệu rồi dùng hũ thủy tinh xếp thịt vào sau đó từ từ đổ nước mắm vào cho ngập miếng thịt, để khoảng 3 ngày thịt ngấm nước mắm là ăn được.

 

Miền Nam

 

Bánh tét

Ảnh: thanhnien

 

Bánh tét tượng trưng cho sự no ấm từ đời này qua đời khác và không thể thiếu trong ngày Tết. Bánh tét có nhiều loại như: bánh tét mặn, bánh tét nhân thập cẩm, bánh tét ngọt, bánh tét chay không nhân.

 

Thịt kho

 

Ảnh: 6monngonmoingay

 

Món ăn Tết truyền thống nổi tiếng nhất của dân miền Nam có lẽ là thịt kho nước dừa, hay còn gọi là thịt kho riệu, thịt kho hột vịt.  Và chỉ có ở miền Nam mới có cách nấu thịt kho ngon, hấp dẫn không ai sánh bằng.

 

Canh khổ qua

 

Ảnh: newszing

 

Đây là món ăn thường ngày trong mỗi gia đình miền Nam, và cũng được dùng trong những ngày Tết với ý nghĩa giúp đẩy những điều “khổ” đi “qua”. Đây cũng là món ăn giải nhiệt bổ dưỡng cho cơ thể trong những ngày Tết, khi trời miền Nam bắt đầu nắng nóng.

 

Củ kiệu tôm khô

 

Ảnh: haisanmoingay

 

Miền Nam cũng chuộng củ kiệu như miền Trung, nhưng đặc biệt củ kiệu ở miền Nam không ăn với bánh tét, mà thường ăn kèm tôm khô thành một món riêng. Món ăn tuy bình dị nhưng là món ăn không thể thiếu, luôn xuất hiện trên mâm cỗ ngày tết.

 

Ngọc Anh (TH)

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES