Oscar đến Nobel Văn học, “cú nổ” truyền thông sau nỗ lực làm giàu văn hoá của Hàn Quốc

15/10/2024

Chiến thắng giải Nobel văn chương 2024 của nhà văn Han Kang không chỉ là một niềm tự hào quốc gia đối với Hàn Quốc mà còn là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của văn học châu Á trên trường quốc tế. Việc một nữ nhà văn Hàn Quốc lần đầu tiên giành được giải thưởng danh giá này đã góp phần đưa văn hóa Hàn Quốc lên một tầm cao mới, mở ra một chương mới trong lịch sử văn học thế giới và quảng bá văn hoá Hàn.

Vào những năm 1960, Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với mức thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 87 USD năm 1962 và cái tên “Hàn Quốc” cũng chẳng được thế giới biết đến, quan tâm, chú ý nhiều lắm. Nhưng với ý chí kiên cường và những chính sách phát triển đúng đắn, Hàn Quốc ngày nay đã được cả thế giới biết đến không chỉ là một trong 10 cường quốc kinh tế trên thế giới với GDP năm 2011 lên tới 832,5 tỷ USD (gần bằng GDP của 10 nước ASEAN cộng lại) thu nhập bình quân đầu người là 28.100 USD (và bằng 28 lần mức bình quân của Việt Nam) với nhiều sản phẩm tiêu dùng nổi tiếng có mặt ở khắp mọi nơi, mọi quốc gia, khu vực trên thế giới.

Bài liên quan

Đóng góp cho sự nhảy vọt thần kỳ của nền kinh tế Hàn Quốc có vai trò của nền công nghiệp nội dung văn hóa với làn sóng K-pop, K-drama... xuất khẩu văn hóa ra toàn thế giới. Một trong những chuyển biến cấp tiến làm nên thành công là việc chuyển hướng chính sách văn hoá từ kiểm soát về chính trị sang coi văn hoá là trọng tâm của các chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu vào đầu những năm 1990. Chính sách phát triển các ngành văn hoá được triển khai đồng bộ cùng đầu tư của chính phủ vào các ngành chiến lược khác như công nghệ thông tin và truyền thông, hướng nền công nghiệp này theo hướng “xuất khẩu” các sản phẩm văn hóa mang thương hiệu Hàn Quốc ra thế giới.

Chính phủ Hàn Quốc chủ trương phương pháp hóa, tự do hóa ngành thời trang, mỹ phẩm, âm nhạc, điện ảnh, đưa Hàn Quốc trở thành trung tâm mua sắm, nghe nhìn của cả châu lục

Chính phủ Hàn Quốc chủ trương phương pháp hóa, tự do hóa ngành thời trang, mỹ phẩm, âm nhạc, điện ảnh, đưa Hàn Quốc trở thành trung tâm mua sắm, nghe nhìn của cả châu lục

Hàn Quốc "xuất khẩu" văn hóa ra toàn thế giới

Trong một thập kỷ, đất nước này đã đầu tư tiền vào làn sóng Hàn lưu hay còn gọi là Hallyu, phim truyền hình Hàn Quốc, nhạc pop Hàn Quốc và điện ảnh Hàn Quốc, tạo nên những kỳ tích. Sự hoan nghênh của Viện Hàn lâm là bằng chứng cho thấy làn sóng văn hóa này đã ập đến Hollywood.

Đối với Hàn Quốc, đó là cơ hội tiếp thị, quảng bá văn hóa và sử dụng văn hóa dân tộc để làm ảnh hưởng, tác động tới các quốc gia khác

Đối với Hàn Quốc, đó là cơ hội tiếp thị, quảng bá văn hóa và sử dụng văn hóa dân tộc để làm ảnh hưởng, tác động tới các quốc gia khác

Vào năm 2009, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã khẳng định: “Văn hóa sẽ là nguồn vốn quyết định kinh tế trong thế kỷ XXI. Chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống mà trong đó, tất cả mọi người bất kể đang sống ở đâu và thuộc tầng lớp xã hội nào cũng có thể được trải nghiệm văn hóa trong đời sống hàng ngày”. Ông cho rằng, một đất nước tiến bộ và phát triển bậc nhất không phải chỉ đơn thuần có thu nhập cao, mà là một đất nước có nền văn hóa phát triển ở cấp độ cao cân bằng với sự phát triển của kinh tế.

Văn hoá góp phần giúp Hàn Quốc vươn tầm quốc tế

Văn hoá góp phần giúp Hàn Quốc vươn tầm quốc tế

Trong lĩnh vực điện ảnh, Hàn Quốc tiếp thu tinh hoa của điện ảnh thế giới, sáng tạo phong cách và dấu ấn đậm bản sắc Hàn Quốc, kết hợp với nắm bắt tâm lý giới trẻ trong nước, bối cảnh phim gần gũi với cuộc sống, nội dung phim và diễn viên được chọn lựa kỹ càng, kỹ xảo, kinh phí, quy mô... tất cả đều được đặc biệt quan tâm. Kết quả những công sức đầu tư đó có thể kể đến siêu phẩm “Parasite” (Ký sinh trùng) giành Giải Oscar 2020 cho phim hay nhất. Thành công vang dội của "Ký sinh trùng" không phải là một sự tình cờ mà là kết quả của một quá trình đầu tư lâu dài và bài bản của ngành điện ảnh Hàn Quốc.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Parasite mang đến cú nổ truyền thông, khẳng định vị thế của điện ảnh Hàn Quốc

Parasite mang đến cú nổ truyền thông, khẳng định vị thế của điện ảnh Hàn Quốc

Ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc đã phát triển thành một trong những thị trường năng động nhất thế giới. Năm 2019, quy mô thị trường điện ảnh Hàn Quốc ước tính đạt 2,2 tỷ USD với hơn 226 triệu lượt khán giả. Trong giai đoạn 2020-2021, dịch Covid-19 đã tác động đáng kể đến nhiều lĩnh vực, song tổng quy mô thị trường điện ảnh Hàn Quốc năm 2021 vẫn đạt con số đáng mơ ước 893 triệu USD.

Cùng với sự bành trướng trong điện ảnh, Hàn Quốc đã trở thành thị trường âm nhạc lớn thứ sáu thế giới và lớn thứ hai châu Á. Năm 2021, tổng giá trị của thị trường âm nhạc Hàn Quốc ước tính đạt 6 tỷ USD. Bất chấp việc liên tục hủy hoặc hoãn các sự kiện âm nhạc trực tiếp vào năm 2021 do Covid-19, K-pop được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển nhờ thành công toàn cầu của các nhóm nhạc lừng danh như BTS và Blackpink. “Nền kinh tế Bangtan” là biệt danh dành cho BTS như sự ghi công vì đã đóng góp cho nền văn hóa, nền kinh tế và ngành công nghiệp Hàn Quốc.

Ban nhạc BTS đã trở thành một hiện tượng toàn cầu

Ban nhạc BTS đã trở thành một hiện tượng toàn cầu

Đưa văn học vươn tầm thế giới với giải Nobel

Tin tức về nữ tác giả Hàn Quốc Han Kang giành giải Nobel Văn học 2024 đã nhanh chóng lan tỏa trong giới xuất bản toàn cầu, gợi lên nhiều cảm xúc và phản ứng khác nhau. Đây không chỉ là niềm tự hào cá nhân của Han Kang mà còn là dấu mốc quan trọng đối với nền văn học Hàn Quốc, đồng thời khơi dậy những cuộc thảo luận về sự thay đổi và hội nhập của văn chương châu Á trên trường quốc tế.

Sách của nhà văn Han Kang được trưng bày sau khi bà được công bố là người đoạt giải Nobel Văn học năm 2024 tại Viện Hàn lâm Thụy Điển ở Stockholm

Sách của nhà văn Han Kang được trưng bày sau khi bà được công bố là người đoạt giải Nobel Văn học năm 2024 tại Viện Hàn lâm Thụy Điển ở Stockholm

Khoảng một thập kỷ trước, với tầm nhìn chiến lược rõ ràng, chính phủ Hàn Quốc đã dấn thân vào một hành trình đầy tham vọng: đưa văn hóa Hàn Quốc lên bản đồ văn học thế giới và chinh phục những giải thưởng danh giá nhất.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, Bộ Văn hóa Hàn Quốc đã tiên phong thành lập Viện Dịch thuật Văn học (LTI) - một sáng kiến đầy tham vọng nhằm thúc đẩy sự lan tỏa của văn học Hàn Quốc ra toàn cầu. Chương trình được thiết kế với một mục tiêu kép: không chỉ quảng bá những tác phẩm văn học xuất sắc của đất nước mà còn nuôi dưỡng một thế hệ các biên dịch viên chuyên nghiệp, những người sẽ đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa văn hóa Hàn Quốc và thế giới.

Hơn nửa triệu cuốn sách của Han Kang được bán hết trong 4 ngày nhờ giải Nobel văn chương

Hơn nửa triệu cuốn sách của Han Kang được bán hết trong 4 ngày nhờ giải Nobel văn chương

Những nỗ lực của LTI đã tạo ra một làn sóng lan tỏa mạnh mẽ. Viện đã tài trợ cho việc dịch thuật toàn bộ các tác phẩm văn học, thậm chí trước khi chúng tìm được nhà xuất bản, thể hiện một sự tin tưởng tuyệt đối vào giá trị nội tại của văn học Hàn Quốc. Bên cạnh đó, LTI còn tích cực hỗ trợ các nhà văn Hàn Quốc tham gia các sự kiện văn học quốc tế, tạo cơ hội để họ giao lưu, chia sẻ và giới thiệu tác phẩm của mình đến độc giả trên toàn thế giới. Không dừng lại ở đó, LTI còn mời các biên tập viên, nhà phê bình văn học quốc tế đến thăm Hàn Quốc, giúp họ có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa và con người Hàn Quốc, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất bản và quảng bá các tác phẩm văn học Hàn Quốc tại thị trường quốc tế.

Năm 2016, tờ The New Yorker đã đặt câu hỏi đầy khiêu khích: “Liệu nỗ lực lớn của chính phủ có thể mang giải Nobel Văn học đến với Hàn Quốc không?”. Và đến 2024, với chiến thắng của nhà văn Han Kang cùng các tác phẩm "văn xuôi giàu chất thơ mãnh liệt khi đối diện với những tổn thương trong quá khứ và phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người" đã làm rạng danh văn học Hàn Quốc.

Empty

Cộng đồng văn học Hàn Quốc hy vọng chiến thắng giải Nobel của bà Han Kang giúp văn học nước này có thể thu hút sự chú ý như cách mà phim ảnh và chương trình truyền hình đã làm. “Nhờ có phim Hàn Quốc trước tiên, mọi người đã công nhận rằng người Hàn Quốc là những người kể chuyện rất giỏi… Hàn Quốc không chỉ làm phim và nhạc, chúng tôi cũng có sự phong phú về văn học đáng kinh ngạc”.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES