Phát hiện những "anh em" khác của Ghềnh Đá Đĩa tại Phú Yên

24/09/2019

Phú Yên vừa công bố thêm nhiều địa danh khác sở hữu cấu trúc đá độc đáo như Ghềnh Đá Đĩa, tạo nên hệ thống "gia đình" cho địa điểm du lịch nổi tiếng miền Trung này.

Ghềnh Đá Đĩa nằm tại xã An Ninh Đông, huyện Tuy An thuộc tỉnh Phú Yên. Đây là một địa danh du lịch nức tiếng từ lâu vì sở hữu cấu trúc đá độc đáo mà chỉ có thể tìm thấy tại một số nước Đông Nam Á, thuộc vào loại hàng hiếm của thế giới. Nhìn từ trên cao, những vỉa đá nhìn như các tổ ong vò vẽ khổng lồ, quen thuộc nhất là dạng những cột trụ đứng hình lục giác giống như xếp từng chồng dĩa lên nhau.

Ghềnh Đá Đĩa từ lâu đã là một danh thắng không thể bỏ qua khi đến Phú Yên.

Ghềnh Đá Đĩa từ lâu đã là một danh thắng không thể bỏ qua khi đến Phú Yên.

Bao nhiêu năm qua, người ta cứ nghĩ Ghềnh Đá Đĩa tại Phú Yên là danh thắng duy nhất của Việt Nam có được cấu trúc đá đó. Tuy nhiên mới đây tỉnh này đã có công bố về việc phát hiện thêm 4 địa điểm khác cũng sở hữu những vỉa đá độc đáo, tạo nên hệ thống "anh em" cho Ghềnh Đá Đĩa, cũng như hình thành nên một số điểm du lịch mới.

Đầu tiên là Hòn Đá Đĩa nằm sát bờ ở thôn Nhơn Hội, xã An Hòa, huyện Tuy An. Bà con ở đây quen gọi là Hòn Yến vì xưa kia chim yến bay rợp cả đảo. Đây là đảo nhỏ cao độ 70 m, đường kính khoảng 200 m và bề mặt toàn đá. Mặt ngoài của Hòn Yến có cấu trúc như Ghềnh Đá Đĩa cực đẹp.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Hòn Đá Dĩa hay còn được gọi là Hòn Yến với cấu trúc đá mặt ngoài như Ghềnh Đá Dĩa.

Hòn Đá Dĩa hay còn được gọi là Hòn Yến với cấu trúc đá mặt ngoài như Ghềnh Đá Dĩa.

Cũng tại huyện Tuy An có thêm hai "anh em" khác của Ghềnh Đá Đĩa nữa. Đó là khu vực thác Đá Đĩa, bao gồm vực Song (còn gọi là thác Đôi, thác Vợ Chồng) và vực Hòm (còn gọi là thác Đơn). Các thác tại đây đều có hồ, bao bọc xung quanh bởi cấu trúc đá dĩa tuyệt đẹp. Hồ không lớn lắm và không sâu, có thể bơi được vào các mùa nước cạn.

Khu vực Thác Đá Dĩa với phần hồ thơ mộng.

Khu vực Thác Đá Dĩa với phần hồ thơ mộng.

Thứ ba là suối Đá Đĩa ở xã An Xuân, huyện Tuy An với vực Trà Cối, thung lũng và vách Đá Đĩa ở Vùng 7. Mặc dù là vùng "láng giềng" với thác Đá Đĩa nhưng cấu trúc không phải vì vậy mà giống hoàn toàn, nhưng vẫn sở hữu những cảnh quan độc đáo và khác biệt. Tuy vậy so với hai cái tên trên, nơi này còn khá hoang sơ và chưa được khai thác du lịch.

Những bức tường tại khu Suối Đá Dĩa vẫn vẹn nguyên sự hoang sơ.

Những bức tường tại khu Suối Đá Dĩa vẫn vẹn nguyên sự hoang sơ.

Cuối cùng là Đồi Đá Đĩa mới được phát hiện tại xã An Phú thuộc thành phố Tuy Hòa. Đồi lộ ra trong quá trình khai thác đá, với những bức tường đá dĩa khổng lồ nằm cách mặt đất chỉ nửa mét. Ở đây có vô số cấu trúc khác nhau, tạo nên nhiều hình thù độc đáo, thậm chí màu sắc cũng có sự thay đổi. Lãnh đạo tỉnh sau khi nắm thông tin đã yêu cầu dừng thi công để mời chuyên gia nghiên cứu và có kế hoạch phù hợp.

Đồi Đá Đĩa mới được phát hiện gần đây.

Đồi Đá Đĩa mới được phát hiện gần đây.

Như vậy, từ một Ghềnh Đá Đĩa "lẻ loi" một mình, giờ đây nó đã có thêm nhiều "anh em" khác phân bố tại Phú Yên. Có thể thấy ẩn sâu bên dưới những lớp đất của xứ Nẫu dường như là cả một công viên địa chất đá dĩa đang trong giấc ngủ sâu, chờ được đánh thức và khai phá. Tiềm năng du lịch vốn đã ẩn chứa sẵn tại tỉnh này, giờ đây lại càng có thêm nhiều khả năng để phát triển hơn.

Theo nghiên cứu địa chất

Ghềnh Đá Đĩa là loại đá bazan, được hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa vùng cao nguyên Vân Hòa (Sơn Hòa), cách đó khoảng 30 km đường chim bay. Gần 200 triệu năm trước, nham thạch phun từ miệng núi lửa gặp nước biển lạnh đông cứng lại và xảy ra hiện tượng ứng lưu, tạo sự rạn nứt toàn bộ khối thạch khổng lồ. Đá bị nứt theo mạch dọc tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên ngang, đồng thời lại có những đường nứt ngang cắt các cột đá thành nhiều khúc.

Nguyên Bảo - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES