Phi đội gà bay, gà quỳ "độc nhất vô nhị" ở Hà Tĩnh

31/08/2023

Cứ đến rằm tháng 7 hàng năm, mâm cỗ gà bay trở thành đặc sản của nhiều dòng họ ở Hà Tĩnh. Người dân lúc này trổ tài làm những mâm cúng, cỗ gà với nhiều kiểu trưng bày độc đáo để dâng cúng lên tổ tiên.

Theo thông lệ hàng năm, cứ đến ngày 15 tháng 7 âm lịch, các dòng họ ở Hà Tĩnh lại trổ tài làm những mâm cúng, cỗ gà bay, gà quỳ với nhiều kiểu trưng bày độc đáo để dâng cúng lên tổ tiên. Gà cúng rằm tháng 7 là vật để cúng lễ không thể thiếu trong mâm cỗ của gia đình. Bên cạnh những chú gà được trang trí ngậm hoa, nhiều nơi tại Hà Tĩnh thực hiện "mâm cỗ gà" cực kì ấn tượng.

Mâm cỗ ngày rằm tháng 7 dâng cúng tổ tiên là một nghi lễ hết sức trang trọng. Gà là thành phần chính trên mâm cỗ, đòi hỏi nhiều công phu và thường chính tay con cháu trong dòng họ làm. Cùng với gà còn có xôi, bánh dày, bánh chưng, hoa quả… cũng được bày biện để làm nên những mâm cỗ độc đáo.

Hàng năm cứ đến mỗi rằm tháng giêng và rằm tháng bảy âm lịch, người dân Hà Tĩnh lại tạo ra những con gà đứng, gà quỳ độc đáo và lạ mắt

Hàng năm cứ đến mỗi rằm tháng giêng và rằm tháng bảy âm lịch, người dân Hà Tĩnh lại tạo ra những con gà đứng, gà quỳ độc đáo và lạ mắt

Có mặt tại dòng họ Trần Doãn, Nguyễn Trọng, Trần Văn ở xã Bình An, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nhiều người không khỏi thích thú bởi những mâm cỗ trang trí bắt mắt, gà cúng được tạo nhiều thế lạ mắt, cầu kỳ.

Muốn làm được gà với đa kiểu dáng khác nhau như bay, quỳ, người làm phải cực kỳ cẩn thận, công phu trong việc chọn gà, mổ gà và uốn nắn tư thế để khi lên mâm cỗ có diện mạo hoành tráng.

Ai nấy không khỏi ngỡ ngàng vì vẻ độc đáo của những mâm cỗ cúng được chồng cao, gà cúng tạo thế cầu kỳ, lạ mắt

Ai nấy không khỏi ngỡ ngàng vì vẻ độc đáo của những mâm cỗ cúng được chồng cao, gà cúng tạo thế cầu kỳ, lạ mắt

Với kinh nghiệm 25 năm làm gà cúng trong họ, anh Trần Quốc Dũng (1972) ở xã Bình An, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh lý giải về cách tạo dáng khác nhau của gà: "Gà bay (gà đứng) thường xuất hiện nhiều vào rằm tháng giêng hơn là rằm tháng bảy âm lịch, vì gà đứng đầu năm thường bay đi kiếm lộc. Còn rằm tháng bảy ở miền Trung hay mưa bão nhiều, nên sẽ ưu tiên thế gà quỳ nhiều hơn. Ngoài ra, dáng gà còn phụ thuộc vào sở thích của từng người, làm gà quỳ sẽ dễ hơn làm gà đứng".

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Anh Trần Quốc Dũng đã có kinh nghiệm hơn 25 năm làm gà đứng, gà quỳ

Anh Trần Quốc Dũng đã có kinh nghiệm hơn 25 năm làm gà đứng, gà quỳ

“Cả năm được rằm tháng bảy, cả thảy được rằm tháng giêng”, câu tục ngữ được lưu truyền từ thời cha ông cho đến ngày nay

“Cả năm được rằm tháng bảy, cả thảy được rằm tháng giêng”, câu tục ngữ được lưu truyền từ thời cha ông cho đến ngày nay

Gà trước khi trưng bày trên mâm cỗ phải được chọn lựa với cân nặng đủ lớn, đẹp mã và tạo thế kỳ công, kỹ thuật cao. Hoàn thành được một con gà thế đứng, quỳ phải mất khoảng 3, 4 tiếng đồng hồ mà không phải ai cũng làm được.

Theo chia sẻ của những người có thâm niên làm gà cúng tại xã Bình An, gà được chọn làm cỗ phải được lựa chọn rất kỹ càng. Gà được tìm mua khắp các địa phương trong tỉnh, thậm chí phải đặt tận Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng... trước cả tháng trời, gà tầm trọng lượng khoảng 4-6kg mới đẹp mã.

Gà quỳ

Gà quỳ

Để

Để "gà đứng" được trên các mâm cỗ, người ta có thể dùng những chiếc đinh dài đâm xuyên vào chân con gà để có thể đứng vững

Chọn mua gà không phải dễ, phải là người thông thạo để nhìn con gà còn sống là biết được khi tạo thế có đẹp hay không. Khâu cắt tiết, vặt lông phải hết sức cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến da gà. Sau khi làm sạch, gà được tạo thế bay, quỳ, đứng… với sự hỗ trợ của dây thép, lạt giang. Khâu luộc gà và bày biện mâm cỗ cũng rất công phu.

Nếu làm gà, tạo thế gà đòi hỏi công phu và kỹ thuật cao thì trang trí, bày biện mâm cỗ phải yêu cầu khéo léo. Dưới bàn tay tỉ mỉ của người làm, gà được trang trí nhiều kiểu khác nhau như gà đứng trên mình rùa, gà đậu trên thân chuối, gà ngậm hoa… Cùng với gà, bánh chưng, bánh dày, hoa quả, cau trầu… cũng được dùng để trang trí nên những mâm cỗ nhiều tầng trang trọng, phong phú và mang tính nghệ thuật cao.

Empty
Với bàn tay khéo léo, không chỉ gà cúng được tạo hình theo các tư thế mới lạ, con cháu dòng họ còn nghĩ ra những cách bày biện rất độc đáo như gà ngậm hoa, gà đứng trên mình rùa, gà đậu cành đào, cành mai… khiến nhiều người trầm trồ

Với bàn tay khéo léo, không chỉ gà cúng được tạo hình theo các tư thế mới lạ, con cháu dòng họ còn nghĩ ra những cách bày biện rất độc đáo như gà ngậm hoa, gà đứng trên mình rùa, gà đậu cành đào, cành mai… khiến nhiều người trầm trồ

Dòng họ Trần Doãn, Nguyễn Trọng, Trần Văn là một trong số những dòng họ ở xã Bình An có phong tục làm cỗ "gà bay" vào các dịp lễ quan trọng như Tết, rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, khánh thành nhà thờ họ... Ngoài thể hiện sự tâm huyết, khéo léo và lòng thành kính dâng lên tổ tiên của con cháu, tục bày mâm cúng, chồng cỗ là một nét văn hóa đặc trưng của người dân Hà Tĩnh, là dịp để con cháu sum vầy, tụ họp đông đủ sau một năm đi làm ăn xa.

“Gà phục vụ làm cỗ phải được tuyển lựa kỹ càng. Việc chọn mua gà không phải dễ, phải là người thông thạo để nhìn con gà còn sống vẫn biết được khi tạo thế có đẹp hay không. Công đoạn cắt tiết, vặt lông phải hết sức cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến da, sắc tố của con gà", anh Trần Quốc Dũng cho biết.

Tạo được thế gà đứng trên mâm cỗ, ngoài các dụng cụ làm gà thông thường như dao, lưỡi dao cạo... phải trang bị thêm những chiếc đinh dài, nẹp tre và dây buộc để cố định thế gà mình mong muốn trước khi cho vào luộc. Ngoài khéo léo, người làm gà thế cũng cần có kinh nghiệm để tránh làm rách da gà, đặc biệt chú trọng khâu cắt tiết để gà luộc lên không bị thâm, đen, làm mất thẩm mỹ.

Empty
Cùng với gà, bánh chưng, bánh dày, hoa quả, cau trầu… cũng được dùng để trang trí nên những mâm cỗ nhiều tầng trang trọng, phong phú và mang tính nghệ thuật cao

Cùng với gà, bánh chưng, bánh dày, hoa quả, cau trầu… cũng được dùng để trang trí nên những mâm cỗ nhiều tầng trang trọng, phong phú và mang tính nghệ thuật cao

Nếu làm gà, tạo thế gà đòi hỏi công phu và kỹ thuật cao thì trang trí, bày biện mâm cỗ cũng khó không kém. Những người khéo tay, cẩn thận nhất sẽ được chọn để bày mâm cỗ, xếp tầng vật phẩm, trang trí ở từ đường.

Những mâm cỗ gà dâng cúng tổ tiên vào dịp rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành nét văn hóa đối với nhiều gia đình, dòng họ tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Nhiều năm qua, phong trào tạo ra những thế gà bay, gà quỳ, hay gà đứng ngậm hoa… được người dân nơi đây chú trọng.

Bài và ảnh: Phương Thảo
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES