Quốc gia đầu tiên cấm kem chống nắng

07/01/2020

Trong những nỗ lực bảo vệ môi trường sống của các rặng san hô, Cộng hòa Palau đã ban hành lệnh cấm các sản phẩm chống nắng chứa chất cấm từ 1/1/2020.

Vào ngày đầu năm mới 2020, một quốc gia có diện tích khiêm tốn ở Thái Bình Dương đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới ban hành lệnh cấm các sản phẩm kem chống nắng gây hại cho san hô và sinh vật biển. Đó chính là nước Cộng hòa Palau, một đảo quốc thuộc Tây Thái Bình Dương, nơi có quần đảo Rock nổi tiếng với 445 hòn đảo san hô và đá vôi lớn nhỏ.

Empty

Là một quốc đảo nhỏ bé nằm giữa Úc và Nhật Bản với khoảng 17.000 người dân, nhưng Palau có nền du lịch rất phát triển và nổi tiếng với các dịch vụ lặn biển ngắm rạn san hô. Việc ban hành luật cấm kem chống nắng này được coi là một động thái cứng rắn của chính quyền sở tại trong việc bảo vệ các rạn san hô đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Thực tế, Tổng thống Cộng hòa Palau - ông Tommy E. Remengesau đã ký một Đạo luật về Trách nhiệm trong Giáo dục và Du lịch từ tháng 11 năm 2018. Đạo luật này yêu cầu tất cả du khách đến Palau phải chung tay góp phần phát triển du lịch bền vững bằng việc không được sử dụng kem chống nắng có chất cấm theo quy định. Và Đạo luật đặc biệt này chính thực được áp dụng vào ngày 1/1/2020 vừa qua. Bất kỳ ai nhập khẩu hoặc bán kem chống nắng chứa những chất bị cấm đều phải đối mặt với mức phạt lên tới 1.000 USD, khách du lịch mang theo hành lý vào Palau sẽ bị tịch thu.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Oxybenzone trong kem chống nắng có thể làm hỏng DNA của san hô cũng như làm biến dạng và giết chết những san hô mới trưởng thành

Oxybenzone trong kem chống nắng có thể làm hỏng DNA của san hô cũng như làm biến dạng và giết chết những san hô mới trưởng thành

Cụ thể, tất cả các sản phẩm kem chống nắng dạng hấp thụ chứa một trong 10 thành phần: Oxybenzone, Ethyl paraben, Octinoxate, Parylen butyl, Octocrylene, Enzacamene, Paraben benzen, Triclosan, Methyl paraben và Phenoxyethanol đều bị cấm.

Hơn một chục bài báo khoa học đã chứng minh rằng “oxybenzone” có độc tính cao đối với sinh vật biển, đặc biệt là san hô. Oxybenzone có thể làm hỏng DNA của san hô cũng như làm biến dạng và giết chết những san hô mới trưởng thành. Oxybenzone cũng đã được ghi nhận có thể biến cá đực trưởng thành thành cá cái và gây ra các khiếm khuyết về phát triển. Oxybenzone gây độc cho tôm, nhím biển, các loài sinh vật có nắp (sò, trai) và đặc biệt độc đối với tảo biển. Tương tự, “triclosan” cực kỳ độc đối với tảo biển và ảnh hưởng đến sự phát triển của rùa biển non, cũng như có thể gây ra tẩy trắng san hô.

Ô nhiễm từ kem chống nắng làm giảm khả năng phục hồi của hệ sinh thái trước tình trạng biến đổi khí hậu.

Ô nhiễm từ kem chống nắng làm giảm khả năng phục hồi của hệ sinh thái trước tình trạng biến đổi khí hậu.

Nhìn chung, tất cả những chất này là những hóa chất gây ô nhiễm môi trường, rất độc hại với các sinh vật biển và hệ thống san hô. Ô nhiễm từ kem chống nắng còn làm giảm khả năng phục hồi của hệ sinh thái trước tình trạng biến đổi khí hậu. “Chúng ta phải tôn trọng môi trường vì đây là cái nôi của sự sống” - Tổng thống Palau nhấn mạnh.

Ô nhiễm kem chống nắng là một vấn đề lớn của phát triển du lịch bền vững. Để giải quyết mối đe dọa của ô nhiễm kem chống nắng, tiểu bang Hawaii đã ban hành luật cấm các loại kem chống nắng có chứa oxybenzone và octinoxate. Thành phố Bonaire của Hà Lan cũng có luật pháp tương tự đang chờ ngày áp dụng.

My Tống - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES