Rêu phong những ngôi làng Bắc Bộ

05/11/2020

Về với làng quê Bắc Bộ, thả mình trong không gian cổ kính, tận hưởng nhịp sống tĩnh tại, để thấy mấy trăm năm trôi qua như một giấc mộng ngắn ngủi, có những làng quê vẫn yên bình sau lớp bụi phủ thời gian.

Văn hóa làng là hồn cốt, là “cái gốc của văn hóa dân tộc”. Không chắc làng được hình thành từ khi nào, nhưng ngay từ tên gọi đã có thể khẳng định – “làng” là một thực thể xã hội thuần Việt, không thể bị trộn lẫn, cũng không thể bị phá bỏ suốt hàng ngàn năm qua.

Dù thời thế thay đổi, xã hội phát triển theo bất cứ chiều kích nào đi nữa, có một mạch ngầm vẫn luôn len lỏi hòa vào dòng chảy thời đại chung: mạch ngầm văn hóa làng quê. Mặc cho những “cuộc di dân” ồ ạt về thành phố mỗi ngày, có những ngôi làng Bắc Bộ vẫn bình yên sau những thăm trầm biến cải.

1. Đông Ngạc – Ngôi làng trong phố

Đông Ngạc có tên nôm là làng Vẽ hay Kẻ Vẽ, là một trong những ngôi làng cổ nhất Hà Nội. Người xưa vẫn truyền nhau: "Đất Kẻ Giàn, quan Kẻ Vẽ" để bày tỏ niềm tự hào về ngôi làng mà tất cả các tộc họ đều có người đỗ đại khoa.

Ảnh: Mai Lân

Ảnh: Mai Lân

Báo CNN từng viết về Đông Ngạc: một ngôi làng học giả ngàn năm tuổi nằm ngoài quá trình đô thị hóa 20 năm qua của Hà Nội. Những cánh cổng đá đánh dấu địa phận làng, những người bán hàng rong đội nón lá, những đứa trẻ vui đùa bên ngoài ngôi chùa Tư Khánh có niên đại từ thế kỉ 17, tất cả tạo nên nét nguyên bản, mộc mạc cho ngôi làng cổ xưa nằm ở ngoại ô thành phố.

Ngôi nhà cổ giữa làng Kẻ Vẽ. Ảnh: Mai Lân

Ngôi nhà cổ giữa làng Kẻ Vẽ. Ảnh: Mai Lân

Ngôi nhà cổ giữa làng Kẻ Vẽ. Ảnh: Mai Lân

Ngôi nhà cổ giữa làng Kẻ Vẽ. Ảnh: Mai Lân

Những căn nhà kết hợp kiến trúc truyền thống và hiện đại từ thời Pháp thuộc.

Những căn nhà kết hợp kiến trúc truyền thống và hiện đại từ thời Pháp thuộc.

Làng có gần 100 ngôi nhà cổ, trong đó ngôi nhà lâu đời nhất được xây dựng từ năm 1600. Những ngôi nhà rêu phong thu mình trong những con ngõ nhỏ, đã từng có một thời là biểu tượng kiến trúc kết hợp Á-Âu đầy hiện đại.

Địa chỉ: phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

2. Đường Lâm – Cổ trấn bị lãng quên

Đường Lâm được biết tới là mảnh đất hai vua, nơi sinh ra Phùng Hưng và Ngô Quyền. Đây cũng là ngôi làng hiếm hoi ở Hà Nội còn giữ lại được hệ thống cảnh quan làng quê vùng châu thổ sông Hồng đặc trưng: cây đa, bến nước, sân đình, những con ngõ nhỏ ngoằn ngoèo xếp hình xương cá.

Xét về quy mô kiến trúc, Đường Lâm chỉ đứng sau Phố cổ Hội An và Phố cổ Hà Nội. Biểu tượng của làng Đường Lâm là đình Mông Phụ gần 400 năm tuổi mang dấu ấn kiến trúc Việt-Mường, cổng làng được xây dựng theo kiểu “thượng gia hạ môn” (tức dưới là cổng, trên là nhà) và hơn 900 ngôi nhà cổ đá ong quy tụ.

Làng Đường Lâm là điểm du lịch thu phí, du khách phải gửi xe và mua vé ở cổng. Giá vé: 20.000/ người.

Làng Đường Lâm là điểm du lịch thu phí, du khách phải gửi xe và mua vé ở cổng. Giá vé: 20.000/ người.

Nhà Đại Bái.

Nhà Đại Bái.

Nhiều người tìm về với Đường Lâm đôi khi chỉ để thưởng thức một bữa cơm quê đậm hồn Bắc Việt, với những món ăn đạm bạc quện trong chén tương nếp đượm nồng. Mùi của tương xộc lên mũi, thức tỉnh cả một “thời xa vắng”.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Nghề làm tương truyền thống.

Nghề làm tương truyền thống.

Gọi là “Cổ trấn bị lãng quên”, nhưng làng chỉ cách Hà Nội 50 km, là điểm tham quan hút khách du lịch trong nước và quốc tế, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 2006.

Địa chỉ: thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

Lưu ý: Tới Đường Lâm, du khách có thể liên hệ trước và đăng kí ăn cơm với những người dân trong làng.

3. Thổ Hà – Hòn đảo giữa sông Cầu

Tên gọi “Thổ Hà”, có lẽ bởi vị trí của làng độc đáo ba mặt giáp sông Cầu, một mặt giáp đồi núi. Người dân ra vào làng phải đi qua đò, cách một mặt sông, như tách biệt với cả thể giới ồn ã. Bởi thế, nên nhà ở Thổ Hà phải xây cao với nhiều bậc thềm nối tiếp để ứng biến mỗi mùa nước nổi trên sông.

Một bến phà nhỏ trong làng Thổ Hà.

Một bến phà nhỏ trong làng Thổ Hà.

Thổ Hà là cái nôi của nghề gốm sứ. Nghề gốm Thổ Hà truyền thống trước khi biến mất đã từng tồn tại và hưng thịnh trong 600 năm, trở thành nghề chính nuôi sống tất thảy người dân trong làng. Dấu tích về một thời vàng son của nghề gốm Thổ Hà vẫn lưu lại trong từng con ngõ nhỏ, với những bức tường không trát vữa, chỉ có gạch và ngói nung, tiểu sành, gốm vỡ xếp chồng lên nhau tạo thành một bức tranh sơn dầu màu đỏ quạch, men nâu.

"Bức tường gạch cũ" - Nơi lưu giữ kí ức và chuyển giao lịch sử của người Thổ Hà, cũng là nguồn cảm hứng nghệ thuật để những nghệ sĩ tìm tới nơi đây.

"Bức tường gạch cũ" - Nơi lưu giữ kí ức và chuyển giao lịch sử của người Thổ Hà.

Ngoài gốm sứ, Thổ Hà còn nổi tiếng với nghề làm bánh đa nem. Tới làng vào những ngày trời quang, sẽ thấy khắp sân đình, bãi sông là những tấm phiên bánh tráng được xếp gọn gàng, phơi khô.

Sân đình, ngõ xóm là nơi người dân phơi bánh đa những ngày có nắng.

Sân đình, ngõ xóm là nơi người dân phơi bánh đa những ngày có nắng.

Ảnh: Quý Nguyễn

Ảnh: Quý Nguyễn

Empty

Địa chỉ: xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

4. Làng Nôm – báu vật trăm năm

Làng Nôm là nơi du khách có thể tìm thấy nguyên vẹn nét văn hóa chợ quê của người Việt. Trước đây, chợ Nôm là khu chợ sầm uất nhất vùng Văn Lâm. Sau 200 năm, chợ vẫn giản dị không bê tông cốt thép.

Làng Nôm một chiều mưa. Ảnh: Vương Quốc Cường

Làng Nôm một chiều mưa. Ảnh: Vương Quốc Cường

Empty
Empty
Những căn nhà cổ trong làng...

Những căn nhà cổ trong làng...

Làng Nôm có hai công trình kiến trúc đặc biệt không thấy ở bất cứ một ngôi làng Bắc Bộ nào khác: đó là cổng làng và chiếc cầu Nôm. Cổng làng Nôm xây theo kiểu bát trụ, loại cổng xưa kia chỉ dành cho hoàng thân quốc thích. Không một ai trong làng, kể cả các vị cao niên, biết rõ lịch sử của cánh cổng. Họ chỉ ước chừng rằng, cánh cổng làng có tuổi đời hơn 200 năm. Công trình thứ hai là chiếc cầu Nôm chín nhịp, nối đường làng tới chợ Nôm. Hai bên thành cầu có những mỏm đá nhô ra hình đầu rồng được chạm khắc tinh xảo, bởi thế nên chiếc cầu còn được gọi là cầu chín đầu rồng. Từ hệ thống kiến trúc còn sót lại có thể thấy, việc buôn bán xưa của làng Nôm cực kì phát triển, nên đời sống có phần phồn hoa hơn nhiều làng quê Bắc Bộ khác, xứng danh "Tràng An đất Bắc".

Empty
Empty
Ngoài cầu  Nôm và cổng làng, chùa Nôm cũng là một điểm tham quan hoài cổ và bình yên khi tới phố Hiến.

Ngoài cầu Nôm và cổng làng, chùa Nôm cũng là một điểm tham quan hoài cổ và bình yên khi tới phố Hiến.

Bên trong ngôi cổ tự làng Nôm.

Bên trong ngôi cổ tự làng Nôm.

Làng Nôm bình yên, thậm chí bình yên đến buồn chán đối với những ai không quen, không hiểu cho cái nhịp sống nề nếp, gia phong của một ngôi làng cổ phố Hiến duy nhất còn sót lại.

Địa chỉ: xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

5. Thủ Sỹ - Nghề đan đó vẫn còn đó

Những chiếc đó làm từ tre, nứa từng là ngư cụ truyền thống của người dân Bắc Bộ để đánh bắt cá, tôm. Khi những thửa ruộng nhường chỗ cho đường sá, nghề làm đó cũng dần mai một. Phải về tới Hưng Yên, thăm làng nghề Thủ Sỹ, ta mới tận mắt thấy được một phần đời sống lao động nông thôn thế kỉ 20 hiện lên nguyên vẹn.

Ảnh: Du Sầu

Ảnh: Du Sầu

Ảnh: Du Sầu

Ảnh: Du Sầu

Ảnh: Du Sầu

Ảnh: Du Sầu

Qua những con đường làng quanh co, những đụn rơm vàng, những ngôi nhà ngói cổ hay cánh đồng cải bát ngát, đâu đâu du khách cũng trông thấy bó đó, rọ của người dân được đem phơi. Ở Thủ Sỹ, người già trẻ nhỏ cùng đan đó. Những đứa trẻ nhộn nhịp phơi nan, bện đó như một phần của cuộc sống.

Ảnh: Khôi Minh

Ảnh: Khôi Minh

Đan đó góp một phần vào thu nhập của người dân Thủ Sỹ. Dân làng trước thường gánh bộ, giờ thì đạp xe gửi đó đi các vùng chiêm trũng Hải Dương, Hải Phòng. Một chiếc đó trắng thành phẩm được bán khoảng 20.000 - 25.000 VNĐ, còn đó hun khói có màu nâu cánh gián được bán khoảng 30.000 - 40.000 VNĐ.

Những bức ảnh xe đạp chở đó của Việt Nam từng được National Geographic bình chọn là một trong những bức ảnh du lịch đẹp nhất thế giới 2015. Để chằng được một chiếc xe chở đó như vậy thường mất khoảng hai giờ đồng hồ. Ảnh: Nguyễn Đình Thành

Những bức ảnh xe đạp chở đó của Việt Nam từng được National Geographic bình chọn là một trong những bức ảnh du lịch đẹp nhất thế giới 2015. Để chằng được một chiếc xe chở đó như vậy thường mất khoảng hai giờ đồng hồ. Ảnh: Nguyễn Đình Thành

Địa chỉ: xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Nếu một ngày cần một khoảng lặng, muốn tìm về với những giá trị bình yên và dung dị nhất, hãy "về làng". Bước qua cánh cổng làng sừng sững, cũng là bước vào một dòng thời gian khác: chầm chậm và khôi nguyên.

Giang Tống
RELATED ARTICLES