Rộn ràng chợ tình vùng cao

22/05/2014

Các phiên chợ tình luôn được coi là nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Đây không chỉ là ngày hội mua vui, hẹn hò mà còn thể hiện sự trân trọng tình yêu đôi lứa, Dưới đây là những phiên chợ tình nổi tiếng nhất ở nước ta.

1. Chợ tình Khau Vai - Hà Giang

 Chợ tinh Khau Vai thường tổ chức mỗi năm một lần vào ngày 27/3 âm lịch hàng năm, tại xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là một trong những chợ tình nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Phiên chợ này bắt nguồn từ một câu chuyện tình yêu đầy ngang trái của môt đôi nam nữ yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Họ hẹn nhau mỗi năm chỉ gặp nhau vào duy môt ngày duy nhất là ngày 27/3 để cùng ôn lai tình yêu một thời, từ đó chợ tình Khau Vai ra đời.

Chợ tình Khau Vai mỗi năm chỉ họp một lần nhưng phiên chợ Khâu Vai thì họp năm ngày một phiên để phục vụ nhu cầu của đồng bào các dân tộc nơi đây. Chợ tình họp từ chập tối đến sáng ngày hôm sau là tan. Từ chiều tối ngày 26/3, người ta đã ríu rít rủ nhau xuống chợ. Họ đến đây không phải để mua bán mà là để tìm lại người yêu cũ, hàn huyên đôi câu chuyện trước khi chia tay nhau về với gia đình riêng của mình.

2. Chợ tình Châu Mộc, Môc Châu - Sơn La

 Chợ tình Châu Mộc vào ngày 1-9 dương lịch hàng năm, đây cũng là ngày tết độc lập của người Mông. Chợ tình Châu Môc chỉ họp vào một lần duy nhất trong năm, đây là dip tụ họp của người Mông khắp mọi miền từ  Việt Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An và cả người Mông bên nước bạn Lào cũng về vui Tết với người Mông Mộc Châu.

 

Vào dip chợ tinh, những sắc màu thổ cẩm rưc rỡ sẽ nhuộm khắp các cung đường với những cô gái Mông xúng xính váy xòe. Trang phục của ho chia làm nhiều dòng như Mông Đu (đen), Mông Si (đỏ), Mông Lềnh (hoa), Mông Súa (Mông Mán)... Các sắc áo váy sặc sỡ hòa trộn vào nhau như một rừng hoa.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Người ta đến đây không phải để mua và bán, mà để hò hẹn, trao gửi tình cảm, thể hiện những cử chỉ yêu đương. Sau chợ tình, có nhiều đôi sẽ nên vợ nên chồng những cũng có người vẫn cô đơn hẹn đến mua chợ sau.

 3. Chợ tình Sapa

Không giống như hai phiên chợ tình trên, chỉ họp một năm một lần, chợ tình Sa Pa họp vào mỗi chủ nhật hàng tuần. Đây là là một nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Mông, Dao ở vùng cao Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nước ta nói chung từ xa xưa. 

 

Các bản làng dân tộc cách thị trấn Sapa khá xa, người ta thường phải khởi hành vào ngày thứ 7 để có thể dự chợ vào chu nhật, thế nên tối thứ 7 là thời đểm vui tươi và náo nhiệt nhất.

4. Chợ tình Háng Pò – Lạng Sơn

 Chợ tình Háng Pò, thuộc Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn họp năm một phiên vào mùng 2 tháng 4. Chợ tình Háng Pò, thu hút nam thanh nữ tú Dao, Tày, Nùng (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang), những vùng giáp ranh đến để hát giao duyên, tìm bạn tình với ước mong kén vợ, chọn chồng.

Khu chợ này cũng không quá đặt nặng việc buôn bán lời lãi, người ta chỉ đến đây chỉ để tham gia hát Sli đối đáp, cố tìm được người tâm đầu ý hợp để rước về nhà.

  5. Chợ tình miền Tây xứ Nghệ

 Chợ tình miền Tây xứ nghệ được tổ chức tại xã Huổi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, chợ chia làm 2 phiên, tổ chức tại 2 địa điểm khác nhau, phiên đầu tháng tổ chức tại Huổi Đun, phiên cuối tháng tổ chức tạo bản Mường Lống.

Tham gia chợ tình này là đồng bào Mông, Thái, họ đến trao đổi hàng hóa là phụ nhưng chọn bạn tình, tìm người hẹn hò là chính. Chợ chỉ họp buổi sáng là đông, buổi chiều tan dần, ai đã thành đôi thành lứa thì về cùng nhau ca hát rộn ràng, ai vẫn chưa tìm được thì độc bước ra về, khắc khoải chờ đợi phiên chợ sau.

RELATED ARTICLES