Rực rỡ sắc màu văn hóa người H'Mông tại làng dệt lanh Lùng Tám

10/10/2023

"Chỉ có mặc vải lanh, mình mới không bị lạc tổ tiên", đây được xem như câu nói quen thuộc của người dân sống tại làng dệt thổ cẩm Lùng Tám. Qua bao nhiêu đời, các sản phẩm dệt vải của người H'Mông đều được làm bằng sợi vải lanh. Do là nguyên liệu tự nhiên nên khi mặc trang phục được làm từ vải lanh đem lại cảm giác thoải mái và giữ được độ bền đẹp.

Lùng Tám là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc H’Mông. Ngôi làng cách trung tâm TP. Hà Giang khoảng 50 km, nằm nép mình bên dưới núi đôi Quản Bạ. Du khách đến làng dệt thổ cẩm Lùng Tám sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh người dân tất bật trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, hình ảnh người phụ nữ H’Mông ngồi trước khung cửi khéo léo làm nên những tấm vải đẹp hay sản phẩm thổ cẩm độc đáo.

Lùng Tám là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc H’Mông.

Lùng Tám là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc H’Mông.

Dệt lanh là nghề thủ công có từ lâu đời và được truyền qua nhiều thế hệ.

Dệt lanh là nghề thủ công có từ lâu đời và được truyền qua nhiều thế hệ.

Có dịp ghé thăm Lùng Tám và tìm hiểu về nghề se lanh dệt vải, anh Đổng Nhật Huy (sinh năm 1991, TP. Vũng Tàu) chia sẻ: “Trong chuyến đi công tác Tây Bắc với đoàn làm phim HTV để thực hiện một chương trình trải nghiệm về văn hoá và ẩm thực, mình được đến ngôi làng Lùng Tám nổi tiếng với nghề se lanh, dệt lanh thành những sản phẩm để giới thiệu với tất cả bạn bè trong nước và quốc tế”.

Theo người dân địa phương, dệt lanh là nghề thủ công có từ lâu đời và được truyền qua nhiều thế hệ. Công việc này vừa giúp nâng cao thêm thu nhập vừa lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc. Nguyên liệu chính được lấy từ những cây lanh do người dân trong bản hoặc vùng xung quanh trồng. Người phụ nữ H’Mông khi đến độ trưởng thành cũng có những mảnh nương riêng để trồng lanh.

Công việc này vừa giúp nâng cao thêm thu nhập vừa lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc.

Công việc này vừa giúp nâng cao thêm thu nhập vừa lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc.

Đặc sắc những công đoạn cầu kỳ của nghề dệt lanh

Trong chuyến đi, anh Nhật Huy có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều công đoạn để làm ra được tấm vải lanh của người H’Mông. Đầu tiên là phải khéo léo tước cây lanh lấy vỏ. Những bó vỏ lanh được cuộn chặt rồi cho vào cối giã cho bong hết bột chỉ còn trơ lại sợi dai. Những bó sợi lanh được xe và cuộn lại thành những con sợi lớn.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Qua vài lần luộc nước tro bếp và một lần luộc nước sáp ong, sợi lanh đã trắng và mềm hơn, những người phụ nữ H’Mông bắt đầu ngồi vào khung dệt của mình. Việc se sợi được làm mọi lúc mọi nơi trong thời gian nhàn rỗi nên phụ nữ hoặc các bé gái người H’Mông luôn mang theo sợi lanh bên mình. Để se sợi chắc hơn, người H’Mông chế một dụng cụ phối hợp nhịp chân và tay, cùng lúc se được nhiều sợi lanh. Tấm vải được dệt xong còn phải giặt lại nhiều lần cho thật trắng.

Hình ảnh người phụ nữ H’Mông ngồi trước khung cửi khéo léo làm nên những tấm vải đẹp hay sản phẩm thổ cẩm độc đáo.

Hình ảnh người phụ nữ H’Mông ngồi trước khung cửi khéo léo làm nên những tấm vải đẹp hay sản phẩm thổ cẩm độc đáo.

Tấm vải lanh sau khi dệt sẽ được đem đi nhuộm màu. Ngoài màu chàm đen là chủ đạo, người H’Mông còn nhuộm những màu khác như đỏ, vàng, xanh sẫm… Tất cả các màu dùng để nhuộm đều được chiết từ lá cây rừng, không có hóa chất công nghiệp.

Theo anh Nhật Huy, một trong những điều đặc biệt tạo nên thương hiệu tấm thổ cẩm lanh của người H’Mông ở Lùng Tám chính là việc tạo nên hoa văn, họa tiết bằng kỹ thuật thêu đắp vải màu và vẽ hoa văn sáp ong độc đáo. Các hoạ tiết trên sản phẩm có hình tượng trưng cho tình bạn hoặc sức khỏe. Người H’Mông sáng tạo ra việc dùng sáp ong để vẽ trên vải trắng theo những khối hình thoi hoặc hình vuông, đối xứng nhau giúp cho hoa văn trên tấm vải được bền hơn.

Điều đặc biệt tạo nên thương hiệu tấm thổ cẩm lanh của người H’Mông ở Lùng Tám chính là việc tạo nên hoa văn, họa tiết bằng kỹ thuật thêu đắp vải màu và vẽ hoa văn sáp ong độc đáo.

Điều đặc biệt tạo nên thương hiệu tấm thổ cẩm lanh của người H’Mông ở Lùng Tám chính là việc tạo nên hoa văn, họa tiết bằng kỹ thuật thêu đắp vải màu và vẽ hoa văn sáp ong độc đáo.

Người H’Mông sáng tạo ra việc dùng sáp ong để vẽ trên vải trắng theo những khối hình thoi hoặc hình vuông, đối xứng nhau giúp cho hoa văn trên tấm vải được bền hơn.

Người H’Mông sáng tạo ra việc dùng sáp ong để vẽ trên vải trắng theo những khối hình thoi hoặc hình vuông, đối xứng nhau giúp cho hoa văn trên tấm vải được bền hơn.

Với bàn tay khéo léo của bà con người H’Mông, nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã đã được tạo ra như quần, áo, khăn, ví, túi xách… Không chỉ phục vụ cho đời sống, nhiều sản phẩm còn được sử dụng trong quán xá và khách sạn.

Ý nghĩa đằng sau nghề dệt lanh

Người dân H’Mông ưu tiên chọn dệt lanh thay vì dệt bông vì họ cho rằng sợi lanh bền và chắc hơn. Đối với quan niệm tâm linh, họ tin rằng vải lanh chính là chiếc cầu nối giữa con người và thế giới bên kia. Theo người dân nơi đây, khi một người sang thế giới bên kia mà không có một bộ quần áo lanh thì cả làng và dòng họ sẽ không làm ma cho, người chết sẽ không tìm được đường về với tổ tiên và tổ tiên cũng không tìm được người chết. Những người cao tuổi cũng tin rằng các sợi lanh chỉ đường cho người đã khuất về với tổ tiên, đầu thai làm người.

Người dân H’Mông ưu tiên chọn dệt lanh thay vì dệt bông vì họ cho rằng sợi lanh bền và chắc hơn.

Người dân H’Mông ưu tiên chọn dệt lanh thay vì dệt bông vì họ cho rằng sợi lanh bền và chắc hơn.

Phụ nữ H’Mông ai cũng phải biết dệt vải lanh từ nhỏ. Dệt vải lanh biểu hiện cho sự chăm chỉ, khéo léo, đây cũng là những tiêu chí để đánh giá phẩm hạnh tốt đẹp của người phụ nữ. Chỉ khi có thể tự tay may được bộ trang phục thổ cẩm hoàn chỉnh, khi đó mới được xem là người trưởng thành. Trước khi gả đi, người con gái H’Mông sẽ được mẹ ruột dệt cho một bộ vải lanh. Sau khi về nhà chồng, con dâu sẽ biếu cho mẹ chồng một bộ quần áo bằng vải lanh do tự tay mình làm ra.

Phụ nữ H’Mông ai cũng phải biết dệt vải lanh từ nhỏ.

Phụ nữ H’Mông ai cũng phải biết dệt vải lanh từ nhỏ.

Phương Mai - Nguồn: Ảnh: Đổng Nhật Huy
RELATED ARTICLES