Sau sinh, bà bầu Việt tại các quốc gia trên thế giới ăn món gì?

26/08/2022

Thậm chí có người còn đùa rằng mong được đi đẻ chỉ để ăn cơm bệnh viện

Mâm cơm sau khi trải qua kỳ sinh nở đầy vất vả và khó khăn luôn là thứ được các bà bầu cũng như người thân của họ chú ý, chăm chút. Chuyện ăn uống của các bà bầu ở hải ngoại cũng rất quan trọng nhưng đôi khi không có được những món ăn thân quen như ý. Người phụ nữ ở Nhật đôi khi dùng bữa đầy đủ, nhưng cũng có người ở Đức chỉ ăn đồ nguội... Cùng Travellive tìm hiểu văn hóa ăn uống của các quốc gia khác nhau qua mâm cơm này nhé.

Một phòng bệnh ở Nhật nơi sản phụ nghỉ ngơi sau cơn vượt cạn thiêng liêng.

Một phòng bệnh ở Nhật nơi sản phụ nghỉ ngơi sau cơn vượt cạn thiêng liêng.

Nhật Bản - bữa cơm hài hòa, "bổ mẹ bổ con"

Nhật Bản là một quốc đảo có nền ẩm thực vô cùng đặc sắc. Với lợi thế bốn bề là biển, người Nhật đã phát triển văn hóa đánh bắt và thưởng thức các loại tôm, cá, sò đỏ… và nâng tầm chúng thành những bữa tiệc sashimi, sushi cao cấp. Đây cũng là quốc gia có nhiều nhà hàng có sao Michelin nhất thế giới dù ngôi sao danh giá này không hề bắt nguồn từ châu Á. Có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của ẩm thực Nhật Bản.

Một mâm cơm bệnh viện tại Nhật Bản theo phong cách hiện đại với bánh mì, xa - lát nhưng không thể thiếu trứng cuộn truyền thống.

Một mâm cơm bệnh viện tại Nhật Bản theo phong cách hiện đại với bánh mì, xa - lát nhưng không thể thiếu trứng cuộn truyền thống.

Với mâm cơm sau sinh, người Nhật chú trọng tính bổ dưỡng, hài hòa và ngon miệng ngon mắt. Trò chuyện với Nhiêu Trang (33 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản), phóng viên Travellive biết thêm được nhiều điều thú vị: “Không khác gì các bữa ăn hàng ngày, phần cơm trong bệnh viện cũng được chăm chút kỹ lưỡng, được các chuyên gia dinh dưỡng riêng của từng bệnh viện lên thực đơn mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Những phần cơm ấy sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân, giúp họ mau hồi phục sức khoẻ”.

Một bữa cơm sau sinh đậm nét Nhật Bản với mì soba và tempura.

Một bữa cơm sau sinh đậm nét Nhật Bản với mì soba và tempura.

“Mỗi ngày trông ngóng đến giờ được các nhân viên trong nhà bếp bưng bê mâm cơm đến phòng, cứ như em bé chờ mẹ đi chợ về mang theo vài cái kẹo bánh. Thậm chí có người còn đùa rằng mong được đi đẻ chỉ để ăn cơm bệnh viện.” - Nhiêu Trang chia sẻ.

Bữa sáng không thể thiếu các món rau tươi nhiều vitamins và chất xơ.

Bữa sáng không thể thiếu các món rau tươi nhiều vitamins và chất xơ.

Một điểm đặc trưng nữa trong các món ăn sau sinh của người Nhật là họ sẽ không kiêng cữ hay loại trừ quá nhiều thực phẩm ra khỏi bữa ăn. Bữa cơm trong bệnh viện khi sinh ở Nhật hầu như không kiêng cữ bất cứ món gì. Có những món khi ở cữ bên Việt Nam thường sẽ kiêng ăn như bắp cải, măng, đồ lạnh, đồ chua, đồ hải sản… thì tại đây họ cho ăn tất tần tật, mùa nào thức nấy.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Một bữa cơm truyền thống dành cho các sản phụ tại Nhật Bản với đầy đủ các món cơm, canh, thịt cá.

Một bữa cơm truyền thống dành cho các sản phụ tại Nhật Bản với đầy đủ các món cơm, canh, thịt cá.

Áo - đồ ăn giao thoa giữa Ý và Thổ Nhĩ Kỳ

Đến với Áo, một quốc gia có nền ẩm thực đặc trưng châu Âu với bánh mì và các món hầm sẽ có mâm cơm sau sinh như thế nào? Cùng nghe Hồng Nhung (32 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại Áo) tâm sự về mâm cơm bà bầu vô cùng bổ dưỡng: “Mình cũng có bữa cơm viện ở Áo, sinh xong chẳng kiêng gì, đồ ăn đủ chất và chủ yếu nấu mềm”.

Các món ăn dành cho sản phụ được nấu mềm để giúp họ dễ ăn sau cơn sinh nở đầy mệt mỏi.

Các món ăn dành cho sản phụ được nấu mềm để giúp họ dễ ăn sau cơn sinh nở đầy mệt mỏi.

Tuy nhiên, một người xa quê như Hồng Nhung cũng có lúc nhớ nhà dù đồ ăn Áo có thơm ngon đến đâu: “Nhưng ăn mấy bữa thì chán và nhớ cơm nhà chồng nấu”.

Các món ăn đa dạng qua từng bữa cơm.

Các món ăn đa dạng qua từng bữa cơm.

Được biết, tại Áo, các dịch vụ này được bảo hiểm chi trả hoàn toàn và các món ăn hàng ngày sẽ thoải mái để các bà bầu chọn lựa như gọi món tại nhà hàng và thậm chí là có cả thực đơn cho người ăn chay. Cô chia sẻ mỗi ngày phải uống hết 04 lít nước trà. Có lẽ, các bà bầu rất cần bổ sung nước sau sinh. Trò chuyện thêm với Hồng Nhung, cô tâm sự: “Đồ ăn thường được hầm mềm, thường có khoai tây hoặc mỳ, có sự giao thoa giữa món Ý và Thổ Nhĩ Kỳ nhưng tỷ lệ rau ít hơn món Việt”.

Bữa sáng với nhiều dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Bữa sáng với nhiều dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Theo như Hồng Nhung nói, các món ăn ở đây đa số liên quan tới các nguyên liệu như sữa, kem, bơ, phô mai và món tráng miệng quá ngọt so với khẩu vị bình thường.

Đức - chỉ toàn món nguội

Tiếp tục trò chuyện với hai cô gái Việt Nam hiện đang sinh sống tại nước Đức, phóng viên Travellive phần nào hiểu được nỗi nhớ món ăn quê nhà của những người con xa xứ. Ngọc Hà (hiện đang sống tại Đức) chia sẻ: “Các món ăn tại Đức hơi khó ăn so với một người quen ăn đồ châu Á như mình”.

Các món ăn dành cho bà bầu tại nước Đức thường có bánh mì làm nguyên liệu chủ yếu được ăn kèm với quả oliu, thịt nguội...

Các món ăn dành cho bà bầu tại nước Đức thường có bánh mì làm nguyên liệu chủ yếu được ăn kèm với quả oliu, thịt nguội...

Cô chia sẻ các bữa ăn sau sinh phần lớn là đồ ăn theo kiểu Mỹ và nhiều đồ ăn chay, nhiều các món đậu và thịt nguội. Ngọc Hà bộc bạch: “Các món ăn không hấp dẫn nhưng bù lại phòng ốc tiện nghi và thái độ phục vụ của y tá rất tuyệt vời. Trà sữa và nước luôn được phục vụ cả ngày”.

Một khẩu phần

Một khẩu phần "ít ỏi" hơn.

Còn với Sheena (người Việt sống tại Đức), các món ăn có vẻ không quá đầy đặn và khiến cô hơi tụt cảm xúc khi đến bữa cơm.

Mâm cơm sau sinh tại Đức đôi khi khiến cho các sản phụ Việt Nam rất... nhớ cơm nhà.

Mâm cơm sau sinh tại Đức đôi khi khiến cho các sản phụ Việt Nam rất... nhớ cơm nhà.

Có thể thấy tuy cùng là châu Âu nhưng món ăn giữa các quốc gia cũng có phần khác. Nếu như người Áo thiên về ẩm thực truyền thống với các món hầm công phu hoặc sử dụng nhiều nguyên liệu là chế phẩm từ sữa (dairy) thì Đức lại hiện đại và giản tiện hơn với phong cách ăn theo lối Mỹ. Với mâm cơm tại Đức, chỉ vỏn vẹn vài lát bánh mì, thịt nguội và phô mai chứ không có nhiều món xúp hay đồ hầm.

Mong rằng với bài viết trên, quý độc giả có thể có nhiều góc nhìn về sự đa dạng văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia. Những người phụ nữ sau quá trình sinh nở đã rất vất vả, những người thân xung quanh luôn cần quan tâm, thấu hiểu và chăm sóc để có sức khỏe luôn tốt nhất cho mẹ và con.

Hà Chuu - Nguồn: Nhân vật cung cấp
RELATED ARTICLES